Tin Trong Nước

Mỗi khi tiến sát tàu Trung Quốc, phía tàu chấp pháp Việt Nam nhận lệnh đóng kín các cửa để giảm bớt lượng nước từ vòi rồng phun vào. Vòi rồng của Trung Quốc có áp lực mạnh, có thể phun xa trên 150 m, gây hư hại cho tàu Việt Nam...

Cảnh tấn công bằng vòi rồng của tàu Trung Quốc

 

 
Dùng vòi rồng áp lực nước phun xa 150 m, tàu Trung Quốc thường hung hãn tấn công vào cabin, ống khói, hệ thống thông tin liên lạc của tàu Việt Nam.
Một href="?"> Một tàu đầu kéo của Trung Quốc mở vòi rồng chĩa ra hai bên khi tiến sát các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

" data-reference-id="19182594" id="vne_slide_image_0" src="http://l.f32.img.vnecdn.net/2014/05/17/anh1c-1400291790_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" /> 

Một tàu đầu kéo của Trung Quốc mở vòi rồng chĩa ra hai bên khi tiến sát các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

 

Mỗi khi tàu chấp pháp Việt Nam tiến sát vào khu vực giàn khoan khoảng 4-5 hải lý đều bị các tàu phía Trung Quốc áp sát, tấn công bằng vòi rồng. 

 

Tàu kiểm ngư 767 bị tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát mạn, phun vòi rồng. Có thời điểm, tàu kiểm ngư này bị 3 tàu Trung Quốc bao vây, uy hiếp.

 

Mỗi khi tiến sát tàu Trung Quốc, phía tàu chấp pháp Việt Nam nhận lệnh đóng kín các cửa để giảm bớt lượng nước từ vòi rồng phun vào. Vòi rồng của Trung Quốc có áp lực mạnh, có thể phun xa trên 150 m, gây hư hại cho tàu Việt Nam.

 
Trung href="?"> Trung Quốc bố trí 4 lớp tàu hộ vệ, uy hiếp các tàu Việt Nam theo thế gọng kìm, ngăn cản từ bán kính 10 hải lý quanh giàn khoan. Các tàu Việt Nam kiên quyết tiến sâu, phía Trung Quốc phun vòi rồng tấn công.

" data-reference-id="19182598" id="vne_slide_image_4" src="http://l.f29.img.vnecdn.net/2014/05/17/anh4b-1400291838_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" /> 

Trung Quốc bố trí 4 lớp tàu hộ vệ, uy hiếp các tàu Việt Nam theo thế gọng kìm, ngăn cản từ bán kính 10 hải lý quanh giàn khoan. Các tàu Việt Nam kiên quyết tiến sâu, phía Trung Quốc phun vòi rồng tấn công.

 
" data-reference-id="19182599" id="vne_slide_image_5" src="http://l.f29.img.vnecdn.net/2014/05/17/anh4c-1400291846_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" /> 

Các vòi rồng thường "quét" dọc tàu kiểm ngư, hoặc phun xối xả vào cabin, ống khói, hệ thống thông tin liên lạc...

 

Sáng 12/5, tàu kiểm ngư Việt Nam số hiệu 763 bất ngờ bị tàu Trung Quốc tấn công. Trước khi phun nước, phía Trung Quốc ngang ngược phát loa đe dọa với nội dung yêu cầu tàu Việt Nam rút khỏi khu vực biển Trung Quốc đang khai thác, nếu không sẽ bị bắt giữ.

 

Có thời điểm, hai tàu Trung Quốc cùng áp sát, mở vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam.

 

Cũng trong sáng 12/5, tàu kiểm ngư HP 926 bị hai tàu Trung Quốc phun nước áp lực cao khiến con tàu chao đảo, nhiều trang thiết bị trên tàu bị hư hỏng.

 

Nhiều tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam bị Trung Quốc đâm thẳng vào mạn.

 

Chiều 16/5, tàu cảnh sát biển Việt Nam 4032 đã về bờ sửa chữa những hư hỏng ở lan can và một số bộ phận khác. Dự kiến, chiếc tàu này sẽ trở lại Hoàng Sa làm nhiệm vụ trong một vài ngày tới.

 

 

Nguyễn Đông - Ngọc Trường

Phó thủ tướng: 'Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ hòa bình khu vực'

"Một nửa hàng hóa của thế giới liên quan đến biển Đông và nếu có xung đột thì sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới. Vì vậy, Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ hòa bình đó", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Xuất hiện tại lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sáng 17/5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ nhận được nhiều câu hỏi của các nhà khoa học liên quan đến vấn đề biển Đông. Một nhà nghiên cứu băn khoăn, giới trí thức có thể làm gì khi vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang ngày một nóng bỏng?

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, các chiến sĩ của Việt Nam đang ngày đêm canh giữ đất, trời, biển của Tổ quốc. Riêng ở khu vực giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép, Việt Nam chỉ có lực lượng thực thi pháp luật gồm Cảnh sát biển và Kiểm ngư, nhưng phía Trung Quốc lại có tàu vũ trang và máy bay quân sự. Dù vậy, Việt Nam vẫn kiên trì giải pháp hoà bình.

Theo Phó thủ tướng, chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với rất nhiều nước ở nhiều cấp độ khác nhau trong đó có hợp tác chiến lược, hợp tác toàn diện với một vài nước... nhưng Việt Nam không có liên minh quân sự với ai để chống lại bất kỳ nước nào. 

DSC-4553-JPG-5393-1400314817.jpg

Xuất hiện tại lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ nhận được nhiều câu hỏi về vấn đề biển Đông của các nhà khoa học. Ảnh: Quý Đoàn.

"Để đất nước hùng mạnh không chỉ một lúc mà cần có chiến lược lâu dài và tất cả mọi người phải cùng cố gắng. Các nhà khoa học có một vị trí vô cùng quan trọng, lúc này càng phải vượt qua chính mình, biến trách nhiệm thành hành động để Việt Nam giàu, mạnh, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, khoa học mà còn cả quốc phòng", Phó thủ tướng nói.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cũng nhận định, một quốc gia mạnh thì mới có tiếng nói và vị trí trong cộng đồng quốc tế, nhất là quốc gia đất chật người đông, tiềm lực kinh tế yếu như Việt Nam. Nếu không phát triển đất nước, không dùng khoa học công nghệ như đòn bẩy để sớm phát triển thì sẽ khó cạnh tranh kinh tế và bảo vệ chủ quyền quốc gia. “Bộ Khoa học đã có những chương trình nghiên cứu về biển Đông. Trong thời gian tới, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu tài nguyên cũng như căn cứ pháp lý và những vấn đề khác liên quan đến biển”, Bộ trưởng Quân nói.

Theo Phó thủ tướng, mọi người dân đều có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ trước đến nay, Việt Nam luôn tuân thủ luật pháp quốc tế, kiên trì với giải pháp hoà bình. Năm 2014, khi phát biểu trước Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định bất kỳ hành vi nào dẫn đến xung đột, chiến tranh cần phải ngăn cản. "Dù còn hy vọng nhỏ nhoi hoà bình thì chúng ta vẫn kiên trì".

Nhiều nhà khoa học góp ý, "với vấn đề Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép vào thềm lục địa Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có căn cứ và cơ sở pháp lý để thể kiện Trung Quốc ra tòa theo Luật Biển quốc tế. Vậy Việt Nam có chủ trương kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không?".

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phân tích, việc đưa nhau ra tòa giống như bát nước đổ đi, lấy lại sẽ rất khó. Vì vậy, Việt Nam sẽ kiên định con đường ngoại giao để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. "Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, trí tuệ, có lòng tin bằng biện pháp hòa bình, trao đổi với nhau vừa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vừa đảm bảo phát triển kinh tế. Khoảng một nửa hàng hóa của thế giới liên quan đến biển Đông và nếu có xung đột thì sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới. Vì vậy, Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ hòa bình đó", ông Đam nói.

Trước nỗi lo lắng về thực lực mọi mặt để đương đầu, giải quyết vấn đề với Trung Quốc, Phó Thủ tướng thừa nhận tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quốc phòng... của Việt Nam còn rất yếu, nhưng lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam luôn phải đương đầu với thiên tai, ngoại xâm. Kẻ địch thường lớn hơn Việt Nam gấp nhiều lần, dân tộc Việt Nam chúng ta vẫn trường tồn, đứng vững.

"Có được điều đó là nhờ chúng ta có lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết, có trách nhiệm, anh dũng và vô cùng trí tuệ. Sự kiện lần này không phải duy nhất trong quá khứ và kể cả tương lai. Chúng ta đã đứng vững và hiện cũng nhất quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền. Hơn 90 triệu người dân Việt Nam kể cả những người ở nước ngoài, bạn bè quốc tế yêu hoà bình cũng ủng hộ Việt Nam", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Giải đáp băn khoăn về việc Trung Quốc đã chiếm đóng Hoàng Sa, ông Đam khẳng định: "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa bằng vũ lực là hành động trái phép, vi phạm luật pháp quốc tế. Chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được". Câu trả lời khiến hàng trăm cán bộ khoa học, sinh viên vỗ tay tán thưởng.

Một nhà khoa học trẻ đề nghị Phó thủ tướng đánh giá về "16 chữ vàng" trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, chính sách đối ngoại của Việt Nam luôn nhất quán đa phương hoá, đa dạng hoá xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới.

DSC-4697-JPG-9006-1400314817.jpg

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Việt Nam sẽ kiên trì biện pháp hòa bình, kiên định con đường ngoại giao để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Ảnh:Quý Đoàn.

Việt Nam đang xây dựng và củng cố mối quan hệ với Trung Quốc hướng tới "16 chữ và 4 tốt". Quá trình xây dựng, củng cố sẽ khó khăn, nhưng Việt Nam luôn thực tâm, chân thành để thực hiện và hy vọng Trung Quốc cũng như vậy. 

Theo Phó thủ tướng, "16 chữ vàng" nghĩa là nói đến sự quý giá như vàng. "Nhưng các bạn là nhà khoa học chắc biết hơn tôi, người dân cũng biết, vàng chưa phải là quý nhất, kim cương còn quý hơn vàng. Rồi có thứ còn quý hơn cả kim cương nữa, các bạn biết là gì không? Bác Hồ đã dạy, 4 chữ thôi, "độc lập, tự do". Không có gì quý hơn độc lập, tự do", Phó thủ tướng khẳng định.

"Người dân hãy tin Đảng và Nhà nước đang có những bước đi rất khoa học, chắc chắn để làm được những điều nêu trên. Thể hiện lòng yêu nước nhưng phải giữ hình ảnh yêu hoà bình và khát khao hoà bình của Việt Nam. Nếu không tỉnh táo thì lòng yêu nước của nhiều người lại vô tình làm phương hại đến đất nước", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Ngày 2/5, Trung Quốc thả trôi giàn khoan Hải Dương 981 từ phía Nam đảo Tri Tôn sâu vào trong thềm lục địa Việt Nam 82 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Để đối đầu với các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam, Trung Quốc đã huy động 27 tàu các loại bảo vệ giàn khoan, trong số này có cả tàu quân sự. Đến 16/5, tổng số tàu huy động đã tăng lên 126 tàu, uy hiếp lực lượng chấp pháp Việt Nam. 

Phía Việt Nam luôn kiên định biện pháp kiềm chế tuyên truyền, nhưng cũng khẳng định kiềm chế có giới hạn và sẽ có biện pháp đáp trả tương tự nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang. Cả trong và ngoài nước đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành, mit tinh ôn hoà phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan hạ đặt trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hoàng Thùy - Phạm Hương

 

Gần 300 giáo viên mất việc, Bộ Nội vụ nhận thiếu sót

Ngoài việc nhận có thiếu sót dẫn đến việc gần 300 giáo viên ở Yên Phong (Bắc Ninh) bị cắt hợp đồng lao động, lãnh đạo Bộ Nội Vụ đã yêu cầu một số cán bộ viết bản kiểm điểm, tự nhận trách nhiệm và hình thức kỷ luật.

Liên quan đến sự việc gần 300 giáo viên tiểu học lâu năm ở huyện Yên Phong (Bắc Ninh) bất ngờ bị cắt hợp đồng, bị thay thế bởi những giáo viên mới, trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ chiều 16/5, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn khẳng định, Bộ Nội vụ đã có văn bản đề nghị các cá nhân có liên quan viết bản kiểm điểm, tự nhận trách nhiệm và hình thức kỷ luật. "Bộ sẽ sớm xử lý nghiêm những cán bộ này", ông Anh Tuấn nói.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn. Ảnh: Đức Hiệp

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn. Ảnh:Đức Hiệp

Trong số cán bộ liên quan đến vụ việc có hai người của Vụ Công chức viên chức (Bộ Nội vụ) và một số cán bộ huyện Yên Phong (Bắc Ninh) phải viết kiểm điểm tự nhận trách nhiệm hoặc phải luân chuyển công tác.

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh, để xảy ra việc này là do người đứng đầu các cơ quan của huyện Yên Phong không xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức hàng năm, dẫn tới đợt tuyển dụng viên chức vừa qua tồn đọng hơn 500 giáo viên hợp đồng. "Có những giáo viên bị trượt, cắt hợp đồng là những người gắn bó lâu năm với nghề nên đã gây ra thiệt thòi và bức xúc cho người lao động", ông Tuấn khẳng định.

Không chỉ liên quan việc cắt hợp đồng với 300 giáo viên tiểu học lâu năm, trong buổi họp báo, nhiều phóng viên đặt nghi vấn, huyện Yên Phong còn tuyển dụng sai chức danh nghề nghiệp. Hội đồng kiểm tra sát hạch của huyện gồm những cán bộ từ các phòng ban khác, không liên quan đến chuyên môn và chưa từng giảng dạy, rồi thu bảng điểm của các thí sinh trước khi vào vòng phỏng vấn, việc này có thể dẫn đến những tiêu cực.

Thứ trưởng Tuấn cho hay, theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh, việc tuyển dụng viên chức ở Yên Phong vừa qua là đúng quy định pháp luật, "tuy vậy nếu đúng như báo chí phản ánh thì bộ sẽ cho người về thanh kiểm tra ngay".

GiaovienBacninh-3509-1400300375.jpg

Nhiều giáo viên ở huyện Yên Phong tỏ ra bức xúc khi bị chấm dứt hợp đồng lao động dù đã có nhiều cống hiến. Ảnh: Đức Hiệp.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, các địa phương "nên thu bảng điểm học tập và điểm tốt nghiệp sau khi đã phỏng vấn để tránh chuyện tiêu cực, dàn xếp về điểm phỏng vấn".

Cũng trong buổi họp báo, bà Lê Minh Hương, Phó vụ trưởng Công chức viên chức, Bộ Nội vụ thừa nhận thiếu sót khi không có văn bản chính thức trả lời Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh về việc xem xét tuyển dụng đặc cách các giáo viên hợp đồng có thời gian công tác trên 36 tháng, theo Nghị định 29 của Chính phủ về tuyển dụng viên chức.

Trước đó, vào tháng 4/2014, chưa đầy một tháng trước khi nghỉ hè, gần 300 giáo viên có thâm niên tại các trường Tiểu học và THCS tại huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) đã bị cắt hợp đồng giảng dạy để thay thế người mới. Không ít người đã bày tỏ sự bức xúc vì bị đẩy ra đường sau nhiều năm công tác, cống hiến cho ngành.

Sở dĩ có tình trạng này là do 10 năm qua, huyện Yên Phong không có đợt thi hay xét tuyển viên chức ngành giáo dục lần nào, dẫn đến số lượng chỉ tiêu rất lớn.

Ngày 25 và 29/4 phòng Nội vụ huyện Yên Phong tiếp tục gửi công văn hướng dẫn ký hợp đồng làm việc với viên chức trúng tuyển và chấm dứt hợp đồng lao động những người không trúng tuyển.

Không đồng tình, nhiều giáo viên cũ vẫn lên lớp bình thường. Giáo viên mới được tuyển cũng đến lớp nhưng ngồi dưới nghe các thày cô cũ giảng bài.

Bá Đô - Đức Hiệp

Theo Vnexpress