Sự kiện Liên Hiệp Quốc làm rõ "tính diệt chủng" của ISIS chống lại người Kitô hữu

Đáp lại những hành động tàn sát dã man người Kitô hữu ở Trung Đông do nhóm Nhà nước Hồi giáo và chiến binh của những nhóm cực đoan khác gồm Shiite và Sunni gây ra - và một sự im lặng trước những sự kinh hoàng đang diễn ra...

Sự xúc phạm nằm ở chỗ nào? Sự kiện Liên Hiệp Quốc làm rõ "tính diệt chủng" của ISIS chống lại người Kitô hữu

Những tham dự viên phát biểu bao gồm Cha Douglas Al-Bazi, một linh mục Công giáo người Syriaa bị bắt cóc và bị tra tấn bởi nhóm Nhà nước Hồi giáo, và cha mẹ của nhân viên cứu trợ Kayla Mueller người Mỹ.

LIÊN HIỆP QUỐC - Đáp lại những hành động tàn sát dã man người Kitô hữu ở Trung Đông do nhóm Nhà nước Hồi giáo và chiến binh của những nhóm cực đoan khác gồm Shiite và Sunni gây ra - và một sự im lặng trước những sự kinh hoàng đang diễn ra - Tổng Giám mục Bernardito Auza, ngài là Quan sát viên thường trực của Đức Thánh Cha ở Liên Hiệp Quốc, đồng tài trợ một buổi hội nghị để thảo luận về cả hai vấn đề này. 

Hội Nghị #WeAreN2016 nhằm kêu gọi thế giới ngừng bách hại những người Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác. Những nhà tài trợ khác gồm Tổ chức Bảo vệ người Kitô hữu, nhóm hoạt động vì quyền công dân CitizenGO và nhóm MasLibres biện hộ cho quyền tự do tôn giáo trụ sở ở Tây Ban Nha. 

Rất nhiều tham dự viên hội nghị mặc áo thun có vẽ chữ ﻦ màu cam lớn - là ký tự “N” trong bảng chữ cái Ả-rập. Ký tự này nhắc đến việc các chiến binh Hồi giáo vẽ ký tự này trên các nhà người Kitô hữu mà họ tìm được và tấn công. Ký tự này là chữ cái đầu tiên của từ Nasrane - là một điều nhục nhã trong thế giới Hồi giáo. Nó liên quan đến làng Nazareth, là nơi Chúa Giêsu sinh ra - từ nghữ chính thức dành chỉ về người Kitô hữu được cả thế giới Hồi giáo sử dụng. 

Hội nghị thu hút nhiều người tham dự diễn ra trong 3 ngày, 28-30 tháng 4, tại nhiều địa điểm ở New York, gồm cả trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Midtown Manhattan. 

Nhóm khủng bố đáng sợ nhất trên thế giới, có tên Nhà nước Hồi giáo của Iraq và Syria, hay ISIS (một từ viết tắt các chữ cái đầu được phát âm bằng tiếng Ả-rập là “Daesh”), hy vọng sẽ thúc đẩy được sự triệt tiêu toàn cầu thể chế Hôi giáo bạo lực “đang tẩy uế” thế giới những người không tín ngưỡng và người tội lỗi (tức là người Kitô giáo, người Hồi giáo Shiite, Yazidi, nhóm Sunnis không thuộc tôn giáo nào rõ ràng và những nhóm thiểu số khác dưới quyền kiểm soát của những người Hồi giáo quá khích Sunni). 

Lãnh thổ cai trị của ISIS, được thế giới biết đến không thuộc một quốc gia Hồi giáo nào, kéo dài từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria đến phía nam Fallujah ở Iraq - diện tích tạm coi gần bằng bằng tiểu bang Indiana. 

10 nhân vật phát biểu chính tại Hội nghị ngày 28 tháng 4 (the April 28 conference) tại Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên Hiệp quốc, được tài trợ bởi Đặc Phái viên Quan sát thường trực của Đức Thánh Cha, nêu ra những hành động tàn bạo mang tính tập thể, bao gồm nô lệ tình dục, cưỡng bức cải đạo sang Hồi giáo và bạo lực tình dục nhằm vào phụ nữ và các trẻ em trai và gái. 

“Kitô hữu chiếm 80% trong số những nhóm thiểu số bị bách hại,” Đức Tổng Giám mục Auza đưa ra con số. “Họ là mục tiêu đặc biệt bị nhắm tới bởi nhóm Daesh.” 

Đức Tổng Giám mục Auza giải thích, “Chúng tôi biết có những vụ hành quyết và những vụ chặt đầu tập thể, bạo lực tình dục, giết người, chém đầu và đóng đinh.”

Gọi là Diệt Chủng

Quan sát viên thường trực của Đức Thánh Cha phân tích rõ ràng rằng những hành động của nhóm ISIS chỉ có thể gọi là diệt chủng nền tảng tôn giáo. “Không chỉ những người Kitô hữu là mục tiêu, nhưng còn những nhóm tôn giáo thiểu số khác trong vùng,” ngài nói, nhắc đến những nhóm tôn giáo thiểu số trong vùng như Druze, Yazidis, Mandeans, Kurds, Shia Turkmen, Shabak và Kaka’i. 

Việc sử dụng từ “diệt chủng” của Đức Tổng Giám mục nhằm đưa ra một tín hiệu và nhận dạng ra bản chất và tính chất của vấn đề - mọi người có mặt đều chắc chắn về những gì đang xảy ra cho người Kitô hữu thực sự là diệt chủng. Và chung quy lại, họ thắc mắc là tại sao thế giới lại phản ứng với một thái độ dửng dưng bình thường như vậy. 

Tuy nhiên, nhiều chính phủ Phương Tây, gần đây gồm cả Hoa Kỳ (until recently) tránh sử dụng từ “diệt chủng”, “Kitô hữu” hay thậm chí “Hồi giáo” trong những báo cáo về bạo  lực nhắm vào người Kitô hữu ở đó. Ví dụ, khi ISIS chặt đầu những Ki-tô hữu người Ai-cập ở Libya mùa đông vừa rồi, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bị lên án (was admonished) khi nói về các nạn nhân một cách đơn thuần là “những công dân Ai-cập.” 

Lars Adaktusson, một nghị viên Hội Đồng Âu Châu người Thụy Điểm đã có một bài diễn văn hùng hồn về báo cáo đầu tiên của ông về tình trạng khốn khổ của người Ki-tô hữu ở Trung Đông và trút sự bực dọc của ông lên sự thờ ơ của các đồng nghiệp. 

Ông nói, “Mỗi lần tôi đề cập đến những nỗi khổ của người Ki-tô hữu, tôi bị bắt phải im miệng vì tôi đang sử dụng ngôn ngữ căm ghét chống lại người Hồi giáo. Họ nói tôi đang rất thích thú trong việc khơi lên ngọn lửa Thập tự chinh chống lại người Hồi giáo ở Âu Châu. Tôi hoàn toàn không. Tôi hoàn toàn không làm việc đó. 

“Những nỗi kinh hoàng người Kitô hữu đang trải qua cũng là của những nhóm sắc tộc thiểu số khác, bao gồm người Shiites. Tôi không thể giữ im lặng về chuyện này, nhưng tôi không biết phải hành động như thế nào.”

Cha mẹ của Kayla Mueller

Carl và Marsha Mueller, cha mẹ của Kayla Mueller, một nhân viên cứu trợ trẻ và là con tin của ISIS đã bị giết ở Syria, đã có một trong những bài phát biểu đau buồn nhất trong buổi sáng, làm cả phòng đứng dậy và mặc niệm người con gái của họ đã bị hành quyết. 

Theo những người đã từng gặp Kayla Jean Mueller, cô là một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ và là nhân viên cứu trợ nhân đạo quê ở Prescott, Ariz. Cô tình nguyện đi giúp đỡ những cộng đồng nghèo khổ ở Israel và Ấn độ và đi tìm để giúp những trẻ em người Syria có gia đình bị ly tán trước cảnh đẫm máu. Cô bị bắt làm con tin tháng 8 năm 2013 tại Aleppo, Syria, khi vừa ra khỏi một bệnh viện Các Bác sĩ Không biên giới. 

Sau đó cô bị những kẻ bắt có giết, với lý do lấy cái chết của cô để bù lại một cuộc không kích của Mỹ. 

“Tại buổi gặp gỡ với con gái tôi và kẻ bắt giữ nó xưng tên là ‘Jihadi Johnny,’ hắn nói trọn thời gian, trong khi con gái của chúng tôi vẫn giữ im lặng,” Marcia Mueller nhớ lại , và nói về một người là phát ngôn viên hiện đã chết của ISIS, tên là Mohammed Emwazi, là người đã lồng tiếng vào nhiều video do các tay khủng bố ISIS đăng lên cho thấy những cảnh chặt đầu của một số con tin năm 2014 và 2015. “Rõ ràng là con gái tôi đã quá hoảng sợ bị đánh hay bị giết.” 

Bà Mueller tiếp tục, “Jihadi Johnny nói với chúng tôi rằng Kayla được đối xử rất tốt và thực ra nó đã cải đạo sang Hồi giáo. Ngay lập tức, Kayla, nó đã giữ im lặng hoàn toàn, bật kêu lên, ‘Con không bao giờ cải đạo sang Hồi giáo.’ Cả hai chúng tôi rất tự hào về nó.” 

Người mẹ tiếp tục, “Con bé là một ngọn đèn sáng cho những ai quen biết nó. Nó viết cho chúng tô trước khi bị bắt cóc về những nỗi khổ mà trẻ em ở Syria đang phải chịu đựng.” 

Bahar Zndnan, một cô gái 15 tuổi người Yazidi đã bị cưỡng hiếp nhiều lần, đã có một bài phát biểu chứng thực đầy nước mắt mô tả nỗi đau đớn và sợ hãi mà cô bé phải trải qua khi ở trong tay nhóm Nhà nước Hồi giáo trước khi cô tìm được cơ hội trốn thoát. Gia đình và bạn bè của cô gái không có được may mắn đó. 

Nói qua một người thông dịch, Zndnan can đảm đứng trước đám đông cử tọa, mà chắc chắn là phải lấy hết can đảm, vì tất cả mọi người có mặt đều biết rõ những gì cô bé đã trải qua trong tay của của nhóm ISIS. 

Cô gái nói, “Cháu đã bị cưỡng hiếp liên tục. Cháu bị bán qua bán lại. Cháu bị đánh. Cháu bị bỏ đói. Cháu bị đe dọa. Nhưng cháu may mắn thoát được. Bây giờ cháu có mặt ở đây. Cháu muốn có hòa bình. Tất cả mọi người chúng cháu đều muốn hòa bình.”

Cha Al-Bazi

Cha Douglas Al-Bazi, một linh mục quản xứ Công giáo người Syria ở Erbil, Iraq, là một trong những người phát biểu rất cay đắng trong buổi họp. Cha nói về sự tra tấn cha phải chịu khi là một tù nhân của ISIS. 

Cha Al-Bazi nói, “Chúng tôi không được ở cùng một thứ bậc xã hội như người Hồi giáo. Chúng tôi là công dân tầng lớp thứ 3 trong đất nước. Điều này không có gì mới. Nó đã bắt đầu nhiều năm trước khi các nhóm quân Hồi giáo chiếm đóng vùng này từ thế kỷ thứ 7. Đây là yếu tố cốt lõi cách những người Ki-tô hữu bị đối xử ở những quốc gia Hồi giáo chiếm đa số.” 

“Khi chúng tôi bị nhóm Daesh đe dọa, những công dân đẳng cấp trên và quân đội không đến giúp chúng tôi,” cha Al-Bazi giải thích. “Nhưng, thậm chí trong suốt thời gian tạm gọi là bình yên dưới thời Saddam Hussein, chúng tôi vẫn bị coi như ‘người ngoại Hồi giáo’; đây là một ngòi nổ cho các vấn đề ở một quốc gia Hồi giáo chiếm đa phần.” 

“Đây là lý do tại sao họ đánh dấu chúng tôi bằng ký tự N trong tiếng Ả-rập để nã pháo và phá hủy nhà cửa: để làm nhục chúng tôi; để nhắc chúng tôi biết rằng chúng tôi không giá trị bằng họ.” 

“Xin hãy lắng nghe các nạn nhân,” Cha Al-Bazi kêu gọi những ai đang phản bác lại tuyên bố tình trạng bạo lực diệt chủng người Ki-tô hữu là một vu khống bất công chống lại những người Hồi giáo. “XIn đừng bắt chúng tôi im lặng. Đây là sự diệt chủng. Quý vị đã quên đi các nạn nhân khi người ta mất thời gian bàn luận về việc: đây có phải là kết quả của Hồi giáo hay không?” 

“Vậy thì đâu là cách tốt nhất để giúp những Kitô hữu đang bị đối xử bất công và bị giết ở những quốc gia đa phần là là Hồi giáo?” cha Al-Bazi nói. “Chúng ta phải đưa vụ này lên mức độ diệt chủng - đây là một con đường đúng để đối lại với những gì đang xảy ra. 

“Chúng ta phải bắt buộc và cố gắng thay đổi hiến pháp ở những quốc gia Hồi giáo có cộng đồng thiểu số Kitô hữu. Đó là hy vọng duy nhất chúng tôi có được.” 

Thông tín viên Angelo Stagnaro tường thuật từ New York.
Nguồn: 
ncregister.com
Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/05/2016