Obama trở thành tổng thống đầu tiên tuyên thệ nhậm chức 4 lần

Giới chức lãnh đạo Trung Quốc tìm cách gạt Mỹ ra khỏi các vấn đề khu vực khi tuyên bố Washington nên đứng ngoài các vấn đề của Trung Quốc. Chính vì vậy, ngay sau chiến thắng của Obama, nhiều nhà phân tích Mỹ đã khẳng định Trung Quốc sẽ là thách thức quan trọng nhất mà chính quyền Obama phải đối mặt trong 4 năm tới, cho dù nguy cơ xung đột Mỹ - Trung có thể chưa xảy ra trong một sớm một chiều.

Obama trở thành tổng thống đầu tiên tuyên thệ nhậm chức 4 lần

Khi tuyên thệ nhậm chức vào trưa ngày 21/1 (giờ Mỹ), ông Obama sẽ trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước này tuyên thệ nhậm chức tới 4 lần cho 2 nhiệm kỳ.

1630733250_tn_1_bd188

Tổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức trước chánh án John Roberts tại Phòng Xanh, Nhà Trắng ngày hôm qua 20/1.
 

Tổng thống Barack Obama đã chính thức tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ 2 vào ngày chủ nhật, trong buổi lễ ngắn gọn được tổ chức tại Phòng Xanh ở Nhà Trắng. Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts đã chủ trì lễ tuyên thệ theo yêu cầu của hiến pháp Mỹ. Theo thông tin từ Nhà Trắng, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, hai cô con gái Sasha và Malia đã tham dự lễ tuyên thệ này. “Cha đã làm được rồi”, Tổng thống Obama nói với các cô con gái sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Với Obama, thực ra đây là lần thứ ba ông tuyên thệ nhậm chức. Trong lễ tuyên thệ nhậm chức lịch sử của ông vào ngày 20/1/2009, chánh án Roberts đã đọc lộn lời tuyên thệ, vì vậy Obama buộc phải tuyên thệ lại vào ngày hôm sau.

Lễ tuyên thệ nhậm chức từ trước tới nay được thực hiện vào ngày 20/1, ngày chính thức đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống. Nhưng vì ngày 20 năm nay rơi vào chủ nhật, nên buổi lễ nhậm chức trước công chúng được tổ chức vào ngày 21/1.

Vì vậy khi Tổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ ngày hôm nay, trước ước tính khoảng 800.000 người đổ về công viên quốc gia National Mall, thì đây sẽ là lần tuyên thệ thứ tư của ông Obama.

Theo ABC News, Tổng thống Franklin Roosevelt cũng từng tuyên thệ 4 lần, song là do ông đắc cử 4 lần.

Và trong lần tuyên thệ sắp tới, Roberts và Obama chắc chắn sẽ không để xảy ra sai sót nào. Sau khi Tổng thống đắc cử vào ngày 6/11 “hai ông đã trao đổi bản sao lời tuyên thệ, chứa từng từ chính xác, dấu chấm và chỗ cần nhấn mạnh trong lời đọc tuyên thệ 35 từ”, một quan chức tổ chức lễ nhậm chức cho hay.

Cựu Thủ tướng Nhật bị gọi là kẻ phản bội vì “bênh” Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc với tư cách cá nhân vừa qua, cựu Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama đã kêu gọi Tokyo thừa nhận những tranh chấp lãnh thổ quanh Senkaku/Điếu Ngư. Ngay lập tức ông bị Bộ trưởng Quốc phòng gọi là “kẻ phản bội”.

33870041_Hatoyama_8b154
Ông Hatoyama gánh chịu nhiều chỉ trích sau chuyến thăm Trung Quốc
 
Theo Thời báo Nhật Bản, tuyên bố trên được ông Hatoyama đưa ra trước các phóng viên hôm 16/1 sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và ông Giả Khánh Lâm, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), một cơ quan tư vấn chính trị hàng đầu của Trung Quốc.  
 
“Chính phủ Nhật Bản nói rằng không có tranh chấp lãnh thổ nào (giữa hai nước). Nhưng nếu nhìn lại lịch sử, rõ ràng có tranh chấp. Trong khi thừa nhận những khác biết về quan điểm cũng như sự tồn tại của tranh chấp, điều quan trọng (đối với hai chính phủ) đó là tìm một giải pháp qua đối thoại”, ông Hatoyama nói. “Nếu bạn cứ nói rằng "không có tranh chấp lãnh thổ nào hết", bạn sẽ không tìm được câu trả lời”.
 
Ngay sau khi phát biểu của ông Hatoyama được báo giới Nhật và Trung Quốc đăng tải, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã khẳng định rằng: “Đây là một điều cực kỳ đáng tiếc khi một người từng là Thủ tướng Nhật lại phát biểu vậy”. Và rằng tuyên bố này “rõ ràng đi ngược lại lập trường của đất nước chúng tôi”.
 
Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera còn tỏ ra giận dữ hơn khi tuyên bố ông Hatoyama là “kẻ phản bội”. “Đây là một điểm trừ lớn cho Nhật Bản. Trung Quốc sẽ lợi dụng câu nói đó để nói rằng có tranh chấp và dẫn dắt dư luận thế giới. Đây là lần đầu tiên sau một thời gian dài, từ “kẻ phản bội” xuất hiện trong đầu tôi”, tờ Straits Times trích dẫn tuyên bố của ông Onodera trên một bản tin của truyền hình Nhật.
 
Theo tờ báo này thì nếu Trung Quốc thực sự muốn gửi đi một thông điệp về ý định điều đình với Tokyo thông qua Hatoyama thì họ đã thất bại. Bởi vị cựu Thủ tướng bị nhiều người Nhật xem là vừa không đáng tin vừa đáng xem thường. 
 
Về mặt chính thức, chính phủ Nhật Bản hiện quả quyết không có tranh chấp về lãnh thổ nào đối với quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Thủ tướng Shinzo Abe cũng nhiều lần nhắc nhở Trung Quốc rằng đó là vùng lãnh thổ rõ ràng của Nhật và “không có gì để thương lượng”. 
 
Trong một động thái được xem như nhằm hàn gắn mối quan hệ, ông Giả được cho là đã nói với ông Hatoyama rằng cả hai nước nên xem trọng mối quan hệ chiến lược vì lợi ích của đôi bên và tiếp tục phát triển mối quan hệ đó. Tuy nhiên, theo quan sát của tờ Straits Times, báo giới Nhật không hề đả động đến chi tiết này khiến chuyến thăm Trung Quốc của ông Hatoyama chẳng mấy được chú ý. 
 
Có một điều lạ là chuyến thăm Trung Quốc nêu trên diễn ra gần như đồng thời với chuyến công du 3 nước Đông Nam Á của Thủ tướng Shinzo Abe. Thời báo Hoàn Cầu đã miêu tả chuyến công du này là nhằm “bao vây Trung Quốc”. 
 
Ngoài phát biểu gây tranh cãi trên, ông Hatoyama còn đến thăm đài tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Nam Kinh và nói lời xin lỗi với nhân dân Trung Quốc. “Tôi xin lỗi về những tội ác mà binh lính Nhật đã phạm phải trong thời gian chiến tranh”, tờ Thời báo Hoàn Cầu trích dẫn. Còn trang tin Sina thì dẫn lời vị cựu Thủ tướng Nhật nói rằng: “Là một người Nhật tôi cảm thấy có trách nhiệm đối với thảm kịch đó và tôi ở đây là để bày tỏ lời xin lỗi chân thành”. 
 
Ngay sau đó Thời báo Hoàn Cầu đã vin vào đó để bình luận rằng: “Những tuyên bố và hành động của ông Hatoyama những ngày qua cho thấy, bất chấp bầu không khí căng thẳng, những lực lượng hữu nghị với Trung Quốc không hề biến mất”.
 

Nhật, Mỹ đã lên chiến thuật đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc?

Thông tin từ báo giới Nhật và Đài Loan cho biết, trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Nhật đã lên kế hoạch phối hợp với Mỹ để đánh đắm tàu sân bay Liêu Ninh của đối phương.

68520407_liaoning_8679e
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
 
Thông tin được tờ Want Daily của Đài Loan đăng tải ngày 20/1 dẫn nguồn tin của tờ Sankei Shimbun có trụ sở tại Tokyo. Theo đó kịch bản chiến lược được vạch ra đó là Nhật Bản cùng với sự trợ giúp của không quân Mỹ, sẽ sử dụng các chiến đấu cơ F-15 oanh tạc tàu sân bay Liêu Ninh. 
 
Sau khi vô hiệu hóa được tàu sân bay duy nhất của quân đội Trung Quốc, Nhật sẽ triển khai chiến đấu cơ F-2 để tấn công các tàu chiến cỡ lớn của hải quân đối phương. Hiện Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có trong tay lực lượng chiến đấu cơ thế hệ 4 đông đảo hơn Nhật.
 
Theo nhà phân tích quân sự Trung Quốc Chen Guangwen, nếu không có sự yểm trợ tích cực bằng đường không, tàu sân bay và các tàu chiến tấn công lưỡng dụng của PLA sẽ trở thành “những con vịt nằm một chỗ” cho các chiến đấu cơ của Mỹ và Nhật. 
 
Dù vậy chuyên gia này cho rằng Nhật vẫn cần có sự hỗ trợ của Mỹ nếu muốn có cơ hội chiến thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc. Nếu đơn thương độc mã, họ khó lòng tiêu diệt được hoàn toàn không quân của PLA. 
 
Guo Xuan, một nhà phân tích quân sự khác của Trung Quốc cho rằng, Liêu Ninh chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu hàng đầu của quân đội Nhật. Bởi một khi xóa sổ được biểu tượng cho sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc, nó sẽ giúp Tokyo khuất phục đối phương.  
 
Tàu sân bay Liêu Ninh, có tên gốc là Varyag, được Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998 và chuyển tới xưởng đóng tàu tại Đại Liên để hiện đại hóa và gắn các trang thiết bị. Sau 10 lần chạy thử trên biển, Liêu Ninh được bàn giao cho hải quân của PLA vào ngày 15/9/2012. Đến tháng 11 vừa qua, những chiếc chiến đấu cơ J-15 do Trung Quốc thiết kế dành cho tàu sân bay đã hoàn tất bài tập cất và hạ cách trên boong tàu.

Phơi bày 'địa ngục trần gian' ở Afghanistan

Gần 1/3 tổng số tù nhân được chuyển cho các nhà chức trách Afghanistan quản lý bị tra tấn và cơ quan tình báo nước này đang vận hành nhiều cơ sở bí mật để tránh sự giám sát của quốc tế.

2094878257_20130121104510_aghandetainee
Hai tù nhân bị xích chân ở Afghanistan.

Đó là kết luận trong một báo cáo mà Liên Hợp Quốc công bố hôm 20/1. Thực tế này có thể làm phức tạp thêm vấn đề vốn đã nhức nhối về cách thức kiểm soát sự chuyển giao an ninh trước khi NATO rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm tới. Hàng trăm tù nhân dưới sự kiểm soát của NATO đang được trao cho phía Afghanistan như một phần của tiến trình chuyển giao.

Qua phỏng vấn hàng trăm tù nhân từ tháng 10/2011 tới tháng 10/2012, báo cáo 139 trang phát hiện "bằng chứng chắc chắn và tin cậy" rằng hơn một nửa những người trả lời đã phải chịu đựng nạn tra tấn hoặc lạm dụng. Trong số 79 tù nhân mà NATO chuyển cho Afghanistan trong 12 tháng này được hỏi, có 25 người bị tra tấn, tăng thêm 7% so với báo cáo của năm trước đó.

"Các nỗ lực của chính phủ Afghanistan và của ISAF (Lực lượng Hỗ trợ An ninh quốc tế của NATO) nhằm giải quyết tình trạng ngược đãi tù nhân, mặc dù khá lớn, vẫn không mang lại sự cải thiện đáng kể trong việc giảm bớt tệ nạn này", báo cáo nhấn mạnh. "Điều đó làm dấy lên lo ngại giữa một thời điểm mà chính phủ đang tiếp nhận từ tay liên quân gần như toàn bộ trách nhiệm đối với các tù nhân liên quan tới xung đột".

Liên minh châu Âu cho biết trong một thông điệp rằng khối này "thực sự lo ngại" trước bản báo cáo và kêu gọi chính phủ Afghanistan "đưa những kẻ vi phạm ra trước công lý".

Một phát ngôn viên của Tổng thống Hamid Karzai cho biết thông cáo từ văn phòng Tổng thống sẽ được đưa ra trong hôm nay (21/1). 

Trước đó, Mỹ và các quốc gia khác thuộc ISAF đã ngừng chuyển tù nhân tới 9 cơ sở do người Afghanistan điều hành sau khi báo cáo hồi tháng 10/2011 của Phái bộ Hỗ trợ Liên Hợp Quốc ở Afghanistan (UNAMA) kết luận hàng trăm tù nhân - trong đó có trẻ em - nằm trong tay các lực lượng an ninh nước sở tại bị tra tấn hoặc lạm dụng.

Báo cáo mới nêu ra một danh sách các biện pháp tra tấn mạnh tay, bao gồm dùng ống dẫn và gậy gỗ đánh đập, rút móng tay, sốc điện, dọa hành quyết hoặc cưỡng hiếp... Một quan chức giấu tên cũng được dẫn lời xác nhận về sự tồn tại của các cơ sở giam giữ bí mật cùng với nạn tra tấn và ngược đãi nhằm vào tù nhân.

Theo VietNamNet

Tuyết "chôn vùi" London và Paris

Những ngày cuối tuần qua các nước Anh và Pháp đã phải hứng chịu những trận bão tuyết lớn bất thường. Hàng trăm chuyến bay bị hoãn hoặc hủy tại London và Paris, khiến hàng nghìn hành khách mắc kẹt tại sân bay.

Tại nước Anh, hiện hầu như mọi con đường, cành cây, mái nhà đều bị tuyết bao phủ. Một số khu vực ở vùng núi cao tuyết rơi dày tới 20cm. Nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C được ghi nhận ở hầu hết các khu vực từ Bắc xuống Nam. Cá biệt có những địa điểm nhiệt độ được dự báo xuống tới -13 độ C. 
 
1389841153_train_0adc8
Tuyết phủ trắng khắp nước Anh
 
Trong ngày 20/1, Cơ quan khí tượng Anh đã phát đi cảnh báo “thời tiết nguy hiểm” đối với một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi tuyết rơi như Pennines. Dự kiến khu vực từ bờ biển phía Đông kéo dài lên phía Bắc nước này còn phải đón nhận thêm một lượng tuyết mới dày khoảng 5cm trong ngày hôm nay, và tình trạng này còn kéo dài tới ngày 24/1.
 
“Tuần này thời tiết sẽ hết sức lạnh. Tại những khu vực không có tuyết rơi thì hiện tượng băng giá sẽ xảy ra”, Dave Britton, đại diện Cơ quan khí tượng Anh cho biết. “Một phần số băng, tuyết này có thể tan ra vào ban ngày nhưng sẽ nhanh chóng đông cứng lại trong đêm nên thời tiết sẽ rất khó lường ở hầu như mọi nơi”. 
 
Do tình trạng tuyết rơi dày làm mặt đường trơn trượt, trong ngày 19/1, một lái xe đã thiệt mạng gần Oxford khi xe trượt khỏi đường, đâm vào gốc cây và bị lật. Trong khi đó tại sân bay Heathrow của London, hơn 250 chuyến bay bị hoãn trong ngày 20/1. 
 
Trước đó trong hai ngày 18 và 19/1, tổng số chuyến bay bị hoãn/hủy lên tới hơn 500 chuyến khiến hàng nghìn hành khách mắc kẹt, phải nằm, ngồi la liệt tại sân bay. Hãng hàng không Anh British Airways đã phải lên tiếng xin lỗi khách hàng. 
 
Cùng chung cảnh giá rét và bị tuyết bao phủ, ngày 20/1 các sân bay tại Paris đã phải hủy tới 40% số chuyến bay các chặng ngắn và trung bình. Một số sân bay, trong đó có Lille ở phía Bắc và Beauvais ở ngoại ô Paris đã buộc phải đóng cửa trong ngày Chủ nhật. 
 
Trên các tuyến đường, nhiều vụ tai nạn giao thông do mặt đường trơn trượt đã xảy ra. Ít nhất 6 người đã thiệt mạng trong 2 ngày cuối tuần trong đó có 3 binh sỹ Pháp chuẩn bị lên đường sang Mali. 
 
Thời tiết bất lợi cũng khiến hệ thống tàu hỏa cao tốc TGV của Paris phải hoãn nhiều chuyến trong khi dịch vụ xe buýt hầu như đình trệ hoàn toàn. Theo nhà điều hành hệ thống giao thông Paris RATP, trong ngày hôm nay, hệ thống tàu điện ngầm Metro có thể trở lại hoạt động bình thường nhưng số xe buýt được trở lại hoạt động chỉ khoảng 50% . 
 
Hơn một phần tư các vùng tại Pháp đang được đặt trong tình trạng cảnh báo thời tiết nguy hiểm. Tuyết rơi dày khiến hệ thống điện nhiều khu vực bị gián đoạn, trong đó có vùng Midi-Pyrenees ở miền Nam khiến 25.000 hộ gia đình phải sống trong tình trạng mất điện.
 
Một số hình ảnh tuyết “chôn vùi” London và Paris:
 
1447069530_village_0adc8
 
1187089906_car_1_0adc8
 
1326470364_glass_houses_8f899
 
1793986042_eiffel_tower_8f899
 
883726605_paris_cars_8f899
 
777189137_River_Seine_8f899
 
15221961_eiffel_tower_2_8f899

Theo Dân Trí