'Thật kinh ngạc' – Đức Hồng y Dolan nói về chuyến đi của ngài đến Iraq
Erbil, Iraq, 13 tháng Tư, 2016 / Khi rời vùng Kurdistan của người Iraq, Đức Hồng Y Timothy Dolan cho biết điều làm ngài sửng sốt nhất trong suốt chuyến đi là đức tin và sự cậy trông của mọi người, bất chấp những bách hại bằng bạo lực.
“Những con người mang quan điểm rất chất phác và họ không có gì nhiều, nhưng lạy Chúa, Lạy Chúa, tính kiên cường và niềm hy vọng của họ thì quả đáng kinh ngạc,” Đức Hồng y nói trong buổi phỏng vấn của CNA.
“Họ có thương tiếc quá khứ không? Có chứ, nhưng họ đang sống cho hiện tại, và họ đang sống cho tương lai, và đó là một cảm xúc tôi sẽ không bao giờ quên.”
Đức Hồng y Dolan là Tổng giám mục New York và là Chủ tịch của Hiệp hội Trợ cấp Công giáo vùng Cận đông (CNEWA).
Cùng đi với ngài có Giám mục William Murphy thuộc Trung tâm Rockville Centre, là một thành viên quản trị của CNEWA, trong chuyến đi 3 ngày đến thăm vùng Kurdistan của người Iraq, tại đây ngài đi kinh lý các dự án nhằm giúp đỡ những người tị nạn và gặp gỡ các gia đình, các vị lãnh đạo trong Giáo hội, các linh mục và tín hữu đã phải lánh nạn do những cuộc tấn công của nhà nước Hồi giáo năm 2014.
Trong chuyến đi có buổi đến thăm thủ đô Erbil của người Kurd và thành phố Dohuk ở phía bắc Iraq. Kết thúc chuyến đi là một thánh lễ theo nghi thức Công giáo Syria do Đức Đại thượng phụ Ignatius Joseph III Younan, trong đó có sự hiện diện của nhiều vị đại diện các nghi lễ khác, bao gồm nghi lễ La tinh và Chaldean, cũng như Giáo hội Chính thống Syria và Giáo hội Đông Phương Assyrian.
Cả Đức Hồng y Dolan và Giám mục Murphy nói chuyện với CNA trong buổi tọa đàm vào ngày cuối cùng của chuyến đi để chia sẻ những suy tư của các ngài và hồi tưởng lại những gì các ngài đã chứng kiến và trải nghiệm.
Dưới đây là toàn bộ cuộc phỏng vấn của CNA với Đức Hồng y Dolan và Giám mục Murphy:
Xin Đức Hồng y và Giám mục cho biết cảm xúc sau 3 ngày ở đây tại Iraq?
HY Dolan: Tôi có cảm xúc theo cả hai hướng. Trước hết là một cảm giác thật buồn và u ám về những gì mà anh chị em ở đây đã phải trải qua. Họ bị mất nhà cửa, những ngôi nhà gắn liền với nhiều thế hệ trong gia đình qua bao thế kỷ, thế kỷ này sang thế kỷ khác. Họ đã mất khái niệm về sự an toàn, về nhiều phương diện họ đã mất khái niệm của sự ổn định là một điều vô cùng quan trọng cho sự sinh tồn của con người. Vì thế cảm giác buồn bã và u sầu là không tránh khỏi. Nhưng rồi tôi lại bước ngay sang một trạng thái khác hoàn toàn khi nói rằng họ chưa mất niềm hy vọng, họ chưa mất đức tin của họ. Chúng tôi nghe thấy những tiếng kêu khóc đau khổ, nhưng họ vẫn luôn cậy trông.
Và chắc tôi vẫn không thể nào hiểu hết được.
Ý tôi ở đây là trong thánh lễ ngày hôm qua, bạn dâng lên những lời cầu nguyện với tâm tình biết ơn, tôn kính và vui mừng vững tin vào Chúa. Với tất cả những người ở đây, bạn có thể nghĩ rằng khó mà thuyết phục được họ trong Thánh lễ. Bạn cũng có thể cho rằng một số họ chắc sẽ bị vấp ngã và bỏ không bao giờ đi lễ nữa vì đời họ đã quá khổ. Ở quê nhà trong các Thánh lễ Chúa nhật ở một số giáo xứ, thỉnh thoảng có gì đó nghe có vẻ nặng nặng một chút là mọi mọi người có vẻ không vui rồi, mà ở đó thì ai cũng có của cải, có sự yên bình và ổn định.
Những người ở đây có quan điểm rất chất phác, học chẳng có gì nhiều, nhưng lạy Chúa, Chúa tôi, tính kiên cường và niềm hy vọng của họ thật đáng kinh ngạc. Và tôi nhìn thấy điều này ở nơi các linh mục, tôi nhìn thấy ở nơi các nữ tu, tôi nhìn thấy ở các vị lãnh đạo tôn giáo, và tôi nhìn thấy nơi các Giám mục anh em tôi. Họ có thương tiếc quá khứ không? Có chứ, nhưng họ đang sống cho hiện tại, và họ đang sống cho tương lai, và đó là một cảm xúc tôi sẽ không bao giờ quên.
Có giây phút đặc biệt nào thực sự làm các vị xúc động?
HY Dolan: Đức Giám mục Murphy và tôi cùng có chung một số lần, và khi chúng tôi cùng điểm lại thật kỳ diệu là chúng tôi cùng có chung một cảm xúc. Một trong những cảm xúc đó là lòng khát khao được quay trở về nhà. Họ chỉ cần về nhà thôi. Họ không nói “hãy đưa chúng tôi sang Mỹ”, mà họ nói “chúng tôi chỉ muốn trở về nhà, ngài có thể giúp chúng tôi trở về nhà không?
Và cảm xúc thứ hai tôi nghĩ là ý thức về niềm hy vọng và lời hứa. Họ quá kiên cường đến mức họ có thể tạo ra được những gì tốt nhất cho họ từ những gì họ đang có. Họ cũng có một niềm tín thác vào Thiên Chúa như vậy và họ nói “chúng tôi muốn trở về nhà, chúng tôi không biết chúng tôi phải lưu vong bao lâu nữa nhưng chúng tôi cố hết sức để tạo ra những gì tốt đẹp nhất cho chúng tôi. Dường như chúng tôi đang quay trở lại những căn bản của niềm tin, của giáo dục, lương thực, chỗ ở, bảo vệ trẻ em. Đó là nền văn minh căn bản, tình đoàn kết căn bản và họ đang thực hiện rất tuyệt vời.
Hôm qua Đức Giám mục Wardona nói rằng mọi người rất biết ơn về chuyến thăm của ngài, nhưng vẫn mong rằng mọi việc sẽ diễn ra nhanh hơn và nước Mỹ làm cái gì đó nhiều hơn để giúp họ. Ngài có ý kiến phản hồi gì về những bình luận của Đức Giám mục, hay là Hoa Kỳ sẽ có những động thái như thế nào để xúc tiến nhanh hơn nữa? (Ghi chú của người viết: Giám mục Shlemom Wardona là một trong 3 giám mục phó ở Iraq phục vụ dưới quyền của Đức Đại Thượng Phụ Louis Sako Giáo hội Chaldean).
HY Dolan: Chúng tôi nói: Chúng tôi cũng mong như vậy. Chúng tôi cũng mong chúng tôi có thể trở lại sớm hơn, và thực sự chúng tôi muốn làm được nhiều hơn nữa. Đó là một trong những điều chúng tôi đã đề cập đến ngay từ đầu, đó là mục đích chuyến viếng thăm của chúng tôi để nắm bắt được tình hình. Chúng tôi không đến đây như là những vị cứu tinh, và chúng tôi cũng không đến đây như những người biết-tất-tần-tật, chúng tôi không đến đây như những nhà chuyên gia. Chúng tôi thực sự đến để lắng nghe và tìm hiểu để chúng tôi có thể mang những điều đó về, và chúng tôi cần, chúng tôi phải khuyến khích người dân chúng tôi nhiệt tình hơn, cầu nguyện nhiều hơn, và cả họ và chúng tôi đang làm rất tốt.
Chúng tôi cần phải mạnh dạn cầu xin người dân chúng tôi quảng đại hơn đối với những tổ chức như CNEWA, Aid to the Church in Need, Knights of Malta, Catholic Relief Services, là những tổ chức đang làm rất tốt cho người dân ở đây và công việc của họ thật đáng trân trọng. Và chúng tôi cần phải nói lên tiếng nói nhiều hơn. Chúng tôi thực sự phải làm điều đó, và đó là những gì chúng tôi đã thấy được. Bây giờ chúng tôi có thể trở về và khá tự tin hơn, vì chúng tôi đã đến đó.
Mới hồi sớm Đức Giám mục Murphy có nói rằng chúng tôi không còn đi trên bản đồ nữa, chúng tôi không chỉ nói về họ hay về những người đó. Chúng tôi đã gặp họ, chúng tôi đã ôm họ, và chúng tôi đã lắng nghe họ, chúng tôi đã vào trong những căn lều của họ, những cái thùng container mà họ đang sống ở trong. Họ là một phần của chúng tôi. Đó giống như một lời nhắc nhở sống động về gia đình của Giáo Hội, nhiệm thể thiêng liêng của Đức Ki-tô.
Vẫn biết là còn sớm, nhưng ngài có ý tưởng về việc lên tiếng nói như thế nào khi các ngài trở về không?
HY Dolan: Tôi nghĩ chắc sẽ có nhiều việc cần làm… Đức Giám mục Murphy và tôi đều đã nói rằng chúng tôi sẽ có những bài giảng trong suốt 6 tháng, chúng tôi đăng blog trong 6 tháng, và chúng tôi sẽ có những mục viết trên báo chí. Và chúng tôi cần phải nói cho dân chúng trong nước về việc này, chúng tôi phải nhắc nhở họ. Đó mới thực sự mang ý nghĩa là Công giáo. Chúng tôi không phải là các phái đoàn, mà chúng tôi là người Công giáo. Ý nghĩa của Giáo hội luôn luôn vượt ra ngoài phạm vi chúng ta một chút, và chúng ta cần phải quan tâm đến Giáo hội toàn cầu và đây là một khu vực đặc biệt cần có những thể hiện của sự quan tâm đó. Vì thế tôi nghĩ bạn sắp sửa được nghe chúng tôi nói. Rồi những điều chúng tôi nói và làm trong tương lai sẽ mang nhiều màu sắc.
Là một nhà báo nhiều khi tôi thấy người ta đọc tin tức rồi lướt qua. Làm sao các ngài có thể thuyết phục mọi người tiếp tục quan tâm và đầu tư vào những gì đang diễn ra ở đây?
Giám mục Murphy: Một trong những việc tôi làm là viết blog hàng ngày. Các bài viết không dài như một chuyên mục, nhưng bạn có thể hiểu tất cả. Những người vào website đó sẽ đọc được thường xuyên. Một việc khác chúng tôi đã làm trong năm ngoái là chúng tôi thông báo vào khoảng giữa mùa hè, tháng bảy và tháng tám, những ngày cuối tuần sẽ là cuối tuần của Trung Đông. Và chúng tôi đã làm việc mà người Công giáo vẫn làm và lại có một thêm một lần để thu thập (cười). Nhưng chúng tôi đã có thể quyên được nhiều tiền hơn thế, và tôi nghĩ chúng tôi chỉ cần tìm những cơ hội như vậy và kêu gọi sự quan tâm của mọi người. Rồi một số người sẽ đáp lời và tiếp theo bạn sẽ thấy một số nhóm sẽ đáp lời.
Như Abraham Joshua Heschel nói: bạn bắt đầu bằng một người, rồi một người khác, rồi người thứ ba và thứ tư và trước khi bạn hiểu rõ mọi việc thì bạn đã có cả một phong trào. Và tôi nghĩ chúng tôi thực sự phải động viên những người đang tiếp nối mở rộng công việc này. Bắt đầu tự mình làm các việc sẽ rất hữu ích. Ví dụ chúng tôi không thể là một tiếng nói duy nhất ở Washington. Chúng tôi có thể lên tiếng nói, nhưng chúng tôi chỉ là các giám mục thôi. Đưa ra quyết định về tình trạng người Ki-tô hữu bị tàn sát. Có gì khác biệt trong vấn đề đó? Vấn đề không phải là tên của bao nhiêu vị giám mục có mặt ở đó, nhưng nó nằm ở chỗ bất chợt mọi người đều chú ý đến nó. Ý tôi không phải là việc đó có thể thay đổi đột ngột, nhưng nó là một động lực tốt.
HY Dolan: Cho phép tôi nói thêm về vấn đề này. Chúng tôi có nhiều chủ doanh nghiệp người Công giáo muốn làm ăn kinh doanh ở vùng này, và khi tôi gặp họ và họ bảo, “Ồ, con cũng sẽ sang Saudi Arabia,’ hay ‘Con sẽ sang Iraq’ hay ‘Con sẽ sang Iran,’ hoặc ‘Con sẽ sang Kurdistan làm một vài dự án kinh doanh,’ thì tôi thường hỏi họ: ‘Các bạn có đi gặp các lãnh đạo cao cấp và các viên chức chính phủ không?’ – ‘Ồ, có chứ.’ – ‘Vậy các bạn có sẽ đề cập đến việc người Ki-tô hữu đang bị bách hại không?’ – ‘Chà, con chưa hề nghĩ đến chuyện đó. Đấy không phải là trách nhiệm của con, con chẳng biết con có phải là một chuyên gia ở đó hay không.’
Tôi liền bảo ngay với họ: “Cho cha hỏi con câu này, nếu một trong các đối tác người Do thái của con sẽ đến một quốc gia đang có tình trạng bách hại người Do Thái, con có nghĩ đối tác người Do Thái đưa vấn đề đó lên các lãnh đạo chính phủ không?’ Và họ trả lời ‘Có thể có’. Vậy là tôi hỏi ngay, vậy khi nào chúng ta bắt đầu làm việc đó? Khi nào chúng ta mới bắt đầu động viên những người anh em của chúng ta. Bình thường họ có nhiều ảnh hưởng hơn các giám mục chúng tôi. Họ chờ đợi chúng tôi, các Giám mục mập đầu hói trở về nhà và bắt đầu nói về vấn đề này. Chúng ta phải lên tiếng bảo vệ cho người dân của chúng ta.
GM Murphy: Tôi cho bạn một ví dụ về chuyện này. Tôi làm việc 2 năm tại Ủy Ban Quốc Tế về Quyền Tự Do Tôn Giáo. Một trong những nhiệm vụ của chúng tôi là theo dõi từng phút vị tổng thống vào thời điểm đó công du sang nước ngoài, rồi khi có người ở Nhà Trắng gọi điện thoại cho chúng tôi và nói đại loại như, ‘Tổng thống sẽ sang Trung Hoa. Các vị có muốn đưa tên những ai ra không, các vị có vấn đề gì không?’ Và người đó mang các vấn đề này theo, và nói đúng nghĩa đen là ông ta móc nó ra khỏi túi áo của mình. Và khi họ trở về chúng tôi sẽ nhận được một báo cáo ngắn từ Tổng thống cho biết ‘Tôi đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc về các vấn đề ngài đưa cho tôi.’ Tuy nhiên vẫn còn nhiều cách khác để làm, nhưng tôi suy nghĩ về những gì Đức Hồng y gợi ý là chúng tôi cần phải sắc bén hơn trong vấn đề này.
HY Dolan: Bạn biết không khi chúng tôi tiếp các giám mục anh em từ Ấn Độ sang thăm, các ngài cho biết khi Tổng thống Obama đến Ấn độ mùa hè năm ngoái, các ngài đã thật sự xúc động trước việc tổng thống nói công khai về tình trạng bách hại những nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là Ki-tô hữu.
Bây giờ thì Chúa cũng biết công việc của tôi là cùng chia sẻ trách nhiệm những chỉ trích với Tổng thống Obama, vì các Giám mục chúng tôi có liên hệ với tất cả các tổng thống. Chúng tôi sẽ khen ngợi họ khi họ làm những điều tốt, và chúng tôi cũng phê bình họ khi họ không làm được gì. Nhưng các anh em Giám mục chúng tôi nói rằng ‘như thế đã mang ý nghĩa cả thế giới đối với các ngài.’ Như vậy đó là những cách để chúng tôi lên tiếng nói với các lãnh đạo chính trị, nhưng chúng tôi cũng không quên các chủ doanh nghiệp, và đặc biệt chúng tôi không quên những người dân bình thường đã làm cho công việc này được thực hiện tốt đẹp.
Ghi chép Elise Harris
Nguồn: CNA/EWTN News
Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/04/2016