Nổ bom trong Thánh lễ Chúa Nhật tại Ai Cập, 25 người chết
Theo những tin tức tổng hợp ngày 11/12/2016, một vụ đánh bom tại nhà nguyện Thánh Phêrô ở Cairo Ai Cập đã giết chết 25 người và gây thương tích cho 49 người khác. Đây là cuộc tấn công đẫm máu nhất đối với một cộng đồng tôn giáo thiểu số trong thời gian gần đây. Cuộc khủng bố trùng với một ngày lễ quốc gia ở Ai Cập là ngày kỷ niệm sinh nhật của tiên tri Muhammad. Hầu hết các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.
Nhà nguyện Th. Phêrô nằm đối diện với đại thánh đường Th. Mác Cô là nhà thờ chính toà cuà Đức Thượng Phụ Tawadros II, giáo chủ Chính Thống Giáo Coptic, hiện đang công du mục vụ tại Hy Lạp.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong diễn từ buổi Kinh Truyền Tin Chuá Nhật đã lên tiếng chia sẻ sự đau buồn với các anh em Chính Thống Giáo: "Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi đặc biệt của tôi với người anh em thân yêu của tôi, là Đức Tawadros II, Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thống Coptic, và cộng đồng của Ngài, xin hãy cầu nguyện cho những nạn nhân, người chết và bị thương."
Hai hôm trước một quả bom khỏc ở Cairo đã giết chết sáu cảnh sát, nhà chức trách cho biết đã là tội ác cuà nhóm ngoài vòng pháp luật Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood).
Những chiến binh Hồi giáo đã nhắm mục tiêu vào Kitô hữu trong quá khứ, trong đã có vụ đánh bom ngày đầu năm năm 2011 tại một nhà thờ ở thành phố Địa Trung Hải Alexandria giết chết ít nhất 21 người và gây thương tích cho 70 người khác.
Hãng tin MENA Chính thức của Ai Cập cho biết kẻ tấn công đã ném một quả bom vào nhà thờ nhưng các nhân chứng cho biết vụ nổ có thể được gây ra bởi một thiết bị đã được đặt trong nhà nguyện.
Vụ nổ diễn ra trong lúc buổi lễ sắp kết thúc, các tín hữu nghe thấy tiếng nổ và nhìn thấy thịt và máu bay đến từ các hàng ghế ngồi của phụ nữ, tức là phiá bên phải của nhà thờ.
Kamel Hanna một nhân chứng núi rằng ít nhất có 10 phụ nữ chết ngay tại chỗ. "Chúng tôi đang đọc lời nguyện cuối lễ thì vụ nổ xảy ra. Tôi và đám bạn đang xem lễ ở bên ngoài vì nhà thờ đầy người. Máu ở khắp nơi".
Truyền hình nhà nước phát sóng các lời kêu gọi hiến máu khẩn cấp từ các bệnh viện ở Cairo.
Một phóng viên của hãng thông tấn AP đã đến hiện trường ngay sau khi vụ nổ và thấy nhiều băng ghế nhuốm máu và mảnh thủy tinh rải rác đầy khắp trên sàn nhà nguyện. Nhiều đàn ông và phụ nữ khóc lóc thảm thiết bên ngoài.
"Có nhiều đứa trẻ, chúng đã làm gì để phải chịu như thế này? Tôi ước gì tôi đã chết với chúng thay vì nhìn thấy những cảnh này, " một bà tên là Mariam Shenouda nói.
Vẫn chưa có nhóm nào chính thức nhận trách nhiệm, chính phủ và các nhà lãnh đạo tôn giáo địa phương đều lên tiếng kết án và khẳng định sự đoàn kết giữa đa số Hồi Giáo và các Kitô hữu.
Kitô hữu của Ai Cập từ lâu đã phàn nàn về sự phân biệt đối xử ở Ai Cập, họ không được lãnh đạo những công việc trong nhiều lĩnh vực, như ở các đại học và trong toàn bộ máy an ninh của nhà nước.
Tuy các nhà thờ và số Kitô hữu đã từ tăng sau khi chế độ Huynh Đệ Hồi Giáo bị lậ̣t đổ năm 2013, tuy nhiên cuộc sống của người Kitô hữu vẫn không tiến triển khả quan hơn, các nhà thờ và tài sản của họ thường xuyờn bị tấn công hoặc bị đốt cháy bởi những nhóm côn đồ bị lôi kéo bởi đám chiến binh Hồi Giáo ở các tỉnh phía nam Cairo.
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Ai Cập, Cha Rafic Greiche, nói: "Chúng tôi vô cùng đau buồn và đã khóc cho những gì đã xảy ra với các anh em Chính Thống của chúng tôi và chúng tôi chia sẻ nỗi đau của họ với tất cả trái tim của chúng tôi. Chúng tôi cầu nguyện cho sự phục hồi nhanh chóng của những người bị thương và chúng tôi bầy tỏ lời chia buồn chân thành nhất của chúng tôi đến Đức Thượng Phụ Tawadros II. Chúng tôi yêu cầu những người chịu trỏch nhiệm về an ninh sớm tìm ra thủ phạm của tội ác và ngăn chặn chúng. xin Chúa cứu Ai Cập khỏi mọi điều ác".
Quốc hội Ả Rập, nhiều đảng Chính trị Ai Cập, các đại sứ quán Ả Rập và nước ngoài tại Cairo cũng đã lên tiếng kết án vụ khủng bố mù quáng này.
Đại học Al Azhar, cơ quan hàng đầu của phái Sunni, lên án hành động khủng bố và đồng thời hủy bỏ lễ kỷ niệm sinh nhật của tiên tri Muhammad, dự định được tổ chức tối nay.
Thượng Phụ Tawadros II, đã gián đoạn chuyến Hy Lạp để trở về Ai Cập để được gần gũi với tín hữu của mình ở Cairo. Ngài đi đến Athens để khánh thành một nhà thờ Chính Thống Coptic mới tại một khu phố của thủ đô Hy Lạp.
(Moses Trương Võ, VCN 11.12.2016)