Hơn thế nữa, thật là một nhiệm vụ khó khăn để giúp mọi người nhận thức được những việc làm gây hại đến thiên nhiên trong lối sống hiện tại. Một trong những vấn đề nghiêm trọng mà thiên nhiên phải đối mặt đó là việc sử dụng đồ nhựa. Nhựa là vật liệu linh hoạt và kỳ diệu nhất, là sản phẩm của sự phát triển ngoạn mục trong khoa học công nghệ polymer. Thật khó để tìm thấy một nơi mà đời sống con người không sử dụng đồ nhựa. Nó bao gồm bịch ni lông đến các cơ quan nhân tạo.
Chúng ta đã đi đến một tình trạng mà con người không thể tồn tại mà không sử dụng nhựa. Đồng thời, chúng ta không thể làm ngơ những vấn đề được tạo ra bởi rác thải nhựa. Việc quản lý rác thải nhựa trở thành vấn đề quốc tế.
Nhựa là một kẻ giết người thầm lặng phá hủy nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự trong lành của trái đất. Nhựa tích tụ lại trong trái đất mà không bao giờ phân hủy và trở thành thành vật cản của các luồng không khí tự do lưu chuyển trong đất. Hàng tấn rác thải nhựa đổ xuống biển làm hủy hoại sự đa dạng của sinh vật biển. Các dòng sông và nguồn nước của trái đất bị ô nhiễm nặng vì nhựa. Đốt cháy nhựa là nguyên nhân của nhiều loại ung thư và bệnh phổi. Vì vậy, sự hủy hoại mà nhựa gây ra cho mẹ trái đất của chúng ta là vô kể. Ấn Độ đứng thứ 3 trong việc sử dụng nhựa. 40 triệu tấn nhựa được sử dụng mỗi năm ở Ấn Độ. 50% trong số đó chỉ sử dụng một lần và bị ném vào rác thải.
Ở Kerala, một gia đình dùng 47 túi nhựa mỗi tháng. 50.000 tấn rác nhựa bị ném ra đường mỗi năm. Nhận ra được những nguy hại do rác nhựa gây ra, một bước đi sáng tạo được một tờ báo hang đầu ở Kerala thực hiện. Một chương trình dành cho sinh viên mang tên “Dự án nhựa Tình Yêu” được A.P.J Abdul Kalam giới thiệu, ông là cựu tổng thống của Ấn Độ. Chương trình này được đưa ra 8 năm về trước trong một trường học ở Kerala để mang lại nhận thức cho giới trẻ về sự tàn phá mà nhựa gây ra cho trái đất. Phương châm của cuộc mạo hiểm này là “Giảm bớt, Tái sử dụng và Tái chế nhựa”.
Sinh viên chỉ đơn giản được yêu cầu giảm thiểu việc sử dụng nhựa trong đời sống hằng ngày của họ: ví dụ, sử dụng bình nước, hộp ăn trưa bằng thép, không ăn bánh kẹo vào ngày sinh nhật nhưng thay vào đó là tặng một cuốn sách cho thư viện, nhặt các giấy nhựa từ môi trường xung quanh…
Sr. Shija Jacob, fmm đã khởi xướng chương trình “Dự án nhựa Tình yêu” trong trường Nữ Trung học St. Helen, đó là trường của FMM ở Lourdepuram, Kerala. Chị đi đầu trong dự án này với sức sống và nhiệt huyết lớn lao để bảo đảm tất cả các nhân viên và học sinh đều tham gia vào chiến dịch này. Chị phát túi vải cho tất cả các lớp để thu lượm và phân loại giấy và nhựa. Đến cuối tuần, đồ nhựa được rửa sạch, phơi khô, đóng gói và được gửi đi để tái chế.
Sơ Shija mở rộng hoạt động của mình đến các ngôi làng với sự giúp đỡ của học sinh. Chị đến các gia đình và các quầy hàng để giúp họ nhận thức về hậu quả tệ hại của nhựa cũng như thu gom nhựa đã sử dụng. Rất mệt để làm sạch những đồ nhựa này và sau đó gửi đi tái chế. Mỗi tháng có xe tải về Shanthigram (Một tổ chức dựa trên các giá trị của Mahatma Gandhi) để thu gom nhựa sạch. Có tới 800 bao tải nhựa được đem đi tái chế mỗi năm. Nhựa tái chế được sử dụng để xây dựng các trụ cột, gạch ngói có khóa và để làm đường nhựa.
Người dân địa phương giờ đây đã nhận thức được những gì Sr. Shija đã bắt đầu và họ làm sạch nhựa đem đến để sẵn sàng cho việc tái chế. Sr. Shija đi mọi nơi để tổ chức các lớp gây nhận thức cho nhiều người về “nhựa giết hại”. Chị gặp các học trò, người trẻ trong các giáo xứ, các tổ chức phụ nữ, các nhóm tự lực, các tổ chức xã hội và giúp họ nhận thức tầm quan trọng của việc bảo tồn thiên nhiên và sự thuần khiết của nó. Chị tổ chức các lớp nhận thức bằng cách trình chiếu powerpoint, tận dụng tốt tài năng ca hát của mình để giúp mọi người hiểu rõ về tác động xấu của nhựa. Công việc phục vụ tình nguyện vô vị lợi cho xã hội của Sr. Shija đã gây ấn tượng cho cơ quan quản lý địa phương (Panchayath). Họ đã mở rộng sự giúp đỡ của họ bằng cách thành lập một nhóm người cộng tác với Sr. Shija để làm cho địa phương này thoát khỏi nanh vuốt của nhựa.
Chủ tịch và các thành viên của Panchayath đã đến trường để khen thưởng Sr. Shija vì sự phục vụ tuyệt vời của Sr cho xã hội. Ở cấp tiểu bang, trong 6 năm gần đây, Sr Shija đã liên tục được trao giải điều phối viên tốt nhất cho “Dự Án Nhựa Tình Yêu”. Trường học cũng nhận được giải “Shreshta Haritha Vidhyalayam” (Trường tốt nhất trong dự án xanh).
Khoảnh khắc vui mừng lớn nhất là khi Sr. Shija và nhóm của sơ được trao giải thưởng bởi chính thống đốc vùng Kerala. Sr Shija là người bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh khuôn viên trường St. Helen. Chị chăm sóc các vườn rau và cây thuốc. Điều này trở thành văn hóa trong trường St. Helen, đó là không sử dụng ly và đĩa nhựa trong các bữa tiệc. Chị cũng tích cực tham gia vào chương trình có tên “Season Watch” - Quan Sát Mùa. Mọi học sinh được yêu cầu chọn một cây để quan sát, đưa lên mọi chi tiết và sự lớn lên hằng ngày của cây trong một website được lập ra cho mục đích này. Đây thật sự cũng thực sự là nơi để nuôi dưỡng tình yêu đối với cây cối và làm phát triển khả năng quan sát và nuôi dưỡng thiên nhiên. Trường Helen dưới sự chỉ đạo của Sr. Shija đã giành được vị trí đầu tiên trong chương trình “Season Watch”.
Chúng ta được mời gọi để bảo vệ con người và cả hành tinh, sống niềm tin của chúng ta trong
tương quan với mọi tạo thành của Thiên Chúa.
Mini Antony, fmm