Quân đội Thái Lan tuyên bố tình trạng thiết quân luật và cho biết đây không phải là đảo chính

Cuộc tấn công vào tuần trước nhắm chủ yếu vào người biểu tình chống chính phủ đã khiến 3 thiệt mạng và hơn 20 người bị thương. Sự kiện nâng tổng số người thiệt mạng từ tháng 11 lên con số 28. Tuyên bố trên đài truyền hình quân sự nói rằng, thiết quân luật được áp đặt ‘để khôi phục lại hòa bình và trật tự cho người dân từ tất cả các bên’. Tuyên bố cũng cho biết, ”dân chúng không cần phải hoảng sợ và vẫn có thể tiếp tục sống như bình thường.”

Quân đội Thái Lan tuyên bố tình trạng thiết quân luật và cho biết đây không phải là đảo chính


VRNs - Theo BBC cho biết, quân đội Thái Lan tuyên bố hôm nay, thứ Ba, 20.05 sẽ áp đặt tình trạng thiết quân luật trong bối cảnh khủng hoảng chính trị ‘để bảo vệ pháp luật và trật tự’.

Thông báo bất ngờ cũng cấp cho quân đội phạm vi mở rộng quyền hạn để thực thi quyết định này.

Thiết quân luật được đưa ra ở Thái Lan

Thiết quân luật được áp đặt ở Thái Lan. Ảnh BBC

Quân đội nhấn mạnh rằng, quyết định trên được đưa ra là vì trách nhiệm trước an ninh quốc gia chứ không phải là một cuộc đảo chính.

Tình trạng thiết quân luật được ban bố sau cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng, gây căng thẳng giữa chính phủ và phe đối lập.

Theo Wikipedia tiếng Việt, Thiết quân luật là việc áp đặt sức mạnh quân sự tại những vùng được chỉ định dựa trên tình huống khẩn cấp. Theo đó, một hệ thống các quy định sẽ có hiệu lực khi quân đội nắm quyền kiểm soát quyền quản lý tư pháp bình thường.

AP cho biết thêm, quân đội Thái Lan đã tổ chức 11 cuộc đảo chính kể từ thời điểm kết thúc chế độ quân chủ tuyệt đối năm 1932.

Thái Lan, một trung tâm kinh tế khu vực Đông Nam Á, đã bị kiềm chặt bởi các bất ổn chính trị kể từ năm 2006, khi cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự sau khi bị cáo buộc tham nhũng, lạm quyền và thiếu tôn trọng đối với Quốc vương Bhumibol Adulyadej.

Trưởng cố vấn an ninh của Thủ tướng tạm quyền cho biết, chính phủ đã không được tham khảo ý kiến ​​về quyết định của quân đội.

Đầu tháng này, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã phế truất bà Yingluck và chín bộ trưởng nội các vì lạm dụng quyền lực. Tuy nhiên, theo AP nhận định, động thái trên chỉ giải quyết một phần nhỏ trong cuộc xung đột chính trị giữa phần đông người nghèo ở nông thôn, những người ủng hộ bà Yingluck và các đối thủ của bà, những người phần lớn đến từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu thành thị.

Những cuộc biểu tình ganh đua diễn ra tại Bangkok đã làm dấy lên lo ngại sẽ có nhiều vụ bạo lực hơn nữa, đặc biệt sau khi những người biểu tình chống chính phủ đã đặt ra hạn chót thứ Hai, 19.05, nhằm đạt được mục tiêu của họ là để hạ gục những tàn tích còn lại của chính phủ.

Cuộc tấn công vào tuần trước nhắm chủ yếu vào người biểu tình chống chính phủ đã khiến 3 thiệt mạng và hơn 20 người bị thương. Sự kiện nâng tổng số người thiệt mạng từ tháng 11 lên con số 28.

Tuyên bố trên đài truyền hình quân sự nói rằng, thiết quân luật được áp đặt ‘để khôi phục lại hòa bình và trật tự cho người dân từ tất cả các bên’. Tuyên bố cũng cho biết, ”dân chúng không cần phải hoảng sợ và vẫn có thể tiếp tục sống như bình thường.”

Vào hôm thứ Hai vừa qua, Thủ tướng tạm quyền Niwatthamrong Boonsongphaisan khẳng định chính phủ của ông sẽ không từ chức, bất chấp áp lực đến từ những gười biểu tình chống chính phủ.

Pv.VRNs

 

Người Tartar ở Crimea tưởng niệm 70 năm ngày bị Nga trục xuất


VRNs - Theo Reuters cho biết, bất chấp lệnh cấm việc tập trung đông người trước đó, hàng ngàn người Tartar ở Crimea đã tụ họp lại và tổ chức diễu hành tưởng nhớ ngày tổ tiên họ bị trục xuất hàng loạt 70 năm trước.

Người dân Crimea tập trung tưởng niệm ngày biến cố năm 1944 vào ngày 18.05 vừa qua. Ảnh: Reuters

Người dân Crimea tập trung tưởng niệm ngày biến cố năm 1944 vào ngày 18.05 vừa qua. Ảnh: Reuters

Dù cho trực thăng bay vòng vòng trên đầu, đám đông phía dưới vẫn hô to: “Nhân dân, quê hương, Crimea”.

Họ bày tỏ một sự thiếu tin tưởng sâu sắc với chính quyền thân Nga hiện tại ở Crimea và tẩy chay kết quả cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3 vừa qua, cuộc trưng cầu mà các nhà chức trách cho rằng có đến 97% người dân đồng ý việc Crimea sáp nhập vào Nga.

Theo Wikipedia tiếng Việt, người Tatar là tên chỉ chung các bộ tộc gốc Thổ sống ở các miền trung và nam nước Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Belarus…, ngày nay phần lớn họ theo đạo Hồi.

Năm 1944, theo lệnh của Stalin, chính quyền Xô Viết đã trục xuất người Tartar ra khỏi Crimea đến Syria hoặc Trung Á, do cáo buộc họ cấu kết với Đức Quốc Xã. Hiện tại, số người Tartar tại Crimea lên đến 2 triệu người, chiếm gần 12% dân số bán đảo.

Trong báo cáo vừa được đưa ra vào thứ sáu tuần qua, Cao Ủy Viên Liên Hiệp Quốc, ông Navi Pillay cho biết người Tartar đang đối mặt với nhiều vấn đề bao gồm xâm phạm thân thể, khủng bố tôn giáo và cả sự thay đổi nội bộ.

Liên Hiệp Quốc chỉ ra một số vụ việc đáng chú ý như thủ lĩnh không chính thức của người Tartar Mustafa Dzhemilev bị cấm vào bán đảo sau chuyến công tác tại Kiev.

Một vụ việc khác liên quan đến nhân quyền nơi nhóm người này là việc Reshat Ametov, một người biểu tình phản đối việc Nga sáp nhập Crimea, đã mất tích và cuối cùng đã tìm thấy được thi thể.

Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy anh này đã bị tra tấn. Hàng ngàn người Tartar đã đến nghĩa trang tiễn biệt anh trong ngày tang lễ. Nhiều người Tartar cũng cho biết rằng hiện tại họ đang bị phân biệt đối xử bởi những người dân địa phương.

Trong ngày biểu tình Chúa nhật vừa qua, người Tartar kêu gọi chính quyền Crimea giữ sự tự trị với Nga. Đồng thời, họ yêu cầu luật pháp bảo đảm sự hiện diện của người Tartar trong chính quyền Crimea.

Đốm Lửa Nhỏ tổng hợp

Trung Quốc bắt giữ những nghi phạm khủng bố và các luật sư nhân quyền


VRNs - Theo Reuters cho biết, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ bảy người bị tình nghi là tham gia vào vụ tấn công bằng bom vào ga xe lửa vào tháng trước tại thành phố phía tây Urumqi thuộc Tân Cương, khiến 3 người thiệt mạng (bao gồm hung thủ) và làm 79 người khác bị thương.

Cảnh sát tại nhà ga, nơi mà 3 người bị chết và 79 người bị thương trong một cuộc đánh bom. Ảnh Reuters

Cảnh sát tại nhà ga, nơi mà 3 người bị chết và 79 người bị thương trong một cuộc đánh bom. Ảnh Reuters

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chính quyền Tân Cương xác định hung thủ là Sedierding Shawuti, có thể là thành viên của nhóm Hồi giáo Uighur thiểu số. Uighur đã từng có lịch sử sử dụng bạo lực với ý định ly khai khỏi TQ và thiết lập một tiểu ban tự trị mới.

Tân Cương là vùng giàu tài nguyên trong và nằm trong vị trí chiến lược của biên giới Trung Á. Vụ tấn công xảy ra trước dịp chủ tịch TQ Tập Cận Bình ghé thăm khu vực này.

Những nguời lưu vong và các tổ chức nhân quyền cho biết nguyên nhân thực sự của tình trạng bất ổn này là đường lối quá mạnh tay của Trung Quốc trong việc khống chế họat động và văn hóa của nhóm Hồi giáo Uighur (người Ngô Duy Nhĩ).

Cũng theo Reuters tại TQ, cảnh sát đã bắt giữ hai luật sư nhân quyền có tiếng trong một chiến dịch đàn áp những những người bất đồng chính kiến.

Tang Jingling, luật sư người Quảng Châu bị bắt vào chiều Thứ Sáu. Ông được biết đến trong các tranh tụng liên quan đến việc nhà nước chiếm dụng đất của dân, vấn nạn tiêm chủng giả. Ông cũng là người lên tiếng phản đối tham nhũng.

Tang bị buộc vào tội “gây rối trật tự công cộng”. Cảnh sát lục soát nhà và lấy đi máy tính, điện thoại di động và thiết bị điện tử khác của ông. Hiện nay ông không được phép tiếp xúc với bất cứ ai, kễ cả người thân.

Luật sư Liu Shihui cũng đã bị bắt giữ trong tuần qua khi ông đang tư vấn cho một nhóm người khiếu kiện. Tang và Liu là 2 trường hợp mới nhất trong việc hàng loạt các luật sư và nhà hoạt động khác bị giam giữ trước ngày kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn.

Các luật sư khác cũng bị bắt trước đó như LS Pu và Gao Yu. LS Pu nổi tiếng trong việc cổ vũ cho tự do ngôn luận và cũng là luật sư biện hộ cho nhiều nhà bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng, trong đó có nghệ sĩ Ngải Vị Vị. Gao Yu là một nhà báo và nhà hoạt động nổi tiếng với các bài viết về sự kiện Thiên An Môn. Bà bị bắt với tội danh cung cấp cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài.

Trinh Nguyễn