Một kỹ sư vô thần ở Paris trở thành nhà thần học

“Ngài đã chuốc cái đau khổ mà đáng lý tôi phải đau khổ, đến mức mà trong lòng công chính của Chúa, tội của tôi được tha nhờ ơn, như một món quà chứ không phải do hành vi đúng đắn của tôi hay do các nghi thức tôn giáo”, kỹ sư Guillaume Bignon.

Một kỹ sư vô thần ở Paris trở thành nhà thần học

Đời sống của kỹ sư Guillaume Bignon bắt đầu với những may mắn thành công nhất của một gia đình công giáo đàng hoàng, vừa học chữ, vừa học nhạc, vừa chơi thể thao. Khi Guillaume biết mình muốn gì, anh xa gốc rễ Kitô giáo của mình để rèn luyện theo xác tín riêng của mình.

Anh trở thành người vô thần cứng rắn và tiếp tục con đường học hành xuất sắc của mình, anh tốt nghiệp kỹ sư ngành toán và vật lý, một ngành mà sau này mở cho anh cánh cửa sự nghiệp trong ngành vi tính ở thị trường chứng khoán Wall Street.

Trong thời gian chàng thanh niên trẻ Paris vừa làm việc, vừa chơi thể thao, vừa chinh phục các cô thì Guillaume gặp một cô người New York khi anh đi nghỉ hè ở vùng biển Caraibe, một cuộc gặp gỡ quyết định cho cuộc đời anh.

Ngay lập tức quan hệ giữa hai người bị tương khắc, là người có đạo, cô không muốn có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Hai người quyết định vẫn duy trì liên lạc viễn liên giữa New York và Paris.

Mục đích mới của kỹ sư vô thần là làm sao cho cô bạn gái của mình thay đổi xác tín của cô. Anh bắt đầu suy nghĩ: "Lý do nào để nghĩ rằng có Chúa và lý do nào để nghĩ rằng vô thần là có lý?"

Guillaume bắt đầu đọc Thánh Kinh trong mục đích duy nhất là bác bỏ Kitô giáo. Dù vậy anh cũng cầu nguyện như sau: "Nếu có một Chúa, thì đây, con đây. Con sẽ đọc Thánh Kinh. Tại sao Chúa không mạc khải cho con? Con sẵn sàng mà".

Một hoặc hai tuần sau lời cầu nguyện đặc biệt này, anh bị đau vai nặng, bác sĩ không tìm ra lý do. Bác sĩ khuyên anh nghỉ ngơi và nghỉ chơi bóng chuyền.

Trung thành với ý nghĩ không chấp nhận sự hiện hữu của Chúa, anh quyết định để ra một trong các ngày chúa nhật mà anh nghỉ chơi banh hoặc không có các buổi tập dợt để đến nhà thờ xem các tín hữu Kitô làm gì.

Anh đến một nhà thờ cơ đốc ở Paris, anh đến nhà thờ cũng như anh đi sở thú, anh sợ gặp người quen, anh sẽ xấu hổ nếu họ thấy anh ở đó.

Sau giờ kinh, anh chạy nhanh ra cửa vì đau bụng. Anh nghĩ: "Tôi phải hiểu".

Anh đi thẳng đến văn phòng gặp mục sư, mục sư kiên nhẫn trả lời nhiều câu hỏi của anh và giải thích quan điểm của ông về thế giới. Chính sau cuộc gặp gỡ này mà anh bắt đầu nghĩ, có thể tất cả những chuyện này là chân lý. Anh cầu nguyện như sau:

"Lạy Chúa, nếu Chúa có thật, Chúa phải chỉ dẫn cho con rõ ràng để con dấn thân, nhưng đừng làm con trở thành một thằng ngốc".

Một câu hỏi ám ảnh anh Guillaume: "Tại sao Chúa Giêsu phải chết?"

Một ngày nọ trong căn hộ của anh ở Paris, anh bị một cơn nhức nhối lương tâm về tội. Trong quá khứ, anh đã làm một chuyện gì đó mà cả người không có tín ngưỡng cũng lên án. Tất cả những chuyện này anh dìm trong nói dối và xấu hổ. Nhưng Chúa đã thức tỉnh anh.

Anh quỳ xuống trong đau đớn vì mặc cảm tội lỗi và hối tiếc. Chính lúc đó là lúc anh nghĩ:

“Chính vì thế mà Chúa Giêsu phải chết cho: Tôi”.

“Ngài đã chuốc cái đau khổ mà đáng lý tôi phải đau khổ, đến mức mà trong lòng công chính của Chúa, tội của tôi được tha nhờ ơn, như một món quà chứ không phải do hành vi đúng đắn của tôi hay do các nghi thức tôn giáo”.

Sau đó, anh dọn đi New-York để ở với cô bạn gái của mình. Nhưng cũng sau đó họ chia tay nhau, anh đi theo con đường đức tin của mình, anh vào phân khoa Thần học, ở đây anh gặp vợ tương lai và có hai đứa con với cô.

Đầu tháng 11 năm 2015, anh trình luận án về thần-triết ở Trường Thần học London! (London School of Theology)

Anh là hội viên của Axiome, hội của các nhà hàn lâm Kitô hữu người Pháp. Anh có một trang blog trên trang mạng của hội.

Vừa qua, anh nói về các vụ tấn công ở Paris như sau: “Nếu không có Chúa thì không có một chân lý khách quan nào về sự thiện và sự dữ”.

Như thế, đối với anh Guillaume, phản ứng của toàn thế giới, cùng nói một tiếng nói, rằng các biến cố ngày 13 tháng 11 là hành động đích thật và khách quan là xấu, đó là bằng chứng sự hiện hữu của một Chúa, Đấng lập pháp. Cảm nhận tập thể này theo anh, là khả thể của một lý do cho một hành động lập pháp tối hậu của Chúa trong lòng con người.

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 17.03.2016/
infochretienne.com, 2015-11-30
)