Vatican, một Quốc gia được nổi bật bởi hình ảnh của giáo hoàng

Các huy hiệu giáo hoàng được cá nhân hóa, hình ảnh giáo hoàng được in trên tem hay trên đồng tiền: từng kỷ niệm này để lại dấu ấn riêng của mình trên lãnh thổ Vatican và còn vượt ra ngoài Vatican.

Một khi được bầu chọn lên ngôi thánh Phê-rô, người kế vị Thánh Phêrô phải chọn câu khẩu hiệu và các huy hiệu của mình. Các ‘khí cụ’ này có mặt khắp nơi trong Thành Vatican. Nhưng chúng ta có thể thấy chúng ở những nơi khác: trên một vài trần nhà, trên mặt tiền một số nhà thờ ở thành phố Rôma, có khi còn được khắc dưới đất hay trên các lan can.

Từ năm 2017, huy hiệu cá nhân của Đức Phanxicô có mặt trên các đồng âu kim được Quốc gia Vatican phát hành. Trước đây là hình ảnh gương mặt của giáo hoàng, như ở các nước theo thể chế nhà vua khác. Sự thay đổi này chỉ là thứ yếu vì nó không làm thay đổi biểu tượng. Cụ thể là đặc quyền đúc tiền vẫn còn trong tay của giáo hoàng. Dĩ nhiên là phải phù hợp với các quy tắc của khu vực của đồng 

Cũng thế, khuôn mặt của giáo hoàng – và Đức Phanxicô không thoát ra khỏi phong tục này – cũng có  trên các con tem được Quốc gia nhỏ nhất thế giới này phát hành. Trong trường hợp ngôi Thánh Phêrô bị trống, Vatican phát hành đồng âu kim hay tem với huy hiệu trống tòa: một chiếc dù che nắng màu vàng và đỏ với chìa khóa chéo nhau của Thánh Phêrô.

Ngoài ra, một bức chân dung chính thức của Giám mục Rôma cũng sẽ được thực hiện ngay sau khi tân giáo hoàng được bầu chọn. Bức chân dung chính thức này sau đó được treo trong tất cả các cơ quan của Vatican.

Biểu tượng trước đây và hiện nay

Tuy nhiên, một số thuộc tính của vương quyền đã biến mất. Ví dụ các hình quạt bằng lông đà điểu gắn trên cờ trong các nghi lễ trước Công đồng Vatican II đã không còn. Có thể đó là một trong các biểu tượng lâu đời nhất của vương quyền có từ thời Ai Cập cổ đại. Vào thời xa xưa đó, chỉ có các pharaon Ai Cập mới được quyền dùng, và đó là một trong các biểu tượng danh dự nhất.

Các biểu tượng vương quyền không phải tất cả đều có lịch sử lâu dài, một số chỉ ra đời trong các thập niên gần đây. Và từ năm 1995, Vatican mở rộng Internet tầm quốc gia. Cũng vậy trong lãnh vực quản trị. Nếu bây giờ các phần mở rộng này được tự do hóa, thì vào thời trước, các mở rộng này chỉ dành cho các lãnh vực riêng biệt. Ngoài ra ngày 25 tháng 12 năm 1995, Tòa Thánh đã chính thức mở trang internet vatican.va, như thế Vatican đã đi trước một số các Quốc gia khác. Dù Vatican duy trì di sản có từ bao nhiêu thế kỷ nhưng Vatican cũng biết đón nhận cái mới của thời buổi này.

 

Marta An Nguyễn dịch