Thông minh thiêng liêng hay làm sao kết nối với thinh lặng
Mỗi tâm hồn đều có các tiềm năng thiêng liêng
Năm 2000, giáo sư Danah Zohar, đại học Oxford đã sáng chế ra thành ngữ “thông minh thiêng liêng”. Thông minh thiêng liêng là phần trọng tâm của thông minh chúng ta; nó nuôi dưỡng các giá trị, các niềm tin của chúng ta, và khi làm việc với nó, nó có thể giúp chúng ta thực hiện trọn vẹn khả năng của mình. Chúng ta có thể tìm thấy động lực và sức mạnh để làm sống cuộc hiện sinh chúng ta.
Mỗi tâm hồn đều có các tiềm năng thiêng liêng và một xung động thiêng liêng. Và chúng ta cảm hứng để thực hiện tất cả các mục đích, để có xúc cảm trưởng thành và hạnh phúc trong tình yêu, chúng ta cũng cảm hứng để kết nối với tinh thần và sống trong hiệp thông.
Ngừng lại để chiêm ngắm
Thông minh thiêng liêng là hình thức chiêm ngắm giúp chúng ta tỉnh thức, sống và hưởng giây phút hiện tại. Tuy nhiên chúng ta chưa quen tiếp xúc với chiều kích thông minh thiêng liêng này vì bị chìm ngập trong đời sống náo nhiệt hàng ngày, chúng ta có thói quen dành ngày chúa nhật cho các việc thiêng liêng.
Sự cách biệt giữa mong ước chân thành kết nối với đời sống nội tâm và thực tế của đời sống hàng ngày, đôi khi nhàm chán, có thể làm cho chúng ta nghĩ mình không thể vượt lên được sự cách biệt này. Nhưng thông minh thiêng liêng có thể giúp chúng ta bắt đầu có một cái nhìn khác về đời sống, dám nghĩ đến khi chúng ta chưa có thể nhìn thấy được.
Như Thánh Âugutinô đã nói: “Đức tin là tin cái gì mình không thấy, và phần thưởng của chính đức tin này là thấy cái mình tin.” Như thế phải ngừng lại để chiêm ngắm, để bắt đầu nhận thức, để tái tập trung đường đi, chứ không tập trung đến đích đến. Theo cách này, chúng ta có thể nhận thấy và cảm nhận những chuyện mới. Như thế khai mở và tập trung tùy thuộc ở chúng ta, cũng như các giai đoạn khác của tỉnh thức thiêng liêng.
Mở ra với khả thể của một thực tế khác
Trong sách Sáng thế, tổ phụ Gia-cóp có giấc chiêm bao trong đó “có một chiếc thang dựng dưới đất, đầu thang chạm tới trời, trên đó có các sứ thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống.” Gia-cóp tỉnh dậy và lần đầu tiên thấy có những chuyện chung quanh mình mà mình không biết. “Quả thật, có Đức Chúa ở nơi này mà tôi không biết!” (St 28, 12-16). Những chuyện hiển nhiên nhất đôi khi lại ở dưới mắt chúng ta. Chúng luôn ở bên cạnh chúng ta mà chúng ta không nhận ra.
Như thế cần phải cố tâm và tin rằng mọi thứ có thể xảy ra. Nếu chúng ta để cho quan phòng có một chút không gian để hành động, để những điều tuyệt vời có thể xảy ra. Đó là việc cố tâm mở ra những gì chúng ta mong muốn thấy, chứ không phải chỉ những gì có thể xảy ra. Vì thế khi chúng ta cảm thấy Chúa đang có mặt, và nước Chúa ở gần thì chúng ta mở lòng ra cho khả thể của một đời sống khác, một đời sống mà chúng ta có thể hưởng bây giờ và ở đây hoa trái của thế giới đang chờ chúng ta.
Chúng ta có thể thấy ánh sáng trong các trạng huống đen tối nhất vì cái nhìn của chúng ta được rọi sáng bởi hy vọng, rằng thực tế thì lớn hơn những gì chúng ta có thể thấy trong cuộc đời mình. Vì thế đừng tập trung cái nhìn của mình vào chính mình, cũng không vào các trạng huống chung quanh, mà tập trung vào Chúa.
Chúa trong thực tế của chúng ta
Đây không phải là sống trong một “thực tế song song”, nhưng nhận ra Chúa là rất thật trong cuộc đời chúng ta. Vì thế để tìm ra cánh cửa bước vào nước Chúa, thì ở đây, tại trần gian này, chúng ta phải dành chỗ cho “thực tế của Ngài”. Mục đích không phải là tìm những chuyện bất ngờ, nhưng tìm chính Chúa, Đấng duy nhất mới làm trường cửu cho hiện tại của chúng ta.
Để tìm Chúa, tìm con đường dẫn chúng ta đến sự sống, chúng ta phải bắt đầu bằng cách từ bỏ bản ngã của mình, để nhận ra Chúa trong mỗi sự kiện, để không sợ mình đi lạc và luôn được Chúa tìm thấy lại, trong huyền nhiệm của chính cuộc sống. Nữ thi sĩ Mary Oliver đã có lời cầu nguyện: “Không nhất thiết phải có hoa đẹp, vì có thể có cỏ xấu, có vài cục sỏi trong miếng đất mênh mông. Bình tâm tập trung và để nhiều chữ chung với nhau, không cần phải soạn thảo kỳ công, bởi vì đây không phải là cuộc thi tuyển nhưng là cánh cửa đi vào sự nhưng không và thinh lặng, trong đó một tiếng nói khác có thể nói lên.”
Marta An Nguyễn dịch từ fr.aleteia.org