Tin Thế Giới

Dù phải đảm nhận công việc bận rộn của một chính trị gia, cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra vẫn dành nhiều thời gian ở bên gia đình và chăm sóc cậu con trai duy nhất của bà...

Gia đình nhỏ của cựu thủ tướng Thái Lan

Dù phải đảm nhận công việc bận rộn của một chính trị gia, cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra vẫn dành nhiều thời gian ở bên gia đình và chăm sóc cậu con trai duy nhất của bà.
Born 21 June 1967 Youngest of nine children; elder brother is former PM Thaksin Shinawatra Graduate in political science and business administration, master's degree, Kentucky State University Married to businessman Anusorn Amornchat; has one son

Yingluck Shinawatra, sinh năm 1967, là con út trong gia đình 9 người con. Anh trai bà, Thaksin Shinawatra từng là thủ tướng Thái Lan và mất chức trong cuộc đảo chính của quân đội năm 2006. Ảnh: Reuters.

Graduate in political science and business administration, master's degree, Kentucky State University

Bà Yingluck tốt nghiệp thạc sĩ khoa học chính trị và quản trị doanh nghiệp Đại học Bang Kentucky năm 1991. Bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan vào năm 2011, sau khi dẫn dắt đảng Pheu Thái giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Bà bị Tòa án tối cao tước bỏ chức vụ hồi đầu tháng 5 với cáo buộc lạm quyền.  Ảnh: Cambodia Herald.

Bà đã kết hôn nhưng không đăng ký về mặt pháp luật, chồng bà là Anusorn Amornchat, Tổng giám đốc của M Link Asia Corporation PCL, tập đoàn hiện do chị gái bà sở hữu.

Cựu thủ tướng Yingluck kết hôn vào năm 1995. Chồng bà là Anusorn Amornchat, Chủ tịch và là Giám đốc điều hành của doanh nghiệp M Link Asia Corp. Ảnh:Reuters.

Vợ

Hai người có một cậu con trai tên Supasek Amornchat, 12 tuổi. Trong ảnh, bà Yingluck cùng chồng (bên trái) và con trai tới bãi biển Pattaya đón năm mới. Ảnh:Pattaya Mail.

Thailand's elected prime minister Yingluck Shinawatra (R, Back) accompanies her son Supasek Amornchat (L, Back) to acquire an identification card for him in Bangkok, Thailnd, July 11, 2011. A new law which requires Thai citizens to have an ID card beginning at the age of seven became effective on July 10, 2011. (Xinhua/Rachen Sageamsak)

Cựu thủ tướng Yingluck đưa con trai đi làm chứng minh nhân dân hồi năm 2011, sau khi điều luật quy định công dân Thái Lan phải có chứng minh nhân dân từ khi 7 tuổi có hiệu lực. Ảnh: Xinhua.

Supasek Amornchat kisses his mother Yingluck Shinawatra during her birthday at their house in Bangkok June 21, 2011. Yingluck Shinawatra is the sister of toppled former Thai premier Thaksin Shinawatra and the prime ministerial candidate for the country's biggest opposition Puea Thai party. REUTERS

Supasek hôn lên má chúc mừng sinh nhật lần thứ 44 của mẹ. Ảnh: Reuters.

gia-dinh-Yingluck011-6706-1401792859.jpg

Bà Yingluck đưa con trai đi ăn pizza vào một tối cuối tuần. Ảnh: Nation.

gia-dinh-Yingluck014-5461-1401792859.jpg

Nữ cựu thủ tướng thường đưa con trai tới trụ sở của đảng cầm quyền Pheu Thai. Ảnh: Nation.

Supasek

Supasek ngồi vào bàn làm việc của mẹ khi bà Yingluck còn đương chức. Khu vực làm việc của thủ tướng Thái Lan thường mở cửa cho trẻ em tham quan vào ngày Quốc tế thiếu nhi hàng năm. Ảnh: Nation.

10306731-792111464166644-21247-1427-6901

Bà Yingluck cùng con trai, trong bức ảnh được đăng tải lên trang Facebook cá nhân kèm những lời đầu tiên của bàn dành cho công chúng kể từ sau khi bị tước chức vụ. Ảnh: Facebook

Như Tâm

Hơn 180 người thiệt mạng trong chiến dịch ở đông Ukraine

 

 

 

Chiến dịch quân sự của chính quyền Kiev tại miền đông Ukraine đến nay đã khiến 181 người thiệt mạng và 293 người bị thương.
uk-3630-1401805688.jpg

Những người biểu tình ở Luhansk đưa thi thể đồng đội về căn cứ hôm qua. Ảnh:AFP

Quyền Bộ trưởng Tư pháp Ukraine Oleg Makhnitsky hôm nay thông báo con số thiệt hại mới nhất nói trên, trong đó có 59 quân nhân thiệt mạng, cùng hơn 200 người bị bắt cóc kể từ khi bạo lực bùng phát ở Luhansk và Donetsk, RT cho hay.

Ông Makhnitsky cho biết thêm, 675 tổ chức có liên quan đến các hoạt động chống chính quyền, khủng bố và chia rẽ tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine hiện đang bị điều tra.

Trong khi đó, Vladislav Seleznev, người phát ngôn của "chiến dịch chống khủng bố" cho biết lực lượng tự vệ ở miền đông mất 300 người, theo RIA Novosti.

Chính quyền Kiev thực hiện chiến dịch chống khủng bố ở miền đông từ tháng 4, sau khi những người biểu tình yêu cầu quyền độc lập khỏi Ukraine. Chiến dịch quân sự của Kiev còn được tăng cường hơn sau ngày 11/5, khi "Cộng hòa Nhân dân Luhansk" và "Cộng hòa nhân dân Donetsk" tự tuyên bố là các quốc gia độc lập.

Sau cuộc bầu cử tổng thống hôm 25/5, tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng tuyên bố chiến dịch trấn áp ở đông nam nước này sẽ tiếp diễn. Ông yêu cầu chiến dịch cần phải hiệu quả hơn, các đơn vị quân sự cần được trang bị tốt hơn, mặc dù quân đội Kiev đã sử dụng các đơn vị pháo hạng nặng, súng cối, máy bay chiến đấu và trực thăng, xe bọc thép và xe tăng.

Hôm qua, khi máy bay chiến đấu của Kiev tấn công Luhansk, có 8 người thiệt mạng sau một vụ nổ ở tòa nhà hành chính khu vực. Những người bị thương bị mắc kẹt bên trong. Chính quyền tự xưng của Cộng hòa nhân dân Luhansk cho biết không lực của Ukraine sử dụng máy bay quân sự để dội bom thành phố này.

Hôm nay, không lực Ukraine còn tấn công làng Semyonovka ở gần Slavyansk bằng tên lửa, một nguồn tin của lực lượng dân quân nói với Itar-Tass. Có 2 người thiệt mạng và khoảng 10 người bị thương trong trận chiến này. Tuy nhiên, Vyacheslav Ponomarev, thị trưởng tự xưng của Slavyansk cho biết quân Ukraine sau đó đã rút lui. Semyonovka vẫn thuộc quyền kiểm soát của phe nổi dậy.

Trong cuộc họp của Quốc hội Ukraine hôm nay, Vladimir Medyanik, một nhà lập pháp thuộc đảng Cộng sản thúc giục chính phủ nước này ngay lập tức dừng chiến dịch đổ máu ở miền đông, khi hàng trăm người thiệt mạng.

"Chiến sự nên chấm dứt ngay lập tức. Không thể có người chiến thắng trong cuộc nội chiến", ông Medyanik nói.

Khánh Lynh

Báo Nga khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa

 

 

 

Báo Nga Gazeta.ru khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa lần đầu tiên được nhắc đến vào thế kỷ thứ 17 trong một cuốn bản đồ của Việt Nam và từ đó người Việt đã có nhiều hành động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này.
x-5608-1401781379.png

Bài viết đăng tải trên Gazeta.ru. Ảnh chụp màn hình.

Các thông tin về quần đảo Hoàng Sa được đăng tải trong bài viết có tựa đề "Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận" của tác giả Vladimir Korjagin trên báo Nga Gazeta.ru hôm 1/6. Tác giả bài viết đưa ra một số chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời khái quát về tranh chấp xung quanh quần đảo này. Gazeta.ru là một trong những trang báo điện tử tư nhân lớn ở Nga, với gần 3 triệu lượt truy cập mỗi ngày, theo Alexa.

Tác giả cho biết quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được nhắc đến lần đầu vào thế kỷ 17 trong một tập bản đồ của Việt Nam. Khi đó, Hoàng Sa được gọi với cái tên có nghĩa là "Cát vàng". Năm 1721, Việt Nam thiết lập cơ quan hành chính Hoàng Sa để tiến hành khai thác. Trong khi đó, các biên niên sử và tài liệu của Trung Quốc trong cùng thời kỳ, gồm cả Đại sử ký của triều Thanh, đều không nhắc đến cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vào đầu thế kỷ 19, Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, đã tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một lượng lớn các loại bản đồ với Hoàng Sa được thể hiện là lãnh thổ của Việt Nam, được xuất bản trong thời gian này.

Hoàng Sa còn được các thủy thủ người Pháp và Hà Lan tới Việt Nam nhắc đến. Việt Nam thậm chí còn xây dựng một hạm đội nhỏ để kiểm soát hoạt động đánh cá của tàu ngoại quốc ở gần Hoàng Sa, bài báo khẳng định.

Đến cuối thế kỷ 19, người dân Trung Quốc trên đảo Hải Nam trục vớt và chiếm đoạt hàng hóa trên hai con tàu của Anh gặp nạn ở Hoàng Sa, khiến chính phủ Anh tức giận. Khi đó, Trung Quốc đã trả lời rằng Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc nên họ không chịu trách nhiệm về bất cứ chuyện gì xảy ra ở đây.

Tác giả bài viết cho biết, mãi tới năm 1933, Trung Quốc mới xuất bản cuốn "Bản đồ hành chính mới của Trung Quốc", gọi quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa lần lượt là "Nam Sa" và "Tây Sa", thuộc quản lý hành chính của tỉnh Quảng Đông.

Lợi dụng tình hình rối ren khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh, Trung Quốc năm 1946 đem quân chiếm một số đảo. Một năm sau đó, Tưởng Giới Thạch ban một quyết định coi Trường Sa và Hoàng Sa là một phần lãnh thổ Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và Pháp. 

Năm 1956, Trung Quốc lại đưa quân chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực. Kể từ thời điểm này, Trung Quốc bắt đầu có những hành động ngang ngược nhằm khẳng định chủ quyền phi lý với Hoàng Sa.

Bài viết nhận định tình hình trên Biển Đông một lần nữa căng thẳng trở lại từ khi Trung Quốc hồi đầu tháng 5 đưa giàn khoan dầu vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đồng thời điều nhiều tàu hải cảnh, tàu quân sự, máy bay ra bảo vệ.

Hành động này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. Mỹ lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đang khiến tình hình bất ổn và ủng hộ Việt Nam có hành động pháp lý với Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn không có phản ứng nào mang tính xây dựng tới cộng đồng quốc tế, tác giả bài báo viết.

Bài báo còn dẫn lời ông Nikolai Kolesnik, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Nga từng chiến đấu ở Việt Nam, cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho những căng thẳng hiện nay. "Không sớm thì muộn Việt Nam sẽ có được lẽ phải lịch sử đối với quần đảo Hoàng Sa. Mọi ý định giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp sức mạnh đều dẫn đến ngõ cụt, kết thúc dưới vực thẳm", ông Kolesnik nhận định.

Như Tâm

Theo Vnexpress