THỨC TỈNH

Bạn có thể nói được rằng, thời gian gần đây, bạn cảm thấy mình tự do và hạnh phúc dù gặp phải khó khăn hay không? Có ư? Thế có nghĩa là bạn đang thức! Và chuyện gì xảy ra khi bạn thức? Chẳng có gì thay đổi cả. Mọi sự vẫn xảy ra như trước đó, nhưng chính bạn thì đã thay đổi. Chính cách nhận thức sự vật của bạn đã thay đổi, nhờ đó bạn có thể thức tỉnh đi vào thực tế. Như thế, bạn nhìn thấy rõ hơn: mỗi sự vật ở đúng chỗ của mình và bạn ở đúng chỗ của bạn, một cách thanh thản, không lẫn lộn nhau.

THỨC TỈNH

Trích: “Cuối cùng… ta đã tự do”, bản dịch Trần Duy Nhiên.

Nguyên tác ‘Libre… enfin’, của Maria Paz Marino.

Như mặt trời ló dạng ở cuối đêm...

“Mặt trời giúp phượng hoàng sáng mắt... và làm cho chim cú trở nên mù.”

Thức tỉnh: giác ngộ là thức tỉnh.

Chân lý và tự do, những giá trị căn bản, chỉ có thể đạt được bằng cách vượt qua mọi tư tưởng lập sẵn và mọi sự sợ hãi. Đấy là chủ đề trung tâm của khóa học và tôi mong muốn chúng ta bắt đầu bằng cách tự đặt cho mình câu hỏi này: chúng ta đến đây để tìm gì? Có người trả lời rằng để tìm ánh sáng. Như vậy, chúng ta sẽ dùng câu trả lời này làm khởi điểm.

Ánh sáng là gì?

Ở phương đông, thuật ngữ giác ngộ có nghĩa là thức tỉnh. Thức tỉnh! Giác ngộ là thế đấy, vì chỉ khi nào thức tỉnh ta mới có thể đi vào chân lý và nhìn ra những xiềng xích ngăn trở tự do của mình. Giác ngộ có nghĩa là thức tỉnh đối với cuộc đời. Nếu bạn ngủ say, bạn sẽ chẳng nhận biết gì cả.

Khi bạn thức tỉnh, cuộc đời tiếp tục và chung quanh bạn vẫn diễn tiến như trước khi bạn thức giấc, nhưng giờ đây bạn ý thức những điều gì đang xảy ra và bạn tham dự vào. Điều đã thay đổi, chính là bản thân bạn, vì bạn bắt đầu nhìn thấy và cảm nhận người ta và sự vật một cách khác hẳn. Các vấn đề vẫn còn đó, nhưng không tác động lên bạn nữa vì giờ đây bạn sống các vấn đề ấy đúng với thực chất của chúng. Sự khác biệt này là do bạn đã bình an và không ai có thể làm bạn chao đảo. Nhờ thức giấc mà bạn có thể nhìn thấy sự vật đúng thực chất của chúng và điều này làm cho bạn được bình an và thanh thản. Giống như mặt trời ló dạng sau một đêm: ánh sáng xua đuổi bóng tối và giúp ta nhìn ra hình dáng, chuyển động, màu sắc, cũng như giúp ta hiểu được ý nghĩa của sự vật. Giống như niềm vui tự bộc lộ mà không cần một hình ảnh nào. Niềm vui thuần khiết không cần đến mặt nạ hay trang sức để làm cho chúng ta tràn đầy hân hoan.

Giác ngộ là như thế đấy; những người đắc đạo biết được điều này: họ thấy rõ mọi sự vì họ thức tỉnh. Một tác giả nổi danh nhờ cuốn Le mystique espiègle (Nhà thần bí tinh nghịch) đã nói rằng con người sinh ra, sống và chết trong tình trạng ngủ say.

Chúng ta có đang ngủ không?

Chẳng có gì ngạc nhiên nếu chúng ta đang ngủ say. Nếu chúng talẫn lộn linh đạo với theo đạo, nếu chúng ta trói buộc mình vào các hình thức và các lễ nghi, mà không thể khám phá thực chất của đức tin hầu phục vụ sự sống, thế có nghĩa là đúng, chúng ta đang ngủ đấy. Như thế, điều quan trọng là phải biết rằng mình đang thức hay ngủ. Trong giờ phút này, chúng tôi cứ giả thiết rằng các bạn đang ngủ, vì các bạn thấy rằng mình cần đến dự khóa này. Và tôi thổ lộ rằng nếuchỉ có một người trong số các bạn hôm nay có thể thức dậy, thì cũng đáng cho tôi bỏ công đi từ Ấn Độ đến đây để đánh thức người ấy.

Nếu các bạn không biết tự mình suy nghĩ, hoặc không dám đặt lại vấn đề những phát biểu của các nhà thần học, của các nhà truyền giảng hay của sách vở, đấy có nghĩa là bạn đang ngủ. Tôi không muốn rằng các bạn chấp nhận những điều tôi nói bởi vì chính tôi đã nói. Tôi mong rằng các bạn thảo luận mỗi một từ ngữ bằng cách phân tích ý nghĩa của chúng; khám phá điều mà từ ngữ ấy nói với mỗi người, trong đời sống cá nhân mình, và xét xem điều đó có phải là chân lý hay không. Chân lý thì các bạn sẽ phát hiện bên trong chính mình, và nếu các bạn thức tỉnh, không thành kiến và không nghi ngại, các bạn sẽ nhận ra điều gì là chân lý và điều gì là không. Hãy thành thật nhìn vào đáy lòng của các bạn, đừng tự đánh lừa mình vì muốn dễ dãi hay vì sợ hãi. Hãy tự mình đối đầu trực diện với chân lý.

Cái quan trọng, chính là Phúc Âm, chứ không phải là người loan báo Phúc Âm ấy, cũng không phải là cách hành động hay lối giải thích mà người này người kia đề ra, dù người ấy đáng kính đến thế nào đi nữa. Chính bạn phải tự mình giải thích và khám phá sứ điệp dành cho bạn và sứ điệp ấy có thể mang ý nghĩa khác nhau tùy theo lúc mà bạn cảm nhận. Phúc âm chứa đựng một sứ điệp riêng tư và trực tiếp; đừng cho phép ai diễn dịch thay cho bạn. Bạn phải lắng nghe bằng tấm lòng mình và, từ tấm lòng và từ cuộc sống, bạn nói lên lời đáp trả. Những vị thánh lên án người khác là những vị thánh ngủ say, được phong thánh bởi những người đạo đức ngủ say.

Xã hội và tôn giáo có rao giảng điều gì thì cũng chẳng quan trọng lắm. Xã hội chỉ tán thành những ai thuận với mình. Đấy là điều xảy ra vào thời Chúa Giêsu, và tiếp tục xảy ra đến ngày hôm nay. Những người đồng thời với Chúa Giêsu không chấp nhận việc Ngài không chịu từ bỏ sứ mạng mình. Đấy là lý do khiến họ giết chết Ngài. Và ai đảm trách việc giết hại đó? Những kẻ ác ư? Không! Chính là những người đạo đức vào thời đó; những người được tôn kính nhất, trọng vọng nhất trong xã hội ấy: các luật sĩ, biệt phái và tư tế. Chính những người đạo đức đã giết Chúa Giêsu. Và nếu bạn không thức tỉnh và nhạy bén, thì chính bạn cũng sẽ giết chết Ngài đấy.

Làm sao biết được rằng mình đang ngủ?

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu phán: “Tại sao các người nói ‘lạy Chúa, lạy Chúa’ mà lại không làm điều Tôi bảo làm?” Nếu bạn không biết nghe điều Chúa yêu cầu bạn làm và nếu bạn bỏ thì giờ để tạo ra một Thiên Chúa ‘lấp đầy chỗ trống’, vừa tầm với những vấn đề, những mong muốn, những lo âu của bạn, thì theo tôi, bạn đang ngủ đấy!

Khi bạn sống trên một đất nước như Ấn Độ, nơi có nhiều tôn giáo, bạn nhận thấy rằng mỗi một tôn giáo đều chứa đựng những giá trị ít nhiều giống nhau và bạn hiểu thánh Phaolô muốn ngầm chỉ điều gì khi ngài nói: “Phép rửa đích thực, là phép rửa trong lòng”. Phép cắt bì và phép thanh tẩy trong lòng là điều chủ yếu. Là một người vô thần, hồi giáo hay công giáo, điều đó ít quan trọng; điều cốt yếu, ấy là thành thật đáp lời Thiên Chúa. Thức tỉnh có nghĩa là ta phải thay đổi trái tim bằng đá bằng một trái tim không đóng kín đối với chân lý; phải nhìn cuộc đời mỗi ngày với một đôi mắt mới, tập trung và thức tỉnh chờ đợi vị hôn phu, để khi ngài đến, ngài không bắt gặp ta đang ngủ. Nhất thiết phải bỏ lại đằng sau con người cũ đang sống trong quá khứ để mà tái sinh, trong nước và thần khí, như Chúa Giêsu đã nói với ông Nicôđêmô.

Cuộc sống là giây phút này đây, nhưng bạn phải thức tỉnh mới biết được. Nếu bạn bám vào quá khứ hoặc hy vọng một tương lai tươi đẹp hơn, thì bạn đang đánh mất sự sống của bạn.

Ai sống trong quá khứ, thì không những người ấy ngủ mà còn làchết nữa, vì quá khứ đã chết rồi.

Và ai sống mà mơ mộng vào tương lai, người ấy là một người lầm lạc, một người điên, vì tương lai không có thực. Đừng phí thì giờ của bạn! Những kỷ niệm quá khứ chỉ có thể hữu ích như những kinh nghiệm giúp bạn nhận ra những sai lầm và rút ra bài học cho ngày hôm nay.

Khóc lóc cho dĩ vãng là vô ích và suy nghĩ đến tương lai là lãng phí cái sức lực và thời gian mà bạn cần để sống thức tỉnh.

Điều quan trọng là sinh lại từng ngày, với đôi mắt và trái tim trong sáng và đổi mới. Chìa khóa nằm trong khả năng phân tích của bạn để nhìn thấy điều khác hơn cái đập vào mắt; khám phá ra điều ẩn khuất sau sự vật và con người, mà không để ý đến cái vỏ bên ngoài. Khi mắt bạn mở ra, bạn sẽ nhìn thấy rằng mọi sự thay đổi vì cách nhìn của bạn đã thay đổi. Métanoia (hoán cải) có nghĩa là thức giấc để có được một sự thay đổi toàn bộ trong cuộc sống; là thổi sức sống vào hiện tại mà không băn khoăn về bất cứ điều gì.

Điều bi đát trong cuộc sống, không phải là bản thân sự đau khổ, nhưng là thì giờ để sống mà mình lại phí phạm để đau khổ.

Tôi có đang ngủ không?

Bạn hãy tự trả lời lấy câu hỏi này, hãy quan sát cuộc sống của bạn, hãy nhìn xem cách mà cuộc sống ấy trôi qua. Nếu sự đau khổ có một chỗ đứng, thế thì bạn đang ngủ đấy.

Người mù dẫn người mù.

Bạn bảo tôi rằng nỗi đau hiện hữu chứ! Đúng vậy, nhưng nỗi khổ thì không. Nỗi khổ không có thực; nó chỉ là một điều mà tâm trí bạn tạo ra.

Nếu bạn khổ, đấy có nghĩa là bạn đang ngủ,

bởi vì bản thân nỗi khổ không hiện hữu.

Nó là sản phẩm của tình trạng ngủ say của bạn.

Tư tưởng của bạn đã bị điều kiện hóa để nhìn thấy các vấn đề ở mọi nơi, và chính điều đó đã làm cho bạn khổ. Những hoàn cảnh xuất hiện trong cuộc đời, và ta sống chúng như là các vấn đề trong khi đó những kẻ khác thì lại không sống như thế. Vì sao lại khác nhau? Vì họ thức tỉnh.

Hãy nhớ lại câu chuyện do Chúa Giêsu kể, về một người mù dẫn một người mù. Cả hai đều mù, nhưng chỉ một người biết rằng mình mù. Ít ra, người này yêu cầu được giúp đỡ và mong nhìn thấy. Người kia rêu rao rằng mình thấy và chẳng thấy gì cả. Cũng vậy, đối với câu chuyện về người có cây xà trong mắt và tự yên ủi mình khi thấy cọng rơm trong mắt người khác. Giống như vậy, khi nhờ khả năng mình, bạn hiến thân để phục vụ thiện ích người khác: nếu bạn ngủ say, các khả năng của bạn trở thành vô ích.

Nhất thiết phải thức tỉnh để nhìn thấy sự vật đúng thực chất của chúng. Hãy nhớ lại câu nói dân gian: “mọi thứ đều có màu của mắt kính mình mang”. Cần phải học nhìn trực tiếp, không thông qua lăng kính khiến cho thực tế biến dạng. Nếu bạn ngủ say, bạn chỉ nhìn thấy những thứ đang ngủ và bạn chỉ nhận ra khi nào bạn thức giấc.

Khi bạn khổ, hãy xem xét một cách sáng suốt nhất nỗi khổ của bạn và những nguyên nhân gây ra nỗi khổ đó. Nếu bạn đối diện với nỗi đau làm cho bạn phải chống lại thực tế, thì nỗi khổ xuất hiện; và bạn càng khổ, thì bạn càng ở trong tình trạng không thể hiểu được nguyên nhân nỗi khổ. Chỉ sau một thời gian bạn mới ý thức được sự vô ích của nỗi khổ đó, nó ngăn cản không cho phép bạn nhận ra rõ ràng vấn đề hoặc sống nỗi đau của bạn một cách thanh thản. Chính bạn đã gây ra nỗi khổ.

Dấu hiệu tỉnh ngủ hệ tại nơi khả năng nhìn thấy xa hơn sự kiện: nhìn thấy từ thực tại, không bị sự sợ hãi hay ham muốn bóp méo; mong muốn nhìn thấy sự thật. Nếu bạn ngủ, bạn chỉ có thể tưởng tượng ra một Đức Giêsu đang ngủ, và Đức Giêsu ấy chẳng dính dấp gì đến Chúa Giêsu đích thực. Dĩ nhiên, đây là một điều nguy hiểm, vì bạnloan báo Đức Giêsu nào đây?

Cuộc sống tự nó không phải là một vấn đề. Chính cái ngã (cái tôiđã được lý tưởng hóa) tạo ra các vấn đề; để đối diện với các lo âu của bạn, khi bạn không chấp nhận mình đúng với thực trạng, thì trí tưởng tượng của bạn bịa ra một nhân vật lý tưởng, và nhân vật này liên tục đòi hỏi bạn phải có một thái độ giả tạo. Nhưng vì, trên thực tế, bạn không phải là lý tưởng đó, nên phần lớn các vấn đề và nỗi khổ đến từ đấy.

Tư tưởng được nhồi sọ và lập trình để chống lại tất cả những gì làm lung lay cái tôi lý tưởng: hoàn cảnh, lời nói, cử chỉ, và điều này xảy ra trên bình diện thể chất cũng như tinh thần hay tôn giáo. Bạnbám chặt vào điều mà bạn tưởng rằng mình biết và vào Vị Thiên Chúamà có lẽ người ta đã dạy bạn hoặc bạn đang cần, và nếu ai đó chạm vào thì sự an toàn và cái ngã của bạn chao đảo vì chúng cảm thấy bị đe dọa. Bạn có khả năng hiểu được điều đó chăng? Có ư? Vậy thì bạn hiểu rằng chính bạn - cái tôi của bạn - đã tạo ra vấn đề. Trường hợp ngược lại, có nghĩa là bạn đang ngủ và cuộc đời qua đi mà bạn không hề sống.

Trong mọi tôn giáo, người ta dạy rằng phải giết chết cái tôi để tái sinh. Đấy là điều mà Phúc Âm ngầm chỉ khi bảo rằng phép rửa đích thật sẽ làm nảy sinh con người mới. Người nào có thể sống giây phút hiện tại, người ấy sẽ không có những ảo giác, những lo sợ, những nỗi khổ. Người ấy chấp nhận sự việc đúng với bản chất của chúng và không sợ hãi. Người ấy không tạo ra các vấn đề cho mình, cũng không nhìn thấy những vấn đề đang có mặt; vì sự sáng suốt giúp người ấy giải quyết mọi chuyện một cách thanh thản. Bạn phải sống hết mình giây phút hiện tại chứ đừng lãng phí, vì đấy là thời gian duy nhất mà bạn có. Khi bạn không hành động như thế vì luyến tiếc một điều gì khác, ấy là vì giây phút hiện tại không làm cho bạn tràn đầy. Phải chăng điều đó có nghĩa là hiện tại làm bạn thất vọng hoặc, đúng hơn, bạn từ chối nó vì mong nó khác đi? Hiện tại không áp đặt cho bạn điều gì cả. Nó chỉ bộc lộ cho bạn nhiều khả năng mà bạn không thể nhìn thấy được nếu bạn không thức tỉnh. Trái lại, nếu bạn sống giây phút hiện tại, trong tư thế hoàn toàn chú tâm và sẵn sàng, bạn có thể thăng tiến bằng cách tạo ra hiện tại và bằng cách mở ra trong cuộc đời bạn những cửa sổ cũng như cửa lớn mà giây phút hiện tại trao tặng bạn.

Bạn có thể nói được rằng, thời gian gần đây, bạn cảm thấy mình tự do và hạnh phúc dù gặp phải khó khăn hay không? Có ư? Thế có nghĩa là bạn đang thức! Và chuyện gì xảy ra khi bạn thức? Chẳng có gì thay đổi cả. Mọi sự vẫn xảy ra như trước đó, nhưng chính bạn thì đã thay đổi. Chính cách nhận thức sự vật của bạn đã thay đổi, nhờ đó bạn có thể thức tỉnh đi vào thực tế. Như thế, bạn nhìn thấy rõ hơn: mỗi sự vật ở đúng chỗ của mình và bạn ở đúng chỗ của bạn, một cách thanh thản, không lẫn lộn nhau.

Quả là ta luôn muốn thay đổi sự vật trong khi đó giải pháp chính là thay đổi thái độ kháng cự của mình khi đối diện với sự vật. Sự kiện chỉ là sự kiện, và chúng chỉ trở nên hữu ích khi nào bạn chấp nhận chúng đúng với thực chất. Nỗi khổ nảy sinh từ việc bạn chống cự với thực tế, khiến cho tiến trình cuộc sống bị ngăn trở.

Các môn đệ của một sư phụ phương đông hỏi ông: “Giác ngộ đã đem lại cho thầy điều gì?”. Ông trả lời: “Trước đây, thầy khổ vì suy yếu; hiện nay, thầy vẫn suy yếu, nhưng điều đó không phiền hà thầy nữa!” Khác biệt là ở chỗ ấy.

Thức tỉnh, nghĩa là đón nhận mọi sự, không phải như là một qui luật, một hy sinh hay duy ý chí, nhưng mà do giác ngộ; là chấp nhận các biến cố, vì bạn nhìn thấy rõ ràng và không gì hay không ai có thể lừa đối bạn; là khơi dậy cái ánh sáng sẽ không bao giờ tắt nữa.

Nỗi đau thì có thật, nhưng nỗi khổ chỉ xuất hiện khi bạn cưỡng lại nỗi đau: nó là hệ quả của việc bạn kháng cự lại cái đau và cái thực tế khiến cho mong muốn của bạn bị trở ngại. Nếu bạn chấp nhận nỗi đau, thì nỗi khổ sẽ biến đi. Nỗi đau, khi nó có thật, không phải là một điều không thể chịu đựng, vì nó có một ý nghĩa mà ta có thể cảm nhận tùy theo nơi mà nó cư ngụ. Điều không thể nào chịu đựng, ấy là thân xác ở một nơi và tinh thần lại ở trong quá khứ hay trong tương lai; điều không thể nào chịu đựng, ấy là cố gắng uốn nắn sự thật, mà sự thật thì không thể nào biến đổi được. Đấy chính là điều không thể nào chịu đựng nổi, vì đấy là một cuộc chiến vô ích, cũng vô ích như hệ quả của nó là nỗi khổ. Ta không thể nào chiến đấu chống lại một cái gì không hiện hữu; thật hoài công nếu ta tìm kiếm hạnh phúc nơi mà nó không có mặt hoặc ta xem là sự sống cái không phải là sự sống.

Cần phải thức giấc! Và khi chúng ta thức tỉnh, nỗi khổ đã biến đi rồi.

Làm gì ĐỂ THỨC TỈNH ??

Khổng Nhuận

Vấn để được đặt ra là: “Cần phải có gì để thức tỉnh?” Đây là một trong những vần đề hóc búa và gai góc ngay cả đối với hàng ngũ linh mục.

Trước đây, trong thời gian mò mẫm tìm chân lý, chính tôi đã nhiều lần tham vấn các linh mục quen biết (trên một vài lớp trong chủng viện) với một câu hỏi rất nghiêm chỉnh:

Làm cách nào để biết mình thức tỉnh?

Hầu hết các Ngài đều trợn mắt lên tưởng như tôi từ cung trăng rớt xuống. Có lẽ trong đời linh mục của các Ngài, chưa ai đặt ra cho một một vấn nạn nghe rất quen thuộc trong Phúc âm, nhưng không dễ trả lời chút nào.

Có vị ân cần bảo: Phải giữ mình cho sạch tội trọng, vì Chúa đến như kẻ trộm.

Tôi tâm sự: Cả mấy năm nay, em không mắc tội trọng, ngoài tội lo ra vớ vẩn. Còn chuyện giờ Chúa gọi, ai cũng biết phải đối diện với nó, nhưng có mấy ai chuẩn bị cho giờ kinh khủng ấy, trừ một số người nằm liệt giường liệt chiếu, biết sức khoẻ mình sắp tàn và giờ phút từ giã cõi trần sắp tới, mà trong lòng vẫn còn vương vấn cõi trần, và rất hoang mang không biết mình sẽ ra sao sau khi chết -  

"Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?" (Ga 14:5)

Rõ ràng vẫn chưa phải là tỉnh thức, vì em nghe nói thức tỉnh là tình trạng cực kỳ sáng suốt và bình an. Nếu vẫn còn lo sợ, bối rối thì chứng tỏ đang ngủ mê chứ làm sao gọi là thức tỉnh được?

Có vị lại khuyên : Phải cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ.

Tôi thắc mắcEm đã từng nghe nói: Phải cầu nguyện liên lỉ, nhưng làm cách nào có thể cầu nguyện liên lỉ, trong khi đầu óc suy nghĩ đủ thứ chuyện trên đời và chân tay tất bật làm việc từ sáng tới tối; lấy đâu ra giờ để cầu nguyện? Thế anh cầu nguyện liên lỉ thế nào? Mỗi ngày được được bao nhiêu phút?

Ngài ngước mặt lên, dáng vẻ tự tin: Chú mày giỡn hả? Sáng chiều dâng lễ, đọc kinh phụng vụ đã ngốn hết cả vài tiếng đồng hồ rồi đấy.

Tôi hỏi tới: Tuyệt vời, nhưng em nghe dạy rằng cầu nguyện là sống những giây phút tương quan thân mật với Chúa của lòng mình. Vậy trong những giờ mà anh gọi là cầu nguyện, anh có thực sự sống thân mật với Chúa không?

Ngài cúi mặt xuống, trầm tư một vài giây:

À, à ….. điều này coi bộ khó thực hiện. Thì ra bấy lâu nay mình vẫn tự hào là linh mục của Chúa, thi hành trọn vẹn bổn phận một linh mục của giáo hội. Hôm nay cậu đặt câu hỏi này khiến mình phải suy nghĩ lại cách sống của mình bấy lâu. Cám ơn những chia sẽ thẳng thắn của cậu.

Có vị chân thành hơn: Thú thật với cậu, tớ cũng còn đang lùng bùng về vấn đề gây cấn này.

Thật đáng tiếc! Các linh mục quen biết đều không giúp gì cho nỗi băn khoăn, khắc khoải, trăn trở của tôi vào thời gian đó.

Trong cộng đoàn, ngay cả các huynh trưởng cao cấp, hầu như không ai quan tâm vấn đề gai góc này. Người ta chỉ đạt nặng vấn đềvâng phục khi nhận công tác ở trên giao và dấn thân phục vụ cho công trình của Chúa trong việc Ra Khơi Loan Báo Tin Mừng. Chúng tôi thường nói đùa với nhau: nhớ dấn thân nhé, nhớ dấn thân nhé!

Trong công cuộc ra khơi Loan Báo Tin Mừng, chúng tôi dấn thân như một đàn cừu nối đuôi nhau theo một con đường đã được lập trình cụ thể và rất chi tiết.

Thí dụ hát 3 bài và chỉ được chọn trong sách đã phát hành dành riêng cho cộng đoàn mình, không được hát bài khác. Khi huấn luyện, phải nói những gì ở trên soạn ra, chỉ thêm một chút cho có vẻ màu mè chứ không được nói những gì ngoài bài. Có thể nói chúng tôi là một đống cassette vô hồn. Ấn một phát là nói. Một số người chưa quen, có thể đọc một đoạn rồi giải thích sơ sơ những điều mà ai cũng hiểu, rồi lại đọc nguyên văn đoạn tiếp theo .. cứ thế cho tới hết bài. Người nghe chẳng biết ý người thuyết trình muốn nhấn mạnh điều gì - cứ đều đều như một bài dân ca ru ngủ.

Ra khơi trong tình trạng mờ mịt như thế thì làm sao mà thức tỉnh tâm hồn người khác được?!!

Hàng năm, cứ vào mùa chay, ca đoàn đã từng hát nhiều lần bàimetanoya, lời kêu gọi thiết tha!! Nhưng ngay cả người hát lẫn người nghe cứ việc ngủ vùi trong cách sống đạo thường ngày.

Trong thời gian tìm hiểu, tôi khao khát gặp minh sư biết bao!!

Mong sao một minh sư nào đó hé mở cho mình một vài tia sáng, để dựa vào đó mà mình tiếp tục đi. Không gặp được ai. Thôi, đành phải một mình một bóng lên đường tìm kiếm chân lý….

Sau này, khi trao đổi với các bạn bè cùng khao khát tìm chân lý như tôi, tôi khám phá ra một điều thực thú vị: Dường như mỗi người đi một con đường khác nhau, dùng những phương thế khác nhau, nhưng cuối cùng chúng tôi có một điểm chung. Đó là chúng tôi có một cái nhìn mới, một ánh mắt mới - tôi mạn phép gọi là Ánh mắt tâm linh cho oai.

Như vậy, “Cần phải có gì để thức tỉnh?” .

Xin thưa: Chỉ cần có lối nhìn mới, đôi mắt mới, quan niệm mới, khám phá mới.

Mới ở đây không phải là khác điều Đức Giêsu đã mặc khải, nhưng chính là mỗi người trong chúng ta thực sự nếm thử và cảm nghiệm được sức sống mạnh liệt của lời Thần Khí qua Kinh Thánh bằng cái tâm trong sáng, thức tỉnh.

Một câu hỏi tiếp theo chắc chắn sẽ bật lên: Làm thế nào để có ánh mắt mới?

Muốn ăn phải lăn vào bếp. Không ai có thể nhìn người khác ăn mà bụng mình lại no đủ!
5 Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa. (Tv 23:5)

Kinh Thánh đã dọn cho chúng ta một bữa tiệc thịnh soạn

Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước,
là ánh sáng chỉ đường con đi.(Tv 119:105).

Đức Giêsu còn khẳng định:  Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống.(Ga 6:63).

 Xin mời mỗi người trong chúng ta nếm thử để cảm nghiệm sức sống mãnh liệt của Chúa ngay trong tâm mình - những khám phá mới này khiến cho mắt ta trong sáng - chứ không còn mờ mịt như thời còn ngủ mê nữa.

Theo kinh nghiệm một vài anh em chúng tôi, nếm thử mới nghe tưởng dễ như ăn cơm sườn, nhưng thực ra đòi hỏi một điều kiện cần thiết đó là lòng khao khát, khắc khoải rồi tìm kiếm, kiên trì gõ liên tục bằng cách đặt những nghi vấn.

Thí dụ: Thánh hoá là gì?

Cứu độ là gì?

Đồng hình đồng dạng với Chúa là sao?

Linh hồn tôi ra sao? ….

mỗi người tự đặt ra cho mình một nghi vấn rồi vừa tìm kiếm vừa tham vấn những người khác cho tới một lúc nào đó: thật bất ngờ, ta tìm được câu trả lời. Rồi lại câu hỏi thứ hai…cứ thế, mỗi khám phá mới khiến cho mắt ta trong sáng hơn…cho tới một lúc nào đó

Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con. Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi. (1Cr 13:11-12)

Còn gì tuyệt vời hơn khi tôi sẽ được biết hết như Thiên Chúa biết tôi. Nhờ đâu tôi được biết ? Đức Giêsu đã tuyên bố mạnh mẽ:

  "Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho….Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao? " (Lc 11:9-13).

Cha không ban cho chúng ta nhà lầu xe hơi, tiền bạc như núi, nhưng Cha sẽ ban cho chúng ta Thánh Thần, chính nhờ Thần KhíThiên Chúa mà chúng ta có lối nhìn mới với Ánh mắt tâm linh trong suốt giúp chúng ta sống thức tỉnh dễ dàng hơn:

Những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì thuộc tính xác thịt; còn những ai sống theo Thần Khí, thì hướng về những gì thuộc Thần Khí. Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an. (Rm 8:5-6).

Hướng về ở đây chính là nhìn mọi vấn đề bẳng Ánh mắt tâm linh, giúp chúng ta thức tỉnh sáng suốt ngay trên chốn hồng trần đầy bóng tối và hỗn loạn này.