Tin Trong Nước

"Ngói rơi xuống nền xi măng vỡ vụn, tôn bay kêu loảng xoảng khắp nơi. Mái nhà trống hoác khiến mưa lớn xối xả làm ướt hàng chục bao lúa gia đình tôi vừa mới thu hoạch. Đêm qua phải ngủ tạm ở không gian chật hẹp ở nhà bếp", bà Thu nói ...

Làng quê ở Quảng Ngãi tan hoang sau lốc xoáy

Trận lốc xoáy kinh hoàng xảy ra vào đêm 20/9 gây thiệt hại cho 160 ngôi nhà, quật đổ nhiều trụ điện và làm ba người dân ở xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) bị thương.

Trận lốc xoáy kéo dài gần 30 phút càn quét trên diện rộng vào tối 20/9 khiến gần 160 nhà dân ở các thôn An Hà Bắc, An Tây và An Lạc, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa bị tốc mái. Bà Nguyễn Thị Thu ở thôn An Tây, xã Nghĩa Thắng kể lại, từ nhỏ đến giờ người dân nơi đây chưa từng chứng kiến trận lốc xoáy nào kinh khủng như vậy. 

 
" data-reference-id="20544130" id="vne_slide_image_1" src="http://l.f30.img.vnecdn.net/2014/09/21/21-9-Anh-2-Loc-xoay-1411289523_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />

"Ngói rơi xuống nền xi măng vỡ vụn, tôn bay kêu loảng xoảng khắp nơi. Mái nhà trống hoác khiến mưa lớn xối xả làm ướt hàng chục bao lúa gia đình tôi vừa mới thu hoạch. Đêm qua phải ngủ tạm ở không gian chật hẹp ở nhà bếp", bà Thu nói. 

 

Ông Trần Đình Thanh, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, huyện Tư Nghĩa thống kê, ít nhất có 160 nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng, hàng trăm cây cối, trụ điện hạ thế bê tông cốt thép bị quật đổ.

 

Theo ông Thanh, lốc xoáy khiến chị Nguyễn Thị Hà (21 tuổi, thôn An Hà Bắc), ông Nguyễn Văn Tâm (45 tuổi, thôn An Tây) và Trần Đình Lập (52 tuổi, thôn An Lạc), xã Nghĩa Thắng bị thương ở vùng đầu, chân do cây ngã đổ đè và tôn rơi trúng.  

 

Một trụ điện hạ thế bê tông cốt thép bị trận lốc xoáy chiều tối 20/9 quật ngã. Năm ngoái, ở phía Nam của xã Nghĩa Thắng từng xảy ra lốc xoáy nhưng cường độ không mạnh như xảy ra trong chiều tối qua. 

 

Sáng 21/9, người dân ở xã Nghĩa Thắng phải đi mua vật liệu về lợp lại mái nhà. 

 

Ông Huỳnh Chánh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa cho biết thêm, ngay sau khi trận lốc xoáy xảy ra, huyện đã tổ chức đoàn công tác về xã Nghĩa Thắng ngay trong đêm để kiểm tra, huy động thanh niên, đoàn viên làm lều bạt tạm để người dân ngủ qua đêm. Sáng nay, hàng trăm dân quân, đoàn viên, thanh niên tình nguyện giúp dân lợp lại mái nhà; dọn dẹp cây cối ngã đổ ở các khu dân cư. 

 

Thống kê của UBND huyện Tư Nghĩa, trận lốc xoáy đã gây ra tổng thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng cho xã Nghĩa Thắng. 

 

Đến chiều 21/9, ngành điện lực Quảng Ngãi mới tạm khắc phục hậu quả, đóng điện trở lại trên địa bàn xã Nghĩa Thắng. Một số khu vực dân cư ở địa phương này vẫn còn mất điện do nhiều trụ điện ngã đổ.

 

 

Trí Tín

 

Tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam được thông xe

Sáng 21/9, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 245 km dành cho ôtô chạy với tốc độ đến 100 km/h đã chính thức được thông xe. Con đường này được kỳ vọng sẽ rút ngắn một nửa thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai so với trước đây. 

Phát biểu tại lễ thông xe, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, đây là đường cao tốc dài nhất, hiện đại nhất của Việt Nam. Con đường này không chỉ đặc biệt quan trọng đối với các tỉnh đi qua, mà còn có ý nghĩa với cả vùng Tây Bắc và cả nước, cũng như thúc đẩy sự hợp tác phát triển các nước trong khu vực.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải cùng với các tỉnh Tây Bắc rà soát các dự án giao thông để kết nối các tuyến đường vào đường cao tốc, làm sao các tuyến tỉnh lộ trong khu vực đều kết nối thuận lợi, phát huy hiệu quả tuyến cao tốc. Thủ tướng đề nghị cập nhật quy hoạch để nhằm khai thác phát huy tiềm năng lợi thế của các địa phương, cả về nông nghiệp, công nghiệp.

thu-tuong-1-5414-1411268751.jpg

Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ thông xe hôm nay. Ảnh: Đoàn Loan

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành các dự án phụ trợ để dự án đi vào sử dụng an toàn, hiệu quả. Bộ Giao thông sớm hoàn thành 19 km cao tốc nối từ Lào Cai tiếp giáp với Trung Quốc và mở rộng từ 2 lên 4 làn cao tốc từ Yên Bái đến Lào Cai.

Theo ông Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư tỉnh ủy Lào Cai, tuyến đường trên có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện cho các địa phương thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế, giao thương quốc tế. Con đường này cũng sẽ giảm tải cho tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hiện nay.

Trước đó vào năm 2007, Bộ trưởng Giao thông Vận tải đã ký quyết định đầu tư dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất tại Việt Nam; với chiều dài 245km đi qua TP Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.

Tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ tối đa 100 km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai với 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ tối đa 80 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư 1.464 triệu USD từ vốn vay ưu đãi ADF (ADB), vay thông thường OCR (ADB) và vốn đối ứng trong nước cho giải phóng mặt bằng.

Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai cũng lập kỷ lục về khối lượng mặt bằng phải giải tỏa là hơn 2.062 ha, hơn 25.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Các tỉnh phải xây dựng 99 khu tái định cư và xây mới hàng trăm công trình công cộng để phục vụ người dân. Các nhà thầu trong và ngoài nước đã xây dựng 120 cầu lớn nhỏ.

Ngoài 245 km đường cao tốc loại A, trên tuyến còn được xây dựng mới 2 cầu lớn là cầu Sông Hồng và Sông Lô dài 1,6 km rộng 16,5m, một hầm xuyên núi dài 530m, hầm chui giao quốc lộ 2 dài 645m, xây dựng 460 cống hộp và cống phục vụ dân sinh. Các đơn vị thi công đã đào đắp khối lượng đất đá lên đến 100 triệu m3; sử dụng gần 1,8 triệu tấn bê tông nhựa các loại; trên 600.000 m3 bê tông...

cao-toc-6399-1388131850-2636-1-4553-6742

Tuyến cao tốc 4 làn xe đoạn từ Nội Bài đến Yên Bái. Ảnh: Đ.Loan

Sau 7 năm triển khai, tuyến đường đã hoàn thành giúp các phương tiện giảm thời gian lưu thông từ Hà Nội đi Lào Cai xuống còn 3,5 giờ so với 7 giờ như trước đây và rút ngắn thời gian đến các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang hơn một nửa so với lưu thông trên tuyến đường hiện hữu. Ngoài ra, các phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai sẽ tiết kiệm tối đa nhiên liệu an toàn cao bởi đường cao tốc không có các điểm giao cắt với các đường khác. Cùng với đó, là giảm áp lực giao thông cho các tuyến lân cận như quốc lộ 2, quốc lộ 2B, quốc lộ 32C, quốc lộ 4E và quốc lộ 70.

Tuyến cao tốc được kết nối với các tuyến đường khác, tỉnh lỵ, khu công nghiệp bằng nhiều nút giao khác mức, như giao với quốc lộ 2B, quốc lộ 2, quốc lộ 32, đường Mậu A - An Thịnh, quốc lộ 279, quốc lộ 4E, đường Bình Minh (Lào Cai)... để phương tiện dễ dàng ra vào đường cao tốc. Tại các nút giao này cũng bố trí các trạm thu phí để thu phí hoàn vốn cho đường.

Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đặc biệt quan trọng thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, đó là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc.

>>> Hướng dẫn xe vào cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Đoàn Loan

 

Phụ huynh kéo đến Sở Giáo dục phản đối xóa trường lẻ

Phản đối việc sáp nhập trường lẻ vào trường chính với học sinh tiểu học, phụ huynh ở xã Quang Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã cho con em nghỉ học, rồi kéo nhau lên UBND tỉnh, Sở GD&ĐT kiến nghị.

Chiều 19/9, Sở Giáo dục Nghệ An tổ chức họp báo nêu rõ tình hình học sinh nghỉ học tại điểm lẻ làng Văn Hà, trường tiểu học Quang Sơn, huyện Đô Lương.

phu-huynh-2561-1411134108.jpg

Phụ huynh làng Văn Hà, xã Quang Sơn, dẫn theo con em kéo tới cổng trụ sở Sở Giáo dục để phản đối việc sáp nhập trường lẻ. Ảnh: Nguyễn Hải.

Thực hiện chủ trương sáp nhập để nâng cao chất lượng giáo dục, năm 2012-2013 huyện Đô Lương đã sáp nhập điểm trường lẻ từ làng Văn Hà, xã Quang Sơn về trường chính. Vì trường lẻ Văn Hà có cơ sở vật chất là một ngôi nhà cấp 4 chỉ có 4 phòng học, được xây dựng từ những năm 1981, hiện đã xuống cấp trầm trọng. Khoảng cách từ điểm trường chính đến đến đầu làng Văn Hà là 1,8 km; khoảng cách từ điểm trường lẻ đến điểm trường chính là 2,3 km.

Hai khối 4 và 5 từ điểm trường lẻ đã lên trường chính. Năm 2013-2014, ngành giáo dục tiếp tục sáp nhập 3 khối còn lại 1-2-3. Tuy nhiên, sau khi phổ biến chủ trương thì toàn bộ người dân làng Văn Hà đã phản đối việc sát nhập 3 khối này. Năm học 2013-2014 trong 65 em các khối 1-2-3 này chỉ có 12 em nhập học, còn lại 53 em không đến trường.

Trước vấn đề này, UBND huyện đã báo cáo cấp trên, Sở Giáo dục thành lập đoàn công tác trực tiếp gặp phụ huynh để nghe tâm tư. Huyện cũng đã tổ chức các cuộc đối thoại với phụ huynh để tìm hướng giải pháp. Tuy nhiên, các lần đối thoại đều thất bại do người dân kiên quyết không cho con em mình đi học điểm trường chính. Lý do họ đưa ra là đường đi lại khó khăn, các cháu tuổi chưa tự đi, cha mẹ bận làm ăn không có thời gian đưa đón, tốn kém chi phí.

Kết quả năm 2013-2014 vẫn có 53 học sinh trường này chưa thể đi học. Vì việc này người dân làng Văn Hà đã nhiều lần khiếu kiện lên các cấp, trong đó có 2 lần tổ chức khiếu kiện ra các cơ quan trung ương.

Đến ngày khai giảng năm học mới vừa qua (2014 -2015), trong số 74 học sinh của làng chưa đi học (trong đó 21 em diện tuyển mới) có 25 em đã đến trường. Còn lại 49 em không chịu đến trường do phụ huynh tiếp tục phản đối.

Sáng 19/9, phụ huynh của những học sinh này mang theo con em, kèm theo nhiều tấm biển viết nguệch ngoạc “cháu muốn đi học”, “cháu khao khát đi học”, kéo đến phòng tiếp dân UBND tỉnh. Trưa cùng ngày, họ tiếp tục kéo tới cổng Sở Giáo dục phản đối. Để đảm bảo trật tự, công an Nghệ An đã điều động hàng chục chiến sĩ túc trực khuyên giải, yêu cầu người dân giữ trật tự.

Tại buổi họp báo chiều 19/9, ông Nguyễn Tất Thành, Chủ tịch UBND huyện Đô Lương, khẳng định chủ trương sáp nhập trường là phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp trên địa bàn, góp phần tạo điều kiện tốt hơn để nâng cao chất lượng giáo dục.

Ông Thành cho biết, huyện đã làm đầy đủ thủ tục để đối thoại và lắng nghe tiếng nói của dân, nhưng chưa tháo gỡ được vấn đề. Đến thời điểm hiện tại diễn biến tình hình an ninh trật tự tại Quang Sơn rất phức tạp. “Xuất hiện một số phần tử xấu kích động đe dọa những gia đình cho con em đi học. 5 gia đình có con em đi học bị đốt cây rơm và phá ruộng lúa”, Chủ tịch huyện cho biết.

Từ những diễn biến trên, ông Thành cho rằng trong thời gian sắp tới ngoài việc tuyên truyền để người dân hiểu thì công an cần vào cuộc, có biện pháp nghiêm để xử lý những phần tử kích động.

giam-doc-so-1162-1411134108.jpg

Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở Giáo dục Nghệ An nêu giải pháp về trường tiểu học Quang Sơn. Ảnh: Nguyễn Hải.

Tiếp thu một số ý kiến trong cuộc họp, bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở Giáo dục Nghệ An khẳng định việc sáp nhập điểm lẻ tại trường Quang Sơn đã có lộ trình. Tuy nhiên từ vụ việc này, Sở sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc sáp nhập trường Quang Sơn và các điểm lẻ khác trên địa bàn vì lộ trình thì đúng, nhưng phương pháp làm chưa nhuần nhuyễn và hiệu quả.

Về vấn đề trường Quang Sơn, bà Chi cho biết Sở sẽ tiếp tục làm mọi cách để nâng cao chất lượng dạy học nơi đây. Đối với các em đã nghỉ học một năm qua, Sở sẽ khảo sát, kiểm tra lực học, nếu em nào đủ điều kiện thì được vượt cấp. Số còn lại sẽ chỉ đạo giáo viên phụ đạo, ôn tập cho các em.

“Sẽ đề xuất phương án bán trú tại tiểu học Quang Sơn. Trước mắt do đang khó khăn trong việc bán trú, bà con thay vì nộp tiền thì có thể ủng hộ bằng sản phẩm lương thực có sẵn của địa phương như gạo, ngô, rau, lạc... và góp thêm một chút tiền có thể trong điều kiện của phụ huynh”, bà Chi nêu giải pháp và khẳng định không có chuyện mở lại trường lẻ theo yêu cầu của phụ huynh.

Chiều tối cùng ngày, khi cuộc họp trong trụ sở Sở Giáo dục kết thúc, phía ngoài cổng hàng chục phụ huynh dẫn theo các cháu nhỏ vẫn đứng phản đối. Công an phải túc trực đảm bảo an ninh hơn một giờ đồng hồ thì sự việc mới vãn hồi.

Hải Bình

Theo Vnexpress