Tin Thế Giới

Sau khi tốt nghiệp, Foley tham gia tổ chức Dạy học vì nước Mỹ. Anh giảng dạy ở Trường Tiểu học Lowell ở Phoenix, bang Arizona. Các giáo viên hiện tại ở trường này vẫn nhớ Foley là một người ân cần, yêu trẻ và công việc của mình...

Cuộc sống của nhà báo Mỹ trước khi đến Syria

 

 
James Foley, nhà báo Mỹ bị phiến quân Hồi giáo hành quyết mới đây, là con cả trong một gia đình có 5 anh em và từng là một giáo viên lịch sử.
Jame Foley (ngoài cùng bên trái), là con đầu của ông bà John và Diane Foley. Anh sinh vào ngày 18/10/1973 tại New Hampshire.

" data-reference-id="20052071" id="vne_slide_image_0" src="http://l.f32.img.vnecdn.net/2014/08/23/o-FOLEY-FAMILY-900-1-1408764298_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />

Jame Foley (ngoài cùng bên trái), là con đầu của ông bà John và Diane Foley. Anh sinh vào ngày 18/10/1973 tại New Hampshire.

 

James Foley tinh nghịch cùng em trai.

 

Năm anh em rất thân thiết.

 
Foley chọn chuyên ngành lịch sử khi theo học tại Đại học Marquette.

" data-reference-id="20052074" id="vne_slide_image_3" src="http://l.f30.img.vnecdn.net/2014/08/23/o-FOLEY-FAMILY-900-4-1408764298_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />

Foley chọn chuyên ngành lịch sử khi theo học tại Đại học Marquette.

 
Sau khi tốt nghiệp, Foley tham gia tổ chức Dạy học vì nước Mỹ. Anh giảng dạy ở Trường Tiểu học Lowell ở Phoenix, bang Arizona. Các giáo viên hiện tại ở trường này vẫn nhớ Foley là một người ân cần, yêu trẻ và công việc của mình.

" data-reference-id="20052075" id="vne_slide_image_4" src="http://l.f32.img.vnecdn.net/2014/08/23/o-JAMES-FOLEY-570-1408764299_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />

Sau khi tốt nghiệp, Foley tham gia tổ chức Dạy học vì nước Mỹ. Anh giảng dạy ở Trường Tiểu học Lowell ở Phoenix, bang Arizona. Các giáo viên hiện tại ở trường này vẫn nhớ Foley là một người ân cần, yêu trẻ và công việc của mình.

 
Tất cả mọi người, ở khắp nơi, đều thích Jim (tên thân mật của Foley) ngay khi gặp anh. Đàn ông yêu quý anh vì sự hóm hỉnh và thân thiện, phụ nữ thì thích Jime vì nụ cười rạng rỡ và bờ vai rộng, Claire Morgana Gillis, bạn của Foley, chia sẻ.

 

" data-reference-id="20052076" id="vne_slide_image_5" src="http://l.f29.img.vnecdn.net/2014/08/23/o-FOLEY-FAMILY-900-5-1408764298_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />

Tất cả mọi người, ở khắp nơi, đều thích Jim (tên thân mật của Foley) ngay khi gặp anh. Đàn ông yêu quý anh vì sự hóm hỉnh và thân thiện, phụ nữ thì thích Jime vì nụ cười rạng rỡ và bờ vai rộng, Claire Morgana Gillis, bạn của Foley, chia sẻ.

 

 
Dù rất yêu công việc dạy học, Jim sau đó học thạc sĩ chuyên ngành sáng tác tại Đại học Massachusetts Amherst, rồi thêm bằng báo chí tại Trường Báo chí Medill ở Northwestern. Khi tốt nghiệp, anh trở thành phóng viên tự do, đi đến những điểm nóng nguy hiểm nhất trên thế giới.

" data-reference-id="20052077" id="vne_slide_image_6" src="http://l.f32.img.vnecdn.net/2014/08/23/o-JAMES-FOLEY-900-1408764300_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />

Dù rất yêu công việc dạy học, Jim sau đó học thạc sĩ chuyên ngành sáng tác tại Đại học Massachusetts Amherst, rồi thêm bằng báo chí tại Trường Báo chí Medill ở Northwestern. Khi tốt nghiệp, anh trở thành phóng viên tự do, đi đến những điểm nóng nguy hiểm nhất trên thế giới.

 
Joey Snowden, một binh sĩ từng chiến đấu ở Afghanistan, vào sinh ra tử với Foley, cho hay anh không ngờ có ngày mình lại gặp được một người bạn là phóng viên như Foley để có thể tâm sự và chia sẻ.

" data-reference-id="20052078" id="vne_slide_image_7" src="http://l.f30.img.vnecdn.net/2014/08/23/o-JAMES-FOLEY-900-2-1408764301_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />

Joey Snowden, một binh sĩ từng chiến đấu ở Afghanistan, vào sinh ra tử với Foley, cho hay anh không ngờ có ngày mình lại gặp được một người bạn là phóng viên như Foley để có thể tâm sự và chia sẻ.

 
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói những kẻ sát hại Foley cuối cùng cũng sẽ thất bại. Bởi tương lai của thế giới có được nhờ có những người vun đắp nên, thế giới được hình thành nhờ có những người như Jim Foley.

" data-reference-id="20052079" id="vne_slide_image_8" src="http://l.f29.img.vnecdn.net/2014/08/23/o-JAMES-FOLEY-900-3-1408764301_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />

Tổng thống Mỹ Barack Obama nói những kẻ sát hại Foley cuối cùng cũng sẽ thất bại. Bởi tương lai của thế giới có được nhờ có những người vun đắp nên, thế giới được hình thành nhờ có những người như Jim Foley.

 
Ông John Foley, bố của James, nói cuối cùng anh đã được tự do. Đại học Marquette vừa thành lập quỹ Học bổng James Foley để tưởng nhớ James và sự cống hiến của anh.

" data-reference-id="20052080" id="vne_slide_image_9" src="http://l.f30.img.vnecdn.net/2014/08/23/o-JAMES-FOLEY-900-4-1408764297_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />

Ông John Foley, bố của James, nói cuối cùng anh đã được tự do. Đại học Marquette vừa thành lập quỹ Học bổng James Foley để tưởng nhớ James và sự cống hiến của anh.

 

 

Khánh Lynh. Ảnh: Huffingtonpost

Ngón đàn Richard Clayderman - thời gian làm thay đổi cảm xúc

Đêm nhạc Richard Clayderman giúp khán giả hồi tưởng ký ức lãng mạn, nhưng khó có thể đem lại cảm xúc mà băng, đĩa một thời từng mang đến cho họ.

Diễn ra tại Hà Nội tối 23/8, đêm biểu diễn của danh cầm người Pháp quy tụ 3.000 khán giả ngồi kín các hàng ghế của Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Thế hệ 5x - 6x chiếm số đông, còn lại là 7x – 8x và một số em nhỏ được cha mẹ dẫn đi thưởng thức tiếng đàn của người nghệ sĩ mà họ coi là “thần tượng”.

Chương trình kéo dài khoảng 90 phút. Hỗ trợ cho Richard Clayderman ngoài dàn nhạc dây của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam còn có đĩa playback với phần trống và âm thanh điện tử thu trước. Nghệ sĩ chơi những bản nhạc cũ gắn với tên tuổi mình, bản hòa tấu được phối lại từ các tác phẩm nổi tiếng và cả những bản nhạc mới trong album gần đây nhất của ông là Romantique, ra mắt năm 2013.

Sân khấu đêm nhạc

Sân khấu đêm nhạc. Ảnh: The Q Chemistry.

Sau 40 năm hoạt động âm nhạc, ở tuổi 60, Richard Clayderman vẫn giữ được phong thái hào hoa của người nghệ sĩ Pháp, thể hiện ở giọng nói, nụ cười thân thiện và bàn tay lướt trên những phím đàn. Mỗi lần ông cất giọng giao lưu bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp hoặc pha trò, khán giả lại được dịp phấn khích và vỗ tay. Thời gian không còn giữ được hình ảnh chàng trai Pháp lãng mạn có đôi mắt mơ màng như trên bìa đĩa, nhưng nụ cười và ánh mắt của Richard vẫn gợi được cho khán giả, đặc biệt là những ai trải qua thời kỳ 1980 – 1990, những ký ức ngọt ngào. Tuy vậy, về phần nghe của đêm nhạc, họ khó có thể tìm được cảm xúc mà băng cassette hay đĩa CD năm xưa mang lại. 

Vào những năm 1980, khi cuộc sống còn cực khổ, Richard đã đem sự hào nhoáng của phương Tây tới với người nghe nhạc Việt Nam. Ông dễ dàng trở thành dấu ấn mạnh mẽ cho một thời kỳ. Trải qua nhiều năm, thời gian cũng khiến gu thưởng thức của khán giả ngày một cao hơn, có những đòi hỏi khắt khe hơn với người nghệ sĩ.

Richard Clayderman bên cây đàn Piano. Ảnh: The Q Chemistry.

Richard Clayderman bên cây đàn Piano. Ảnh: The Q Chemistry.

Trong đêm nhạc "Richard Clayderman in Concert by VPBank", Richard Clayderman sử dụng rất nhiều “kỹ xảo” từ đĩa playback để hỗ trợ cho phần chơi đàn của mình. Nhịp trống và các âm thanh điện tử bè cho tiếng đàn của Richard nhưng không hòa quyện, tạo nên cảm giác hời hợt và thiếu chiều sâu, như thể ông đang đánh theo một đĩa playback thu sẵn. Vang lên trong khán phòng của Trung tâm Hội nghị, từng nốt nhạc phát ra từ chiếc dương cầm không du dương, lãng mạn như nó từng được mến mộ, mà giống như tiếng của đàn organ dùng để tạo ra âm thanh midi phục vụ cho các video karaoke trên máy tính. 

Ngay cả bản nhạc nổi tiếng nhất của Richard Clayderman là Ballade pour Adeline cũng khó mang lại cho người nghe cảm giác cũ. Vị nghệ sĩ người Pháp cũng "cover" một loạt bản hit của nhóm ABBA, ca sĩ Stevie Wonder hay những giai điệu trong phim Titanic nhưng tất cả đều thiếu sự hòa quyện mà giống như chắp vá, cách chuyển giai điệu không ăn nhập và dễ dàng lướt qua tai.

Bản nhạc Mariage d'amour của Richard Clayderman vốn được khán giả Việt Nam rất yêu mến lại không được chơi. Thay vào đó, ông thể hiện nhiều bản nhạc mới hơn nên đôi chỗ tạo cảm giác lạ lẫm. 

Khán phòng 3.000 chỗ ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia chật kín khán giả tới xem nghệ sĩ dương cầm người Pháp biểu diễn. Ảnh: The Q Chemistry.

Khán phòng 3.000 chỗ ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia chật kín khán giả tới xem nghệ sĩ dương cầm người Pháp biểu diễn. Ảnh: The Q Chemistry.

Đêm nhạc phần nào lý giải vì sao nhiều nhà phê bình hay nhạc sĩ trên thế giới lại cho rằng Richard Clayderman có kỹ thuật hạn chế, trình diễn nhạc mang chất tính thương mại khi đã chơi các bản nhạc cổ điển ở dạng cách điệu. Nhạc của ông có thể vẫn thu hút số đông, nhưng khó làm hài lòng những tai nghe nhạc khắt khe.

Tuy nhiên, cuộc hội ngộ với Richard Clayderman ít nhiều làm thỏa mãn khán giả thủ đô ở một số khía cạnh về mặt tinh thần. Màn hình vẫn sử dụng những hình ảnh từ thời trai trẻ của ông, đôi khi lồng ghép hình ảnh thiên nhiên gợi nhớ tới những chương trình truyền hình từng sử dụng nhạc Richard Clayderman làm nhạc hiệu. 

Sau đêm diễn tại Việt Nam, Richard Clayderman tiếp tục lên đường tới Mexico để biểu diễn vào ngày 31/8. Từ nay đến cuối năm, ông sẽ còn bốn đêm diễn ở Israel vào tháng 9, bốn đêm diễn ở Nam Phi vào tháng 10 và hai đêm diễn ở Đài Loan vào tháng 12.

Kim Phong

 

Nhà nước Hồi giáo đe dọa Chicago, Washington DC

Một lời đe dọa kèm những hình ảnh ở Chicago, Washington mới đây được đăng tải trên mạng Twitter, với mục đích thông báo rằng các phần tử của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã có mặt trên đất Mỹ.
isis-3140-1408765342.jpg

Những thông điệp đe dọa được chụp trước tòa nhà ở Chicago và Nhà Trắng ở Washington. Ảnh: Twitter.

"Chúng tao đang ở bang của ngươi. Chúng tao đang ở thành phố của ngươi. Chúng tao đang trên đường phố của ngươi. Các ngươi là mục tiêu của chúng tao ở khắp mọi nơi", một tài khoản trên mạng xã hội Twitter viết hôm 9/8 và sự việc được New York Post đưa tin hôm qua. Tiêu đề thông điệp là "Thông điệp ISIS gửi tới Mỹ".

Dòng tin nhắn đính kèm hai bức ảnh, trong đó có một bàn tay cầm tờ giấy chung thông điệp, được chìa ra trước Tòa nhà Old Republic ở Chicago. Bức ảnh khác cho thấy tin nhắn tương tự trên điện thoại ở trước cổng Nhà Trắng. 

Thông điệp có thể do lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) hoặc những người ủng hộ tổ chức này đăng tải, tuy nhiên nó vẫn chưa được xác thực. Nếu đó là thực, lời cảnh báo sẽ khớp với phân tích của các chuyên gia an ninh Mỹ, rằng Chicago, quê nhà của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nằm trong tầm ngắm của lực lượng khủng bố này, CBS Chicago cho hay. 

Trong khi đó, Bộ An ninh Nội địa Mỹ và Cục Điều trang Liên bang (FBI) hôm qua phát thông báo an ninh tới tất cả các cơ quan hành pháp nước này. Theo AP, thông báo cho biết đến nay chưa có mối đe dọa nào trên đất Mỹ, nhưng nhắc nhở các cơ quan cảnh giác trước mối đe dọa từ IS. 

Tổ chức khủng bố mang tên Nhà nước Hồi giáo tuần này công bố đoạn video hành quyết nhà báo Mỹ James Foley, nhằm trả đũa việc tổng thống Mỹ ra lệnh không kích chúng. Những tên khủng bố có thể còn giữ 20 người từ các nước phương Tây khác và cảnh báo sẽ tiếp tục giết con tin. 

Trọng Giáp

Theo Vnexpress