Tin Trong Nước

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và cộng sự là người đã có công phát hiện và đưa bộ Atlas trên về Việt Nam. Trước đó, tài liệu này nằm trong hiệu sách cổ Sanderus tại thành phố Gent, Bỉ...

Bản đồ cổ của châu Âu

thể hiện rõ chủ quyền Việt Nam

Bộ Atlas Thế giới nổi tiếng của nhà địa lý Philippe Vandermaelen xuất bản năm 1827 thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận và công bố chiều nay.
Partie de la Cochinchie là bản đồ đầu tiên vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchie là một bộ phận không thể tách rời của Đế chế An Nam, minh chứng rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở PARACELS được quốc tế ghi nhận.

Bản đồ mang tên Partie de la Cochinchie vẽ chính xác vị trí của PARACELS (Hoàng Sa) trong khoảng vĩ độ 16 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 111. Bên cạnh là một bản giới thiệu tóm tắt về Đề chế An Nam. Ảnh: Trung Nguyễn.

Theo ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông, tài liệu này được các nhà khoa học thế giới như Pháp, Bỉ đánh giá cao về giá trị pháp lý, chủ quyền không thể tranh cãi về Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và cộng sự là người đã có công phát hiện và đưa bộ Atlas trên về Việt Nam. Trước đó, tài liệu này nằm trong hiệu sách cổ Sanderus tại thành phố Gent, Bỉ.

"Xét trên mọi khía cạnh, bộ Atlas của Philippe Vandermaelen có thể coi là tài liệu vô giá, là bằng chứng hùng hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam", ông Ngọc nhấn mạnh.

Trong bộ Atlas có tấm bản đồ Partie de la Cochichine, mà theo giáo sư Ngọc, đây là tấm bản đồ đầu tiên vẽ chính xác vị trí kinh độ, vĩ độ, đặc điểm địa lý, các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Nó là minh chứng rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở PARACELS (Hoàng Sa) được quốc tế ghi nhận

Bản đồ các nước châu Á gồm 11 tấm, được xếp chủ yếu trong tập hai của bộ Atlas. Việt Nam được giới thiệu thông qua các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Partie de la Cochinchine là tờ số 106, vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16.

mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18-21 và kinh độ 106-114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18.

Bản đồ mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18-21 và kinh độ 106-114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18. Ảnh: Trung Nguyễn.

Phía ngoài khơi, PARACELS được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng vĩ độ 16 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 111. Bên cạnh khu vực được xác định là PARACELS, bản đồ còn một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam.

Tiếp liền Partie de la Cochinchine là tấm số 98 mang tên Partie de la Chine thể hiện Trung Quốc trong khoảng vĩ độ 18-21 và kinh độ 106-114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18.

Theo giáo sư Ngọc, tất cả bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ XX trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ phương Tây không hề vẽ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18. "Điều này không chỉ phản ánh tính khách quan, chuẩn xác của bộ Atlas mà còn góp phần làm tăng thêm giá trị minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở PARACELS", giáo sư nói.

Giáo sư Ngọc cho biết, bắt đầu từ thế kỷ XVI đã có một số bản đồ phương Tây vẽ về khu vực Đông Ấn có đánh dấu địa danh PARACELS ở giữa Biển Đông và khu vực bờ biển phía tây PARACELS. Bước sang thế kỷ XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII, nhiều bản đồ đã thể hiện rõ ràng hơn vị trí, đặc điểm địa lý và mối quan hệ chủ quyền của khu vực Đàng Trong. Tuy nhiên, hầu hết bản đồ này vẫn xếp PARACELS vào khu vực Đông Ấn.

Đến đầu thế kỷ XIX, khi Vương triều Nguyễn được thành lập với sự khẳng định chủ quyền Việt Nam một cách đầy đủ, bản đồ phương Tây chính thức xác nhận quần đảo PARACELS nằm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thuộc về Việt Nam. 

Năm 1827, Philippe Vandermaelen (1795-1869), là nhà địa lý học kiệt xuất, thành viên Hội Địa lý Paris đã xuất bản bộ Atlas thế giới nổi tiếng.

Bộ Atlas gồm 6 tập với 7 bản đồ chung của 5 châu lục; 381 bản đồ chi tiết, 40 trang bảng thống kê và nhiều thông tin về địa lý tự nhiên, chính trị, khoáng sản. Nó được hoàn chỉnh trên cơ sở những tấm bản đồ tốt nhất thế giới lúc đó, cùng những thông tin từ quan sát thiên văn hay chuyến du hành ở nhiều nơi trên trái đất và được vẽ thống nhất theo tỷ lệ 1/1641836, kích thước 53,5x37cm, và có thể được ghép lại thành quả địa cầu đường kính 7,755m. 

Đây là một cột mốc lớn đánh dấu giai đoạn phát triển vượt trội của công nghệ vẽ và in bản đồ hiện đại ở đầu thế kỷ XIX. Đã gần 200 năm nay, bộ Atlas đã trở nên nổi tiếng, được khai thác sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Phạm Hương

Nhiều kẻ kích động công nhân

trong cuộc biểu tình bị bắt

Công an Bình Dương đã bắt nhiều người có hành vi kích động đập phá, cướp tài sản của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Bình Dương.

Trao đổi với VnExpress, Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh Bình Dương Nguyễn Minh Giao cho biết, sáng 14/5, công an tỉnh này bắt hàng loạt người đã kích động công nhân gây rối, đập phá nhiều công ty trên địa bàn.

"Lãnh đạo tỉnh đã họp, dự kiến chiều nay hoặc sáng mai, tỉnh sẽ cử đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Còn việc bồi thường sẽ xem xét sau", ông Giao nói.

* Ảnh: Cảnh tan hoang sau biểu tình ở Bình Dương

Cũng trong sáng nay, hàng nghìn người với cờ Tổ quốc vẫn tiếp tục diễu hành thành đoàn trên các tuyến đường tại khu công nghiệp VSIP I, thị xã Thuận An (Bình Dương) để phản đối Trung Quốc. Tuy nhiên, lượng người đã giảm do nhiều công nhân không đồng tình trước những kẻ kích động, xúi giục đốt phá, trộm cắp tài sản của các doanh nghiệp.

Tại Công ty may mặc Esquel Garment, hàng trăm người định xông vào nhưng đã bị bức tường bảo vệ gồm những công nhân của công ty cản lại, giương cao khẩu hiệu: “Bảo vệ công ty là bảo vệ việc làm”. Những công nhân này sau đó đã đẩy lùi được nhóm người quá khích.

bt10-4290-1400055870.jpg

Các công nhân Esquel Garment lập thành hàng rào ngăn chặn những kẻ quá khích tiến vào công ty. Ảnh: Nguyệt Triều.

Vào đêm trước, công ty Esquel Garment bị hàng trăm người tấn công, hiện vẫn còn những tàn tích. Ngay tại phòng bảo vệ, kính bị đập vỡ tung toé, trụ ATM cũng bị đập nát, một chiếc két sắt bị đốt cháy đen. Nhiều tài liệu, giấy tờ của công ty đã bị những kẻ đột nhập vứt tung toé khắp mặt sân.

Trong khi đó, Công ty Maxim trên đường số 6 vẫn bốc khói nghi ngút được cho là do những kẻ quá khích phóng hỏa. Lực lượng chữa cháy đã ứng cứu ngay lập tức nhưng khu vực rộng hàng trăm mét vuông của công ty đã bị thiêu rụi. Khu vực mặt tiền và lối vào sảnh chính đã bị những kẻ quá khích đập vỡ kính, nhiều vật dụng bị vứt tung tóe trên khắp lối đi. 9h sáng nay, phía ngoài công ty vẫn có nhóm người quá khích định lao vào, khiến Cảnh sát cơ động với dụng cụ chống bạo động phải có mặt bảo đảm trật tự, phục vụ cho công tác chữa cháy.

Trước đó, ngày 13/5, có khoảng 19.000 công nhân tham gia diễu hành phản đối hành động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Lúc đầu cuộc tuần hành diễn ra trong ôn hoà, tuy nhiên nhiều người sau đó đã kích động, phá cổng các doanh nghiệp đột nhập vào trong, yêu cầu chủ doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc và lôi kéo số công nhân này tham gia.

Trong dòng người ào ào kéo nhau diễu hành qua khắp các tuyến đường, có rất nhiều kẻ xăm trổ đầy mình, la hét kích động xung quanh. Nhiều công nhân cho biết, những người này cầm theo cả hung khí, nên họ rất sợ, phải lùi xa.

Binh-Duong-3-6622-1400048789.jpg

Bộ Công an đã phối hợp với Công an Bình Dương ổn định tình hình. Ảnh: Nguyệt Triều

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… lo sợ dòng người diễu hành kéo vào trụ sở gây rối, nên đã chủ động cho công nhân ra về. Nhiều nơi treo cờ Việt Nam hoặc cờ quốc gia mình, thậm chí treo hẳn bảng bằng tiếng Việt: "Công ty ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Chúng tôi là công ty Hàn Quốc"...

Tuy vậy, một số kẻ đã kích động đám đông đập phá cổng, tường rào và tài sản của doanh nghiệp, gây hỗn loạn. Thậm chí còn lợi dụng tình hình rối loạn để cướp tài sản, đốt nhà xưởng, hành hung các bảo vệ và chuyên gia.

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, công nhân tập trung tại cổng khu công nghiệp VSIP đã nhận cờ, áo đỏ sao vàng của người phát miễn phí. Trong quá trình công nhân diễu hành, một số kẻ đã sử dụng bộ đàm để liên lạc với nhau.

Đã có trăm công ty bị đột nhập và phá hoại tài sản, đa số là các doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong đó có 15 doanh nghiệp bị đốt nhà xưởng, thiệt hại nhiều tỷ đồng, dẫn đến nguy cơ hàng trăm công nhân mất việc làm.

Trước những diễn biến trên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản nêu rõ, việc công nhân lao động có các hành động quá khích như: tự ý bỏ việc, đập phá nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị là không đúng pháp luật, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến việc làm đời sống của công nhân lao động.

Tổng Liên đoàn yêu cầu các đơn vị trực thuộc phân công cán bộ cơ sở bám sát nắm tình hình, những biểu hiện của một số kẻ quá khích trà trộn vào kích động công nhân...

Nhóm phóng viên

Hải Phòng tổ chức rước Phật lớn nhất 

từ trước đến nay

Tối 13/5 (tức 15/4 Âm lịch), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ Phật đản năm 2014 với sự tham gia của hàng vạn người. Cung rước xá lợi Phật chào mừng Phật đản  /  Hàng nghìn người Sài Gòn thả hoa đăng mừng lễ Phật đản

Đại lễ Phật Đản có chủ đề "Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc". Đại lễ diễn ra tại hai điểm chính là chùa Nam Hải và bên bờ hồ Tam Bạc.

8h tối, nhiều người đã tập trung ở hồ Tam Bạc để thả đèn hoa đăng cầu nguyện cho quốc thái dân an, bản thân và gia đình an lành, may mắn. Nhiều em nhỏ háo hức đợi đến giờ thả đèn hoa đăng trên hồ Tam Bạc. Hàng nghìn chiếc đèn hoa đăng bắt đầu được thả xuống hồ Tam Bạc mang theo nhiều ước nguyện của người dân. 

Để tránh gây ô nhiễm môi trường, cũng như các sự cố đáng tiếc khác như đèn trôi vào hoa sen giữa hồ, vướng vào dây dẫn đến cháy chập, ban tổ chức đã bố trí hàng chục người bơi thuyền làm nhiệm vụ gác và vớt rác. Hồ Tam Bạc lung linh hơn so với ngày thường nhờ ánh đèn hoa đăng.

9h tối, Thành hội Phật giáo Hải Phòng cử hành nghinh rước Đức Phật từ chùa Nam Hải ra bờ hồ Tam Bạc, qua khán đài ngoài trời - nơi tổ chức các chương trình chào mừng Lễ Phật đản. Lực lượng cảnh sát vừa làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự vừa tạo thành hàng rào “sống” để đoàn rước Đức Phật đi qua. 

Đoàn rước dài hơn 1 km được đánh giá là hoàng tráng nhất từ trước đến nay tại Hải Phòng cả về quy mô và số người tham gia.

Hành trình nghinh rước từ chùa Nam Hải ra bờ hồ Tam Bạc trên quãng đường dài gần 2 km, một vòng bờ hồ 3 km, nhưng phải mất gần 2 tiếng đồng hồ đoàn rước mới thực hiện xong.

Đi đầu đoàn rước là các đội múa lân, rồng; tiếp đến đoàn xe hoa nghinh rước Phật đản, đội trống hội, 200 xe ô tô chở tượng phật, đội kiệu vàng, đội văn nghệ đến từ các quận huyện, đoàn phật tử, nhân dân bộ hành.

Nhân dịp này, các chư tăng, ni, phật tử Hải Phòng quyên góp 150 triệu đồng tặng Hội Chữ thập đỏ, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Từ thiện, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi và Hội Khuyến học thành phố.

Giang Chinh

Theo Vnexpress