Tin Thế Giới

Nga không hỗ trợ yêu sách chủ quyền rộng lớn (bành trướng) của Trung Quốc và gần đây đã ủng hộ Việt Nam - một khách hàng vũ khí lớn của Nga trong vấn đề Biển Đông...

Biển Đông: "Nga không hỗ trợ Trung Quốc mà ủng hộ Việt Nam"

27/05/14 09:59

(GDVN) - Nga có quan hệ đặc biệt với Việt Nam, trên thực tế Nga là một người bạn thân của Việt Nam và rõ ràng rằng Nga sẽ tiếp tục quan hệ với Việt Nam.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Tờ The Moscow Times ngày 27/5 đăng phân tích của Morena Skalamera, một học giả thuộc Dự án Năng lượng - địa chính trị của trung tâm Belfer trường Kennedy, đại học Harvard bình luận, Nga lo ngại về ý định của hải quân Trung Quốc trong khu vực Thái Bình Dương và Bắc Cực.

Ngay cả khi Bắc Kinh - Moscow phát triển quan hệ gần gũi hơn, Nga vẫn tiến hành cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Nga không hỗ trợ yêu sách chủ quyền rộng lớn (bành trướng) của Trung Quốc và gần đây đã ủng hộ Việt Nam - một khách hàng vũ khí lớn của Nga trong vấn đề Biển Đông.

Vụ giàn khoan 981 và bài học Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Gạc Ma

Hôm 23/5, Dmitry Mosyakov, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á - Úc và châu Đại Dương từ Moscow nhận xét trên Đài Tiếng nói Nước Nga, trước đây trong một số lĩnh vực của đời sống quốc tế, lợi ích của Nga và Trung Quốc trùng nhau.

Nhưng ở các khu vực khác, nơi 2 nước có lợi ích khác nhau, Nga và Trung Quốc không thực hiện bất kỳ chính sách chung nào cùng nhau, đó là một thực tế. Nga có quan hệ đặc biệt với Việt Nam, trên thực tế Nga là một người bạn thân của Việt Nam và rõ ràng rằng Nga sẽ tiếp tục quan hệ với Việt Nam.

Đối với Trung Quốc, họ cũng có bạn bè và kẻ thù của mình, vì vậy Trung Quốc có chính sách của Trung Quốc, Nga có chính sách của Nga, nhưng sẽ có sự phối hợp nhiều hơn giữa Moscow và Bắc Kinh.

Mặc dù Nga - Trung đẩy mạnh hợp tác song phương, nhưng Nga có lợi ích riêng của Nga, Trung Quốc có lợi ích riêng của Trung Quốc. Ảnh: RIA Novosti / Alexey Druzhinin.

François Godement, giáo sư khoa học chính trị từ trung tâm Sciences Po, giám đốc chiến lược Trung tâm Châu Á tại Paris phân tích, Nga là một nước ủng hộ truyền thống của Việt Nam trong khi Việt Nam có nhiều khả năng đối mặt với xung đột vũ trang vì bị Trung Quốc bắt nạt trên Biển Đông. Và Nga sẽ mất bạn bè rất nhanh một khi có những bước tiến gần tới Trung Quốc.

Tầm nhìn ngoại giao của Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin là ông luôn luôn kiểm soát hành động của Nga ở Đông Á để cân bằng giữa Trung Quốc và các nước khác, bao gồm cả Hàn Quôc và Nhật Bản. 

Cả 2 nước này đều đã khá miễn cưỡng thực hiện ngay lập tức các biện pháp trừng phạt Moscow trong cuộc khủng hoảng Crimea. Nếu ông Putin có những hành động khuyến khích 2 nước này đối phó với Nga, thì ngay lập tức sẽ thấy được những hỗ trợ hơn nữa của Nhật Bản và Hàn Quốc cho chính sách của phương Tây, đặc biệt là Mỹ đối với Nga.

Vụ giàn khoan 981 và bài học Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Gạc Ma

Giáo sư Đinh Ngọc Thụ từ Viện Quan hệ Quốc tế đại học Chính trị Đài Loan nói với Đài Tiếng nói Nước Nga, ông không biết Tập Cận Bình sẽ làm thế nào để dung hòa hai mục tiêu hoàn toàn khác nhau mà ông tuyên bố tại Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á, tổ chức tại Thượng Hải vừa qua.

Tại đây Tập Cận Bình vừa đề xuất cái gọi là một mô hình mới của thỏa thuận an ninh, hợp tác toàn diện và bền vững ở châu Á, cam kết giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp ngoại giao, thương lượng hòa bình. Nhưng cũng chính ông Bình khẳng định sẽ bảo vệ cái gọi là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.

Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan đến Philippines?
 
Tổng thống Aquino lo ngại Trung Quốc sẽ đặt giàn khoan trong vùng biển Philippines.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo, Trung Quốc có thể lặp lại chiến thuật khai đưa giàn khoan vào vùng biển của Philippines.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, ông Aquino nói rằng Trung Quốc đang chơi "một trò chơi nguy hiểm và chính sách ngoại giao pháo hạm", có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Nguyên thủ Philippines cho biết, ông đã nhận được báo cáo về các vụ tàu nghiên cứu, thăm dò của Trung Quốc vào gần khu vực dầu lửa Galoc, cách bờ biển đảo Palawan khoảng 60 hải lý.

"Thông thường, những gì xảy ra với Việt Nam cuối cùng sẽ xảy ra với Philippines" - ông Aquino nói, đề cập đến cách thức Trung Quốc gây căng thẳng trong quan hệ với các nước đang có tranh chấp chủ quyền.

Từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng biển Việt Nam, đồng thời triển khai hơn 100 tàu thuyền các loại, trong đó có cả tàu và máy bay quân sự, để bảo vệ giàn khoan.

Ông Aquino nhấn mạnh không muốn khiêu khích Trung Quốc, nhưng kêu gọi nước này tránh hành động đơn phương, vi phạm các Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông, được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002. Theo lãnh đạo Philippines, 10 nước thành viên ASEAN, trong đó, một số nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, cần có "một tiếng nói mạnh mẽ và rõ ràng", về cách thức giải quyết những tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bắc Kinh luôn tìm cách giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông với từng nước liên quan, trong khuôn song phương và chống lại các đề xuất quốc tế hóa, đàm phán đa phương giải quyết tranh chấp.

Tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines, cho biết Việt Nam đang cân nhắc có hành động pháp lý với Trung Quốc, giống như Philippines. Tổng thống Aquino đã thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc này, và hoan nghênh Việt Nam có các hành động pháp lý để kiện Trung Quốc. 

Philippines cam kết cử các chuyên gia pháp lý tư vấn cho Việt Nam về cơ chế của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc là một bên tham gia UNCLOS, song không công nhận thẩm quyền của tòa án trong các tranh chấp như thế này.

Ông Aquino bổ rung rằng, nếu chính sách nguy hiểm của Trung Quốc dẫn đến thương vong, nó sẽ khó khăn hơn cho các nhà lãnh đạo lùi bước. "Một khi sinh mạng đã mất đi, tình hình sẽ phức tạp hơn bao giờ hết" - ông Aquino nói.

Vụ giàn khoan 981 và bài học Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Gạc Ma

(GDVN) - Nhưng khi Trung Quốc đã nhe nanh, các nước có yêu sách chủ quyền phải đối mặt với một sự thay đổi thực tế trên mặt biển. Trung Quốc ở quá gần và quá mạnh

Ông Tập Cận Bình thị sát tàu sân bay Liêu Ninh, biểu tượng sức mạnh của hải quân Trung Quốc những năm gần đây.

Tờ Huffington Post ngày 21/5 đăng bài phân tích của Nayan Chanda, biên tập viên tờ Yale Global bình luận, trong vụ kéo giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đã lặp lại thủ đoạn muôn thủa, đục nước béo cò, ngư ông đắc lợi.

Xem xét các bước đi có tính toán rủi ro Trung Quốc đang thực hiện trong vụ giàn khoan 981, dường như Bắc Kinh kết luận rằng trong lúc Mỹ và phương Tây còn bận tâm tới Ukraine, Syria, Iraq còn ở Đông Á, Mỹ - Nhật - Hàn vẫn không chắc chắn làm thế nào để đối phó với đe dọa của Bắc Triều Tiên, tình hình "thực sự là tuyệt vời" (để thực hiện âm mưu bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông - PV).

Trên Hoa Đông, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dường như đã kết luận rằng chỉ bằng cách kiềm chế (2 bên) rơi vào 1 cuộc chiến mới có thể ngăn cản Trung Quốc chiếm đoạt Senkaku và kiểm soát Hoa Đông. Ở Biển Đông, Việt Nam bị hành động hung hăng của Trung Quốc dồn ép, người Việt có thể từ bỏ sự kiềm chế lâu nay, dù không ngăn chặn Bắc Kinh bằng phương tiện quân sự nhưng họ có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines đã làm.

Sự xích lại gần nhau trên thực tế giữa Mỹ, Nhật Bản, Philippines và có thể cả Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc bị bao vây bởi những nỗi sợ hãi. Nhưng bằng cỗ giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 mà họ vẫn gọi là "lãnh thổ quốc gia di động", dường như Trung Quốc đã tìm thấy thủ đoạn bành trướng mới mà không gây kích động trừng phạt.

Vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea và mối đe dọa tiếp tục chia cắt Ukraine cho đến nay chỉ vấp phải một số phản ứng khá ảm đạm từ châu Âu. Pháp vướng hợp đồng bán vũ khí cho Nga, thị trường tài chính Anh không muốn mất khách Nga còn Đức phụ thuộc nguồn cung khí đốt Nga, châu Âu không có nhiều khả năng và động lực đối đầu với Moscow.

Những lời chỉ trích của Obama dù mạnh mẽ, Bắc Kinh cũng chỉ giễu cợt, xem thường.

Trung Quốc bỏ phiếu trắng dự thảo nghị quyết lên án trưng cầu dân ý ly khai Crimea, nhưng càng phấn khởi trước sự bất lực của phương Tây đối với hành động sáp nhập bán dảo này của Moscow. Chắc chắn sau vụ này Bắc Kinh không "ngán" cảnh báo gián tiếp của Obama về tranh chấp Biển Đông khi quan sát thấy những "lệnh trừng phạt" của Mỹ nhằm vào Moscow không mấy hiệu quả.

Thật vậy, Obama vừa rời 4 nước châu Á, Trung Quốc liền kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đây không phải một hoạt động khoan dầu điển hình với sự hộ tống áp đảo của hơn 100 tàu, bao gồm cả tàu quân sự và máy bay chiến đấu bay thấp thường xuyên. Bế tắc sẽ vẫn tiếp tục với trò mèo vờn chuột của Bắc Kinh, và không có gì nghi ngờ là người Trung Quốc đang chiếm ưu thế về sức mạnh trên thực địa.

Tất nhiên vụ giàn khoan Hải Dương 981 không phải lấy cảm hứng trực tiếp từ vụ Putin sáp nhập Crimea, nó chỉ là nước cờ mới nhất trong ván cờ kéo dài hàng thập kỷ. 

Một buổi sáng cách đây 40 năm, trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã ve vãn Trung Quốc giúp đỡ gây sức ép với miền Bắc Việt Nam, đổi lại, hải quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tay Việt Nam Cộng hòa, một đồng minh của Mỹ. Hạm đội 7 Hoa Kỳ ở gần đó nhắm mắt làm ngơ.

Từ trái qua: Henry Kissinger, Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông. Mỹ và Trung Quốc đã "đổi chác lợi ích" trên lưng Việt Nam.

Kể từ đó, Trung Quốc đã cắm chân đầu tiên trên các chuỗi đảo, bãi cát ngầm ở Biển Đông. Họ đã chọn những khoảnh khắc thích hợp để thúc đẩy hoạt động bành trướng. Vào tháng 4 năm 1988, khi Mikhail Gorbachev, lãnh đạo Liên Xô đang tìm kiếm hòa dịu với Trung Quốc, hải quân Bắc Kinh đã tấn công xâm lược Gạc Ma và 5 bãi đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Vào năm 1995, chỉ 3 năm sau khi Philippines trục xuất lính Mỹ khỏi các căn cứ quân sự của mình, hải quân Trung Quốc đánh chiếm đá Vành Khăn (nằm ở phía Đông quần đảo Trường Sa, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền).

Chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc theo đuổi để hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò của mình chiếm 80% diện tích Biển Đông đã hình thành 3 mũi giáp công: Tăng cường sức mạnh quân sự một cách kín đáo (ban đầu); Nỗ lực ngoại giao đề xuất quy tắc ứng xử trên Biển Đông và phát triển, khai thác chung; Hợp tác kinh tế mạnh mẽ với ASEAN. 

Nhưng sau một thời gian nhìn lại, thì 2 mũi giáp công sau đó được thiết kế chỉ nhằm phát triển kinh tế Trung Quốc và che giấu mưu đồ bành trướng của mình mà Đặng Tiểu Bình vẫn gọi là giấu mình chờ thời.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1997 lan tới châu Á đã tạo điều kiện cho Trung Quốc nổi lên như một "người hùng" cung cấp viện trợ phát triển kinh tế cho các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia, Lào, Myanmar, thậm chí nguồn vốn FDI Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam có lúc đạt hơn 2,3 tỉ USD.

Để trấn an khu vực mặc dù yêu sách bành trướng của Trung Quốc đã sẵn sàng công khai, Trung Quốc ký Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 với ASEAN. Năm 2005 Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đã ký thỏa thuận ba bên về các hoạt động thăm dò địa chấn ở Biển Đông. Thậm chí Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thăm dò chung ở vịnh Bắc Bộ đã phân giới.

Thời gian Trung Quốc cảm thấy cần thực hiện lời khuyên giấu mình chờ thời của Đặng Tiểu Bình đã kết thúc với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 khi các nền kinh tế phương Tây bị dồn vào bờ vực thảm họa. Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, bắt đầu tuôn ra 3 ngàn tỉ USD dự trữ và một lực lượng vũ trang còn non trẻ để kết luận rằng, đã đến lúc thực hiện tuyên bố của mình và kiểm soát hiệu quả.

Trung Quốc bắt đầu trò mèo vờn chuột với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Các cuộc đụng độ đầu tiên vào tháng 9/2010 khi Cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng 1 tàu cá Trung Quốc trong vùng biển Senkaku. 2 năm sau, quyết định quốc hữu hóa Senkaku của Nội các Nhật Bản đã khiến tình hình leo thang nhanh chóng. Tháng 9/2013 Trung Quốc phái tàu khảo sát Senkaku, bắt đầu chơi trò mèo vờn chuột với Nhật Bản. Đỉnh điểm là tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông.

Hiện nay, Trung Quốc đang trên đà thực hiện âm mưu thống trị Biển Đông và sử dụng luật pháp như một vũ khí chiến tranh. Những tuyên bố nhẹ nhàng của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, tôn trọng DOC và hợp tác khai thác chung bây giờ dường như đã trở thành quá khứ.

Nhưng khi Trung Quốc đã nhe nanh, các nước có yêu sách chủ quyền phải đối mặt với một sự thay đổi thực tế trên mặt biển. Trung Quốc ở quá gần và quá mạnh so với các nước ASEAN ven Biển Đông thách thức yêu sách chủ quyền của họ. Trong khi đó những lời chỉ trích từ Washington nhận được câu trả lời giễu cợt từ Bắc Kinh đã không còn cảm hứng với các quốc gia Đông Á khi ngân sách quốc phòng Mỹ ngày càng bị cắt giảm.

Những hành động này của Bắc Kinh đã đẩy Nhật Bản từ bỏ một số truyền thống hòa bình khi xem xét bỏ điều cấm tham chiến ở nước ngoài khỏi hiến pháp. Cuộc kháng chiến thực tế là các nước láng giềng Đông nam Á có thể cùng Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa, dù Bắc Kinh từ chối tham gia.

Dường như Tập Cận Bình thấy rằng, đây là khoảng thời gian "tuyệt vời để thiết lập quyền bá chủ của Trung Quốc trên Biển Đông".

Theo Baomoi.com