Lãnh đạo Giáo hội chỉ trích dùng bạo lực giải tán biểu tình

Cảnh sát bắn hơi cay và dùng xe cảnh sát đâm vào người biểu tình và các nhà hoạt động bên ngoài Tòa đại sứ Hoa Kỳ. Có ít nhất 50 người đã bị thương khi cuộc biểu tình tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila biến thành bạo lực.

Lãnh đạo Giáo hội chỉ trích dùng bạo lực giải tán biểu tình

Cảnh sát bắn hơi cay và dùng xe cảnh sát đâm vào người biểu tình và các nhà hoạt động bên ngoài Tòa đại sứ Hoa Kỳ

Lãnh đạo Giáo hội ở Philippines lên án việc dùng vũ lực để giải tán một cuộc biểu tình chống lại sự tiếp tục hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Philippines hôm 19-10. 

Có ít nhất 50 người đã bị thương khi cuộc biểu tình tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila biến thành bạo lực. 

Cảnh sát đã bắn hơi cay và dùng xe cảnh sát đâm vào những người thiểu số đang biểu tình và các nhà hoạt động. Ít nhất có 31 người người biểu tình kể cả một số lãnh đạo của họ bị bắt sau đó. 

Người biểu tình do liên minh các nhóm thiểu số mới thành lập chuẩn bị ngưng biểu tình khi cảnh sát bắt đầu giải tán họ. 

“Hành động này của cảnh sát là rất náo động và bất thường”, Đức Tổng giám mục Emeritus Oscar Cruz, cựu chủ tịch Hội đồng giám mục, nói. 

Ngài nói sự việc này cho thấy sự thiếu tôn trọng mạng sống con người của nhà chức trách Philippines. 

Trong một tuyên bố, Cảnh sát Quốc gia Philippines cho biết việc dùng bạo lực để giải tán biểu tình là “đáng tiếc” và sẽ mở một cuộc điều tra xem cảnh sát giải tán biểu tình có tuân theo các thủ tục kiểm soát đám đông không. 

Trong một tuyên bố, Cảnh sát Quốc gia Philippines cho biết việc dùng bạo lực để giải tán biểu tình là “đáng tiếc” và sẽ mở một cuộc điều tra xem cảnh sát giải tán biểu tình có tuân theo các thủ tục kiểm soát đám đông không. 

‘Điều gì khiến cảnh sát hành động bạo lực?’

Những người biểu tình, chiếm một phần trong đoàn chừng 6.000 người thiểu số, đang đòi quân đội Hoa Kỳ rút đi, nhất là trong khu vực miền nam của Mindanao. 

Người thiểu số ở Manila tuần này sẽ lên tiếng kêu gọi bãi bỏ những cáo buộc mang tính vu cáo chống lại khoảng 200 nhà đấu tranh cho quyền của người thiểu số và thúc giục chính phủ ngưng các vụ lạm dụng chống lại người thiều số. 

Cha Edwin Gariguez, đứng đầu văn phòng hoạt động xã hội của Hội đồng giám mục, cho biết không có bào chữa nào dành cho hành động của cảnh sát bên ngoài Tòa đại sứ Hoa Kỳ cả. 

“Cảnh sát nên xem lại hàng ngũ của họ”, Cha Gariguez nói. “Người biểu tình đã không đi vào tòa đại sứ, vậy tại sao lại giải tán họ bằng bạo lực”, ngài nói thêm. 

Cha Rex Reyes, tổng thư ký Hội đồng Toàn quốc các Giáo hội ở Philippines, kêu gọi mở một cuộc điều tra toàn diện vụ việc này. 

“Điều gì đã khiến cảnh sát hành động bạo lực? Đó có phải là não trạng phổ biến của các sĩ quan cảnh sát của chúng ta hiện nay không?”, nhà lãnh đạo Hội thánh Tin Lành nói. 

Hội Thừa sai vùng nông thôn của Philippines, một tổ chức của các thừa sai Công giáo làm việc tại các cộng đồng thiểu số, nói rằng thật là “xấu hổ khi nhìn thấy các lực lượng nhà nước Philippines tấn công tàn nhẫn người dân biểu tình Philippines để bảo vệ một biểu tượng ngoại bang”. 

Trong một tuyên bố, các nhà truyền giáo cho biết những người thiểu số tham gia biểu tình “đã không ở đó để gây hấn … Họ ở đó để bày tỏ sự giận dữ về hoàn cảnh của họ trong một thái độ tượng trưng mà thôi”. 

Tổ chức Human Rights Watch cho biết các nhóm bản địa thường chịu đựng mũi dùi của các cuộc vi phạm nhân quyền do các lực lượng an ninh nhà nước thực hiện ở Philippines, nhất là tại các khu vực có lợi ích khai thác mỏ và đồn điền. 

Sự hiện diện của quân đội Mỹ

Do chưa có bình luận chính thức nào từ quân đội Philippines hoặc Hoa Kỳ, nên khó mà xác định được có bao nhiêu quân Mỹ đồn trú trong nước này hiện nay. 

Các lực lượng Mỹ từ lâu bị nói là hiện diện tại các nơi của khu vực miền nam Mindanao, kể cả bán đảo Zamboanga nơi nhóm quân sự Hồi giáo Abu Sayyaf  đóng quân. 

Bất kỳ sự hiện diện quân sự nào của Mỹ ở Philippines là một phần của “Thỏa thuận hợp tác phòng thủ nâng cao”, một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Philippines nhằm hỗ trợ liên minh Hoa Kỳ-Philippines. 

Tuy nhiên, Tổng thống có tiếng nói cứng rắn Rodrigo Duterte, lên nắm quyền ngày 30-6, vừa cho biết ông sẽ đưa ra một chính sách mới. Ông Duterte ám chỉ thêm rằng ông muốn quân đội Mỹ rút khỏi nước ông và ông sẽ tìm cách hình thành liên kết với cả Trung Quốc và Nga. 

(Joe Torres và Mark Saludes từ Manila, Philippines/
UCAN 21.10.2016)