Cuộc phỏng vấn về Trung Quốc của Đức Phanxicô tạo hoài nghi

Nhà vatican học người Mỹ John Allen giải thích, đối với Rôma, nêu lên các cuộc bách hại của các cộng đoàn thiểu số tôn giáo chỉ làm tệ đi các bang giao, trong khi giữ tôn trọng sẽ có các cải thiện về lâu về dài hơn...

Cuộc phỏng vấn về Trung Quốc của Đức Phanxicô tạo hoài nghi

Ngày 3 tháng 2-2016, ngày hôm sau cuộc phỏng vấn của Đức Phanxicô trên nhật báo trực tuyến Trung Quốc, Asia Times, các bình luận của các nhà vatican học dè dặt, đa số là hoài nghi.

Theo nhà vatican học người Ý Sandro Magister thì cuộc phỏng vấn này là một “ví dụ tiêu biểu của chính trị thực tiễn (Realpolitik) bị đẩy đến thái cực”, ông viết trên trang blog Settimo Cielo, “ngài hoàn toàn im lặng về vấn đề tự do tôn giáo, một đồng ý với người phỏng vấn”.

Ký giả Francesco Sisci của báo Asia Times cho biết, ông “cố ý” không đặt các câu hỏi về việc bách hại tôn giáo của chính quyền Trung Quốc. Nhà báo Sandro Magister bất bình về những lời triệt để và không kềm giữ của Đức Giáo hoàng về Trung Quốc, xin có “lòng thương xót với chính họ” đối với quá khứ, trong khi ngài không nhắc đến hàng triệu nạn nhân của chế độ cộng sản. 

Về phần mình, nhà vatican học người Mỹ John Allen tiếc là “sự mở ra của Đức Giáo hoàng với Trung Quốc đi trong im lặng của tự do tôn giáo”. Tuy nhiên ông cho biết, đường hướng ngoại giao này của Vatican đối với Trung Quốc không phải là mới: “Nó có từ năm 1966, khi Đức Giáo hoàng Phaolô VI gởi lời chúc đầu năm đến Chủ tịch Mao Trạch Đông, khi đó ngài cũng không nhắc đến sự tàn ác của cuộc Cách mạng Văn hóa”. Ông giải thích, đối với Rôma, nêu lên các cuộc bách hại của các cộng đoàn thiểu số tôn giáo chỉ làm tệ đi các bang giao, trong khi giữ tôn trọng sẽ có các cải thiện về lâu về dài hơn. 

Tuy nhiên ngài có nhắc đến hai giám mục công giáo hiện nay đang bị tù và các giám mục khác thường xuyên bị nhân viên an ninh canh gác. “Những ai hiện nay phải trả giá cho đức tin của mình ở Trung Quốc sẽ thất vọng vì Đức Giáo hoàng không trực tiếp nói đến số phận của họ. Thời gian sẽ trả lời nếu thiện chí của Đức Giáo hoàng mở được ngõ cụt trên các vấn đề sẽ đưa đến các kết quả cuối cùng,” ký giả John Allen bình luận. 

Địa chính trị của lòng thương xót

Nữ ký giả Stefania Falasca, nhà vatican học của nhật báo Avvenire, báo của hội đồng giám mục Ý thì lạc quan hơn các đồng nghiệp của mình. Ký giả thân cận với Tòa Thánh đưa ra một sứ điệp quan trọng của Đức Giáo hoàng và đường hướng địa chính trị của lòng thương xót. Theo bà, “Đức Phanxicô đương đầu một cách chưa từng có về nỗi sợ tạo ra khi thế giới đứng trước sự tăng trưởng kinh tế-địa chính trị của Trung Quốc” và “ngài giải mã cho những dự đoán tàn phá của các cuộc xung đột trong tương lai giữa Trung Quốc và các siêu cường khác trên thế giới”. Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Giáo hoàng cho thấy, sợ không bao giờ là  người cố vấn tốt và Trung Quốc cũng như thế giới phương tây và thế giới phương đông, đều có cùng khả năng chung là duy trì sự ổn định để có hòa bình. 

 

“Bây giờ không còn vấn đề tìm thế quân bình dựa trên nền móng chống đối, nhưng phải có tầm nhìn đa cực về thế giới, một thế giới mà mọi người có thể cùng hợp tác để tăng trưởng và để quản lý căn nhà chung”, nữ ký giả Ý kết luận.

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn  06.02.2016/

cath.ch, 2016-02-03)