Vụ nổ súng ở Orlando: "Chứng sợ người đồng tính là chứng sợ sự khác biệt"
Sau vụ tấn công ngày 12 tháng 6 của người Hồi giáo làm ít nhất có 50 người thiệt mạng ở cộng đồng của những người đồng tính và chuyển giới (LGBT) ở Orlando, Florida, linh mục Joël Pralong, Giám đốc Chủng viện Sion giải thích cho báo Công giáo Thụy Sĩ (cath.ch), các tôn giáo phải kêu gọi dân chúng tránh cái nhìn hẹp hòi về đồng tính, cái nhìn này thường liên hệ đến việc chủ giải các bản văn thiêng liêng theo nghĩa đen, quy đúc lại con người vào các hành động của nó.
Linh mục Joël Pralong, tác giả của nhiều sách, trong đó có các sách nói về các quan hệ của Giáo hội với người đồng tính, cha lên án sự “hận thù vô cớ”, và kêu gọi các tôn giáo, trong đó có Công giáo, đấu tranh để chống lại sự không biết và sự sợ hãi, những yếu tố tạo nên miếng đất màu mỡ cho chứng sợ người đồng tính.
Tại sao trong một vài tôn giáo vẫn còn sự hận thù đối với người đồng tính?
Joël Pralong: Trong các tôn giáo có cái nhìn tiêu cực về những người đồng tính như trường hợp Hồi giáo, tôi nghĩ trong tôn giáo đó có khuynh hướng "triệt để tuân theo quy chế", muốn mọi sự giải quyết bằng luật. Nhãn quan nhìn sự việc như thế này rất thường mở ra con đường của không biết, của sợ hãi và cuối cùng dẫn đến bạo lực. Phải cẩn thận, đàng sau chuyện này lại là chuyện khác, "cây không che rừng". Thay vì chú trọng vào cây, thì một vài người lại dám phiêu lưu vào rừng. Vì con người thì lớn hơn là luật lệ, và cả là một sai lầm nếu nghĩ, giữ luật lệ tuyệt đối thì sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Càng khép kín dân chúng vào luật lệ thì càng làm sự phủ nhận, sự đè nén lớn lên. Đó là nồi nước sôi sùng sục, cuối cùng thì nó sẽ nổ ra.
“Giáo hội cần làm tốt hơn trong việc khẳng định nhân phẩm của những người đồng tính”
Theo tôi, các cảm nhận của chứng sợ người đồng tính thường đến từ “nỗi sợ chính mình”, kết quả của một hình thức không thể diễn tả bản chất thật của mình. Như thế, đôi khi vì muốn đè nén khuynh hướng đồng tính của mình, họ lại tỏ ra hận thù và hung bạo đối với những người này.
Chứng sợ người có đặc biệt có nơi hồi giáo không?
Chứng sợ người đồng tính có mọi nơi, vì như tôi đã nói, nó đến từ sự không biết và sự sợ hãi về những gì khác biệt. Giáo hội công giáo chống lại mọi hình thức của chứng sợ người đồng tính, nhưng chúng ta luôn thấy có những người đọc các bản văn Thánh Kinh theo nghĩa đen. Về phần tôi, tôi thấy Thánh Kinh không lên án đồng tính. Vì khi Thánh Kinh lên án các hành động tình dục giữa hai người đồng phái thì Thánh Kinh không nói đến quan hệ yêu thương giữa hai người.
Điều Thánh Kinh nói đúng hơn là các hành động xuất phát từ ý muốn chống lại Chúa, chống lại chương trình của Chúa cho con người. Đây không phải là tình trạng đồng tính "ngoài ý muốn" như một số người sống, nhưng là một hình thức sa đọa luân lý. Vì thế tôi khuyên nên đọc Thánh Kinh và các bản văn thiêng liêng trọn vẹn và hiểu nó trong tổng thể của nó, đừng rút một vài đoạn rồi dùng để lên án người khác.
Các tôn giáo phải thay đổi gì để chiến đấu tốt hơn để chống chứng sợ người?
Thật ra, giáo huấn của Giáo hội không áp đặt gì về giới tính, nhưng đề nghị một con đường khởi đi từ những giá trị mà Giáo hội nghĩ là đúng. Nhưng cũng vậy, ở đây cũng có người dùng giáo huấn bất cứ cách nào, họ dùng như một vũ khí để chống lại những người đồng tính, mà không thấy ở đây là những người có khả năng yêu thương giống như bất cứ ai trong chúng ta.
Giáo hội “chuyên ngành về nhân loại” (Đức Phaolô VI) phải còn làm tốt hơn để khẳng định nhân phẩm của những người đồng tính và tránh dùng các thuật ngữ làm giảm giá trị của họ, như thế mới có thể có một đối thoại thật sự. Sau đó, sẽ tập trung về những gì là xây dựng trong loại quan hệ này, không phải chỉ trên khía cạnh tình dục. Phải làm im các cấm kỵ, mời gọi những người đồng tính nói lên về mình, học hỏi để biết về họ, hiểu cách họ sống để vượt lên sự không biết.
Theo kinh nghiệm của tôi, cách mà cha mẹ khi bỗng nhiên khám phá con mình là đồng tính đã thay đổi một cách tận căn. Chắc chắn, các tôn giáo phải có cách nhìn này về những người đồng tính, xem họ trên hết và trước hết là con cái của mình.
(Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 14.06.2016/
cath.ch, Raphaël Zbinden, 2016-06-13)