Nỗ lực bảo vệ hòa bình và thụ tạo của ĐTC
Phỏng vấn ĐC Mario Toso, GM Faenza, nguyên Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, về nỗ lực bảo vệ hòa bình và thụ tạo của ĐTC Phanxicô.
Năm Thánh Lòng Thương Xót, các chuyên tông du quốc tế, Thượng Hội Đồng Giám Mục và Gia đình, việc cải tổ các Cơ quan trung ương Toà Thánh: đó là vài đề tài nổi bật trong các sinh hoạt của ĐTC Phanxicô trong năm 2015. Nhưng bên cạnh đó người ta cũng nhận ra các nỗ lực liên tục của ĐTC Phanxicô trong việc bảo vệ hòa bình và các thụ tạo.
Thật thế trong năm 2015 ĐTC đã liên tục lên tiếng kêu gọi hòa bình cho các nước có chiến tranh xung khắc trên thế giới như Ucraina, cho các nước vùng Trung Đồng như Iraq, Siria, Palestina, Israel, Yemen, cho các nước băc Phi như Libia, cho các nước Phi châu như Nam Sudan, Nigeria, Somalia và Burundi, cho các nước Mỹ châu Latinh như Colombia. Ngài cũng không ngừng lên tiếng báo động về các hậu quả tiêu cực của nạn ô nhiễm môi sinh, khí hậu thay đổi, và kêu gọi giời lãnh đạo quốc tế cố gắng đi tới một thoả hiệp hữu hiệu trong hội nghị thượng đinh tại Paris hối tháng 12 năm 2015, trước khi quá trễ tràng không thể cứu vãn được nữa.
Đó cùng là những gì ĐTC nhắc lại trong sứ điệp gửi Ngày Hòa Bình Thế Giới 2016, trong đó ngài ghi nhận rằng thế giới không có hòa bình và công lý, vì con người đã dửng dưng với Thiên Chúa và vì thế cũng thờ ơ với tha nhân và với thụ tạo. Và sự dửng dưng này đã bị toàn cầu hóa, nên hòa bình lại càng bị đe dọa trầm trọng hơn.
Mặc dù có các hình thái khác nhau của một loại “đệ tam thế chiến từng mảnh”, nhưng ĐTC vẫn kêu gọi duy trì niềm hy vọng và tin tưởng nơi khả năng của nhân loại có thể hoạt động trong tình liên đới và thắng vượt các lợi lộc cá nhân, sự vô cảm và thờ ơ để lo lắng cho thiện ích chung và săn sóc căn nhà chung. ĐTC kêu gọi hoán cải con tim, thăng tiến một nền văn hóa liên đới và thương xót để chiến thắng sự dửng dưng. Vì hoà bình cũng là hoa trái của một nền văn hóa liên đới, thương xót và trắc ẩn.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị một số nhận định của ĐC Mario Toso, GM Faenza-Modigliana, nguyên Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, về hai sinh hoạt này của ĐTC Phanxicô. Ngày mùng 4 tháng giêng ĐC đã khai mạc đại hội về đề tài “Trường Hòa Bình”, do cộng đoàn Phanxicô “Frate Jacopa” tổ chức tại Học viện Salesien Gerini ở Roma cho tới ngày mùng 6 tháng giêng.
Hỏi: Thưa ĐC Toso, bảo vệ hòa bình và thụ tạo đã là hai đề tài nổi bật trong các sinh hoạt của ĐTC Phanxicô trong năm 2015. Đặc biệt là việc ĐTC công bố Thông điệp Laudato si’. Hai vế hoà bình-thụ tạo cũng được gắn liền với chiều kích của Lòng Thương Xót Chúa là trung tâm Năm Thánh mới bắt đầu. Trong sứ điệp cho Ngày HoòaBình Thế Giới 2016 tựa đề “Chiến thắng thờ ơ và chinh phục hoà bình” chúng ta cũng nhận thấy tương quan giữa hòa bình và thụ tạo. ĐC nghĩ gì về thái độ dửng dưng của con người ngày nay đối với hòa bình và thụ tạo?
Đáp: Sự dửng dưng khiến cho con người không nhận ra nhau như là người giống nhau nữa, hay không nhận ra nhau là các bản vị được tạo dựng để bổ túc cho nhau, cho sự đối tác, cho ơn nhưng không. Nếu điều này là thật, thì dấn thân của tất cả mọi người phải được thực hiện trên bình diện tinh thần, văn hóa và sư phạm, trước khi được thực hiện trên bình điện của các đường lối chính trị và cơ cấu. Nếu không có một quan niệm mới về con người, nếu không có việc giáo dục trái tim con người, thì sẽ hầu như không thể chiến thắng sự thơ ơ, mà chúng ta thấy rất thường khi biến thành thù hận và bạo lực. Tình huynh đệ, cùng với sự tự do và bình đẳng cần phải trở thành các cột trụ của nền văn minh trở lại. Không có tình huynh đệ, sự tự do chỉ là của một số nhỏ. Hoà bình hoặc là dấn thân của tất cả mọi người hoặc là không.
Hỏi: Năm Thánh có thể là một dịp cho các kitô hữu làm chứng cho Lòng Thương Xót chống lại sự dửng dưng “giết chết hoà bình” như ĐTC viết, có đúng thế không thưa ĐC?
Đáp: Năm Thánh chắc chắn là thời điểm cao nhất để làm chứng cho Lòng Thương Xót. Thật vậy, Lòng Thương Xót được hiểu như là sự sống Thiên Chúa ban cho con người và được con người đón nhận, tăng sức cho khả năng của nó đối với sự thật, sự thiện và đối với Thiên Chúa. Như vậy các bản vị con người không chỉ được nhân bản hóa, mà còn được phong phú khả năng của Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và sống công bằng.
Sống kinh nghiệm Lòng Thương Xót Chúa khiến cho con người có khả năng thực hiện nó, trao ban nó, khiến cho nó trở thành các tác nhân của công lý lớn hơn, hay của một nền công lý nhân bản hơn, một nền công lý không loại trừ công lý của con người, nhưng giả thiết nó và cao vượt hơn công lý của con người. Thật vậy, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trao ban cho từng người không chỉ phẩm giá con người, mà cả theo phẩm giá là con cái của Thiên Chúa nữa. Đây là điều kiện bảo đảm cho mọi nền hòa bình.
Hỏi: Thưa ĐC, việc bảo vệ thụ tạo là một trong các đề tài mạnh mẽ của ĐTC Phanxicô. Đương nhiên là tư tưởng của chúng ta hướng tới Thông điệp Laudato si’. Đó, ĐTC chỉ cho chúng ta thấy rằng khi bảo vệ thụ tạo, người ta cũng bảo vệ con người, và cũng bảo vệ hoà bình nữa có phải vậy không thưa ĐC?
Đáp: Hoà bình và săn sóc thụ tạo đi sóng đôi với nhau. Một căn nhà chung bị cướp bóc và nghèo nàn đi thì không thể là một nơi ở của hòa bình. Thế rồi tiếp tục trong việc ô nhiễm môi sinh, tiêu thụ vô chừng mực các tài nguyên không thể canh tân được, trong việc suy giảm sự khác biệt sinh học, trong các cuộc di cư cưỡng bách đối với thú vật và con người, có nghĩa là tiến bước trên con đường của một cuộc tự tử tập thể: đó là một cuộc chiến chống lại chính mình.
Sự lựa chọn bắt buộc là việc săn sóc căn nhà chung, theo đuổi một đường lối môi sinh toàn vẹn, như ĐTC dậy, bằng cách nhấn mạnh trên một quyền công dân tương xứng, đòi buộc các hiệp định quốc tế được duy trì qua một việc cai trị hữu hiệu. Thiện ích của một môi sinh toàn vẹn là phần của thiện ích chung của gia đình nhân loại và của nền hoà bình.
Hỏi: Như là Giám Mục một giáo phận Italia và là cộng sự viên lâu năm của ĐTC trong Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình, ĐC có nhận thấy nơi ĐTC Phanxicô một sứ điệp, một cử chỉ, một hình ảnh đánh động ĐC nhất trong năm 2015 hay không?
Đáp: Tôi nghĩ tới chuyến công du cuối cùng của ĐTC bên Phi châu, nơi ngài đã nhấn mạnh rất nhiều trên việc cần thiết phải trợ giúp các dân tộc đang gặp khó khăn, nhưng ngài đã lôi kéo sự chú ý phải thắng vượt các chương trình trợ giúp bác ái. ĐTC đã thăng tiến tư tưởng rằng không được hạn chế ở các chương trình trợ giúp ấy mà thôi. Giáo Hội tuy cũng có một nhiệm vụ không trực tiếp chính trị, nhưng chắc chắn là nhiệm vụ nhân bản hóa, phải khích lệ tín hữu vượt thắng khiá cạnh bác ái, trợ giúp.
Một cách đặc biệt ĐTC khích lệ giáo dân dấn thân trong việc trợ giúp 360 độ, bao gồm các đường lối chính trị lo lắng cho dân có nhà ở, các đường lối chính trị lo lắng cho việc giáo dục, cho an ninh xã hội. Sự kiện này, trong một cách thế nào đó, đã trở thành điệp khúc các giáo huấn của ĐTC Phanxicô, giúp chúng ta thắng vượt một quan niệm về Giáo Hội chỉ giản lược vào việc chu toàn các sinh hoạt trợ giúp bác ái.
Đương nhiên Giáo Hội không có một nhiệm vụ chính trị trực tiếp, nhưng các tín hữu - như ĐTC đã nói trong đại hội công giáo toàn quốc Italia tại Firenze - là các công dân, có nhiệm vụ dấn thấn trong lãnh vực chính trị, sống tình bác ái của Chúa Kitô trên bình diện chính trị, là nơi thực thi một tình bác ái cao cả hơn và điều này chính là để thắng vượt mẫu giáo hội, hầu như chỉ để thu mình trong lãnh vực trợ giúp bác ái, chứ không phải cũng để lo lắng dấn thân trong lãnh vực xã hội và chính trị nữa, và như thế dấn thân không phải chỉ trên bình diện quốc gia mà cả quốc tế nữa.
(Linh Tiến Khải, RadioVaticana 12.01.2016)