Thách thức quốc gia Hồi Giáo trị

Rõ ràng chế độ Hồi Giáo trị đang xuất hiện trở lại trên vũ đài quốc tế. Tin tức hiện thời về chế độ Hồi Giáo trị, qua trung gian truyền thông Tây Phương, là một pha trộn điều ISIS nghĩ về chế độ này và một vài phản ảnh lịch sử.

Thách thức quốc gia Hồi Giáo trị

Vào ngày 29 tháng 6 năm nay, trùng với ngày đầu tiên của tháng ăn chay Ramadan, Quốc Gia Hồi Giáo Iraq và Syria (ISIS) đã tuyên bố phục hồi chế độ nhà nước Hồi Giáo Trị (caliphate).

Abu Bakr al-Baghdadi, một nhân vật trong bóng tối, với giá 10 triệu đôla nếu ai bắt được, đã được tuyên bố là vị tân giáo trưởng cai trị quốc gia (caliph). Trong cố gắng làm sống lại chế độ giáo trưởng cai trị quốc gia này, ISIS muốn phục sinh hoàng kim thời đại bành trướng và thống trị của Hồi Giáo. Đối với phần đông người Tây Phương, quốc gia Hồi Giáo Trị là một điều lạ lẫm, ít nghe, giống như câu truyện Ngàn Lẻ Một Đêm… Tuy nhiên ISIS và cái quốc gia hồi giáo trị mới được công bố đã chiếm đóng nhiều khu vực lớn ở đông bắc Syria và ở Iraq, trong đó có Mosul, thành phố lớn thứ hai trong nước. Với hiệu năng và tàn ác, ISIS đã và đang khủng bố toàn dân Iraq, gây náo loạn cho quân đội và đang tiến về Baghdad nơi nó đe dọa sẽ thảm sát người Hồi Giáo Shi'ites hàng loạt. 

Rõ ràng chế độ Hồi Giáo trị đang xuất hiện trở lại trên vũ đài quốc tế. Tin tức hiện thời về chế độ Hồi Giáo trị, qua trung gian truyền thông Tây Phương, là một pha trộn điều ISIS nghĩ về chế độ này và một vài phản ảnh lịch sử. Giống như nhiều tái dựng quá khứ do động lực ý thức hệ khác, quốc gia Hồi Giáo trị của ISIS dựa trên một quá khứ được lý tưởng hóa, một quá khứ, nếu có, cũng chỉ hiện hữu một thời gian không dài lắm. Dù công bằng mà nói, chế độ Hồi Giáo trị bắt đầu với cái chết của Tiên Tri Muhammad vào tháng Sáu năm 632 CN và tiếp diễn cho tới ngày bị Ataturk hủy bỏ năm 1924, hình thức, thẩm quyền và thành công của nó rất khác nhau tùy theo nơi và tùy theo thời. 

Cuộc khủng hoảng kế thừa

Khởi thủy được tạo ra để duy trì sự thống nhất và lòng tín trung của cộng đồng Hồi Giáo, quốc gia Hồi Giáo trị đã là nguyên nhân gây chia rẽ ngay từ đầu. Khi Tiên Tri Muhammad chết, ngài không để lại bất cứ chỉ thị nào rõ ràng về người thừa nhiệm. Cũng không có chỉ thị nào về người thừa nhiệm trong kinh Kôrăng. Mọi người đều thấy rõ: không ai nối nhiệm ngài trong vai trò Sứ Giả của Thiên Chúa hết. Tuy nhiên, ngài cũng là nhà cai trị thế tục của Medina và của cộng đồng Hồi Giáo mỗi ngày mỗi lớn mạnh. Cả người Sunni lẫn người Shi’ite đều có truyền thống về việc lúc sinh thời, Tiên Tri đã có ý định ai sẽ là người nối nhiệm ngài trong chức năng cai trị. Tuy nhiên, các truyền thống này đôi lúc mâu thuẫn nhau và được các truyền thống sau này thêm thắt rất nhiều. 

Ngay sau cái chết của Tiên Tri Muhammad, có cuộc họp trong đó Umar, một đồng chí nổi bật của Tiên Tri, tuyên bố rằng Abu Bakr, nhạc phụ của Tiên Tri và là một trong số những người ủng hộ Tiên Tri sớm sủa nhất, sẽ lãnh trọng trách cai trị cộng đồng. Đa số đồng ý và các người Hồi Giáo chủ chốt tại cuộc họp này tuyên lời thề bay

 

 

 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ -Tỉnh Dòng Thánh Tâm Việt Nam
Địa chỉ: 269 Nguyễn Văn Đậu - Phường 11- Quận Bình Thạnh - Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: (848) 38 940 446  - Email: fmmvietnam@gmail.com