Tĩnh tâm giáo triều, bài 10: Các mối phúc của cơn khát
Các mối phúc được thánh Mátthêu đặt trong khung cảnh trên núi. Do đó chúng ta hiểu rằng “thánh sử đang tạo nên một sự song song giữa Chúa Giêsu và nhân vật Môsê – giữa việc trình bày Luật cũ là Mười điều răn và việc trình bày Luật mới là các Mối phúc.
Các mối phúc là con đường của chúng ta
Các Mối phúc mà chúng ta đọc trong các trang Tin mừng thánh Matthêu không chỉ là luật lệ, nhưng chúng trình bày một cấu trúc của cuộc sống, một lời mời hiện hữu thực sự.” Theo cách này, các Mối phúc soi sáng hành trình của Giáo hội và nhân loại khi chúng ta hành trình đến chân trời cánh chung.
Các mối phúc là chân dung tự họa của Chúa Giêsu
Các Mối phúc của Chúa Giêsu không chỉ là những lời Người loan báo. “Chúng là chìa khóa để đọc toàn bộ cuộc đời của Chúa Giêsu.” Chúng ta tìm thấy nơi Chúa Giêsu một gương mẫu sống từng Mối phúc. Trên hết, đối với các Kitô hữu chúng ta, các Mối phúc là “chân dung tự họa của Người công bố chúng.” Bức tranh tự họa này là hình ảnh của chính ngài mà ngài không ngừng tỏ ra với chúng ta và in dấu trong tim chúng ta.” Đó là mô hình mà chúng ta nên dùng để “biến đổi hình ảnh của chúng ta.”
Chúng ta loan báo các Mối phúc như thế nào?
Thiên Chúa ao ước rằng cuộc sống của chúng ta được sống theo các Mối phúc. Điều này đưa cha Josè đến việc đưa ra các câu hỏi: “Nhưng Tin mừng của các Mối phúc được chúng ta tạo nên bằng những điều gì? Chúng ta loan báo nó thế nào? Làm sao chúng ta thực hành nó?” Chúng ta có thấy những người than khóc, những người cần được an ủi, người đói khát công bằng, người kiến tạo hòa bình? Nếu có, “bằng cách ở bên cạnh họ, Giáo hội sẽ tái khám phá sứ vụ của mình
Dân được chúc phúc
Dụ ngôn miêu tả rõ nhất về “Dân được chúc phúc” là dụ ngôn khách dự tiệc cưới (Lc 14, 15-24). Sau khi các khách mời từ chối đến, “người nghèo, người tàn tật, người mù và què quặt được mời. “Giáo hội không phải là một câu lạc bộ độc quyền, đóng mình, hạnh phúc trong việc đánh giá ai bị loại trừ. Giáo hội phải để cửa mở và một chìa khóa bao gồm, phản chiếu nơi mình sự hội tụ của thế giới.”
Vào cuối kỳ tĩnh tâm, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã cám ơn cha Josè đã đồng hành với giáo triều trong tuần tĩnh tâm. Ngài nói rằng kỳ tĩnh tâm sẽ tiếp tục trong ngày “Ngày ăn chay và cầu nguyện cho Nam Sudan, Congo và Siria.”
Đức Giáo hoàng Ngài cám ơn cha Josè đã nhắc mọi người rằng Giáo hội không phải là chiếc lồng nhốt Chúa Thánh Thần, nhắc rằng Chúa Thánh Thần bay khắp nơi và cũng hoạt động mọi nơi. Ngài đánh giá cao các trích dẫn của cha giảng thuyết, cho thấy cách Chúa Thánh Thần hoạt động nơi những người không phải là Kitô hữuu và những người từ các tôn giáo khác. Đức Giáo hoàng nói: “Ngày nay vẫn có những người như Cornelius, như viên đại đội trưởng, như người gác ngục canh giữ Phêrô, những người sống với câu hỏi trong nội tâm và tìm kiếm. Cuối cùng, Đức Giáo hoàng cám ơn cha Josè đã mời gọi cởi mở không sợ hãi, không cứng nhắc, linh động với Chúa Thánh Thần và không bị trở thành xác ướp trong các cơ cấu của chúng ta. Ngài cũng xin cha Josè cầu nguyện vì là con người, “chúng ta là các tội nhân.” (Vatican News)
Hồng Thủy, RadioVaticana.