Đức Giáo hoàng, Obama và Tập Cận Bình

Một tình cờ lạ lùng, Đức Giáo hoàng và Chủ tịch Tập Cận Bình cùng viếng thăm chính thức Mỹ. Một cuộc gặp gỡ giữa hai người có thể xảy ra. Chắc chắn Tổng thống Obama sẽ dàn xếp để ít nhất có một cái bắt tay.

Đức Giáo hoàng, Obama và Tập Cận Bình

Một tình cờ lạ lùng, Đức Giáo hoàng và Chủ tịch Tập Cận Bình cùng viếng thăm chính thức Mỹ. Một cuộc gặp gỡ giữa hai người có thể xảy ra. Chắc chắn Tổng thống Obama sẽ dàn xếp để ít nhất có một cái bắt tay.

Sự hiện diện cùng một lúc của Đức Giáo hoàng và Chủ tịch Trung Quốc ở đất Mỹ là một cái gì có tính cách rất tượng trưng.

Như Stalin đã nói đùa, giáo hoàng không có một quân đội nào nhưng ngài có ảnh hưởng sâu đậm trên một số quan điểm chung ở khắp nơi trên thế giới. Và dù sao, Giáo hội Công giáo cũng có 1 tỷ 200 triệu tín hữu. Hơn nữa, có gần 500 000 tu sĩ dưới quyền Đức Giáo hoàng. Như vậy, đây đúng là đạo binh chiến đấu trên lãnh vực ý kiến quần chúng.

Quân đội lớn thứ nhì của thế giới

Chủ tịch Trung Quốc đứng đầu quân đội thứ nhì mạnh nhất thế giới sau quân đội Mỹ. Về mặt tài chánh, quân đội Trung Quốc chỉ bằng một phần ba quân đội Mỹ. Nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào quân đội theo nhịp độ đầu tư của những năm gần đây, thì đến năm 2025, quân đội Trung Quốc sẽ có cùng tầm mức tài chánh ngang với quân đội Mỹ.

Các bất đồng ý kiến giữa Đức Giáo hoàng và các nhà lãnh đạo Mỹ thì không nhiều. Đức Giáo hoàng ủng hộ đường lối chính trị nhằm ngăn sự thay đổi khí hậu. Ngài cũng mong Mỹ cởi mở hơn với người di dân. Điều này không làm vui lòng những người theo đảng Cộng hòa. Đức Giáo hoàng cũng muốn luật lệ khép mình theo các xác tín tôn giáo của Giáo hội công giáo.

Về mặt này thì không có gì mới. Các nhà lãnh đạo chính trị luôn cố gắng chiến đấu với ảnh hưởng của Giáo hội.

Rất nhiều điểm  tranh chấp

Ngược lại, các tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc thì nhiều và sâu đậm hơn.

Chẳng hạn hồ sơ truy cập gián điệp làm độc hại cho các quan hệ giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn. Thêm nữa, hai nước còn cạnh tranh nhau để chinh phục thị trường kinh tế hoặc để kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu của họ.

Việc thành lập các đảo nhân tạo ở vùng Biển Đông, điều mà Mỹ xem là vùng biển quốc tế, đã tăng thêm mâu thuẫn giữa hai nước.

Một ít hy vọng

Hôm qua, trong bài diễn văn quan trọng đọc ở Seattle, Chủ tịch Trung Quốc đã nêu lên sự ủng hộ tương tác giữa Trung Quốc và Mỹ để giải quyết các vấn đề thế giới.

Ngoài những lời xã giao, các vấn đề môi trường là những vấn đề mà Trung Quốc và Mỹ có thể cùng hợp tác với nhau. Khổ thay, cho đến bây giờ sự hợp tác này vẫn còn rất yếu.

Nhưng ai biết, Đức Giáo hoàng sẽ có thể thuyết phục ý kiến quần chúng để tạo áp lực hơn nữa trong lãnh vực này, trên các chính quyền Mỹ và Trung Quốc.

Một cái bắt tay trên đất Mỹ giữa Đức Giáo hoàng và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có thể là dấu hiệu cho một cái gì đang bắt đầu thay đổi.

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 25.09.2015/
journaldemontreal.com, Loic Tassé, 2015-09-24)