Tin Thế Giới

heo lệnh ngừng bắn tạm thời, lực lượng ly khai chỉ có một tuần để hạ vũ khí. Sau thời gian này, "họ sẽ bị tiêu diệt", hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói với sĩ quan quân đội ở miền đông. Lệnh ngừng bắn "không có nghĩa là không đáp trả những hành động gây hấn với quân đội. Chúng ta sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ lãnh thổ quốc gia"...

Ukraine dừng chiến dịch trấn áp miền đông một tuần

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua ra lệnh ngừng bắn kéo dài 7 ngày đồng thời cảnh báo các tay súng ly khai miền đông có thể đối mặt với cái chết nếu không buông vũ khí trong thời gian này.
Ukrainian servicemen are pictured at the military camp near the town of Svyatogorsk in Eastern Ukraine, June 20, 2014. Russia said a ceasefire announced by Ukrainian President Petro Poroshenko on Friday was not a peace offer but an ultimatum to pro-Russian separatists, Russian news agencies cited the Kremlin press service as saying. REUTERS/Stringer (UKRAINE - Tags: POLITICS CIVIL UNREST MILITARY)

Binh sĩ Ukraine tại một điểm đóng quân gần thành phố Svyatogorsk, miền đông Ukraine. Ảnh: Reuters.

Theo lệnh ngừng bắn tạm thời, lực lượng ly khai chỉ có một tuần để hạ vũ khí. Sau thời gian này, "họ sẽ bị tiêu diệt", hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói với sĩ quan quân đội ở miền đông. Lệnh ngừng bắn "không có nghĩa là không đáp trả những hành động gây hấn với quân đội. Chúng ta sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ lãnh thổ quốc gia".

Lệnh ngừng bắn kéo dài từ 22h ngày 20/6 đến 10h ngày 27/6. Ngay sau thông báo ngừng bắn, ông Poroshenko còn triển khai kế hoạch hòa bình gồm 15 vấn đề nhằm chấm dứt tình hình bất ổn tại khu vực nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine. Lực lượng ly khai khu vực này bắt đầu chiếm giữ nhiều thành phố, tòa nhà chiến lược, tự tuyên bố thành lập "cộng hòa nhân dân".

Thông báo của tổng thống Ukraine được đưa ra sau khi một cuộc giao tranh ác liệt xảy ra hôm 19/6 tại khu vực gần biên giới với Nga, gây ra thương vong nặng nề cho lực lượng ly khai và binh sĩ chính phủ. Tuy nhiên lực lượng ly khai miền đông đều từ chối đề nghị của Poroshenko.

"Sẽ không có ai bỏ vũ khí trừ khi quân chính phủ rút hết khỏi vùng đất của chúng tôi", AFP dẫn lời Valeriy Bolotov, thành viên lực lượng tự vệ của nhà nước tự xưng "Cộng hòa nhân dân Luhansk" nói.

Trong khi đó, chính phủ Nga cho rằng đây không phải một đề nghị hòa bình và đàm phán mà là một tối hậu thư yêu cầu lực lượng ly khai ở miền đông nam Ukraine hạ vũ khí.

Kiev bắt đầu chiến dịch trấn áp quân sự vào miền đông Ukraine từ giữa tháng 4, nhằm chiếm lại quyền kiểm soát các thành phố, thị trấn trong khu vực bị lực lượng ly khai có vũ trang chiếm giữ. Tình hình bất ổn ở miền đông xảy ra không lâu sau khi tổng thống Viktor Yanukovych bị quốc hội phế truất hồi tháng 2.

Như Tâm

 

Mỹ, Nhật, Ấn sắp tập trận chung ở Thái Bình Dương

Hải quân Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tổ chức tập trận chung ở phía bắc Thái Bình Dương vào cuối tháng sau, một động thái dự kiến gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Trung Quốc.
malabar-3363-1403320019.jpg

Tàu chiến các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore và Australia trong tập trận Malabar năm 2007. Ảnh: Wikipedia

Theo Times of India, cuộc tập trận mang tên Malabar được xem là một biểu tượng của sự hợp tác an ninh ngày càng mạnh mẽ giữa ba quốc gia trên.

Hải quân Ấn Độ cử 4-5 tàu đến cuộc tập trận này, trong đó có một tàu khu trục lớp Rajput và một tàu khu trục tàng hình lớp Shivalik. Các tàu Mỹ và Nhật Bản tham gia tập trận chưa được tiết lộ.

"Các chiến hạm ban đầu sẽ tham gia cuộc tập trận Indra với Nga ở ngoài khơi Vladivostok, sau đó đến bắc Thái Bình Dương vào cuối tháng 7 để tập trận Malabar mà ngoài Ấn Độ và Mỹ còn có cả Nhật Bản tham dự", một quan chức Ấn Độ cho biết.

Tập trận Malabar được tổ chức trước một cuộc diễn tập chống khủng bố chung giữa Ấn Độ và Mỹ vào tháng 9 tới. Đây là hai cuộc tập trận quan trọng nhất của lực lượng vũ trang Ấn Độ kể từ khi tân thủ tướng Narendra Modi đắc cử.

Tập trận Malabar là một mối lo ngại đối với Trung Quốc. Nước này xem đây là một nỗ lực hợp tác của Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Bắc Kinh.

ban-do-6385-1403320019.jpg

Bản đồ cho thấy vị trí của vùng biển bắc Thái Bình Dương. Đồ họa: NOAA

Vào Malabar năm 2007, New Delhi và Tokyo lần đầu tổ chức tập trận hải quân chung cùng ba nước khác ở vịnh Bengal. Bắc Kinh khi đó đã lên tiếng phản đối dù địa điểm này hoàn toàn cách xa bờ biển Trung Quốc.

Địa điểm tập trận năm nay ở bắc Thái Bình Dương dự kiến sẽ gây tức giận cho Bắc Kinh khi căng thẳng với Tokyo ở biển Hoa Đông vẫn chưa lắng dịu.

Trung Quốc đang nỗ lực tái thiết quan hệ với Ấn Độ sau khi ông Modi lên nhậm chức và sẽ theo dõi chặt chẽ sự hợp tác giữa New Delhi với Tokyo. Thủ tướng Modi dự kiến có cuộc gặp với Thủ tướng Shinzo Abe ở Nhật Bản vào đầu tháng 7 tới để mở rộng mối quan hệ chiến lược giữa hai quốc gia.

Anh Ngọc

 

Obama hối thúc hạ nhiệt căng thẳng Biển Đông

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua hối thúc Trung Quốc và các nước láng giềng giải quyết hòa bình tranh chấp xung quanh việc khoan dầu ở Biển Đông và tránh gia tăng căng thẳng. 
obama-9233-1403312256.jpg

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 19/6 phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

"Điều quan trọng là chúng ta cần giải quyết những tranh chấp như tranh chấp hàng hải phù hợp với luật quốc tế, và kêu gọi tất cả các bên liên quan duy trì một khung pháp lý để xử lý các vấn đề, thay vì làm leo thang tình hình, có thể ảnh hưởng tới việc đi lại trên biển và thương mại", ông Obama hôm qua nói. 

Theo Reuters, tổng thống Mỹ đưa ra bình luận sau một cuộc họp tại Phòng Bầu dục với Thủ tướng New Zealand John Key. Ông Key cũng thể hiện mối quan ngại tương tự.

Trong cuộc gặp mặt, ông Obama thể hiện mong muốn đến New Zealand hoặc là trong năm nay, khi ông tới Brisbane, Australia dự hội nghị G20, hoặc trước khi hết nhiệm kỳ. Tổng thống Mỹ và thủ tướng New Zealand cũng thảo luận về các vấn đề như biến đổi khí hậu, Triều Tiên, quan hệ với Trung Quốc và cuộc khủng hoảng tại Iraq. 

Trung Quốc tuần này tuyên bố triển khai 4 giàn khoan Nam Hải 2, 4, 5 và 9 ở Biển Đông. Hồi đầu tháng 5, nước này hạ đặt giàn trái phép khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan còn đâm va, phun vòi rồng công suất lớn vào các tàu dân sự Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ trên biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Trọng Giáp

Theo Vnexpress