Tin Trong Nước

“Tình hình đang diễn biến quyết liệt. Trong ngày hôm nay có 3 kiểm ngư viên bị thương do va chạm với tàu Trung Quốc. Hiện sức khỏe của các kiểm ngư này đã ổn định. Anh em vẫn kiên trì xin ở lại tàu làm nhiệm vụ”, ông Hòa nói...

Thêm 3 kiểm ngư bị thương do va chạm với tàu Trung Quốc

Cục Kiểm ngư cho biết tình hình tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vẫn diễn biến quyết liệt. Thêm 3 kiểm ngư viên Việt Nam bị thương sau vụ va chạm hôm nay.

Trao đổi với VnExpress chiều 9/5, ông Vương Mạnh Hòa, Trợ lý chính trị Chi đội Kiểm ngư 3 (Cục Kiểm ngư Việt Nam, đóng tại Đà Nẵng), cho hay lực lượng chấp pháp gồm cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam vẫn thực hiện nhiệm vụ tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép.

“Tình hình đang diễn biến quyết liệt. Trong ngày hôm nay có 3 kiểm ngư viên bị thương do va chạm với tàu Trung Quốc. Hiện sức khỏe của các kiểm ngư này đã ổn định. Anh em vẫn kiên trì xin ở lại tàu làm nhiệm vụ”, ông Hòa nói.

Chi đội Kiểm ngư 3 đã tổ chức động viên tinh thần gia đình các kiểm ngư viên đang làm nhiệm vụ. Vị trợ lý chính trị cho biết thêm, sau khi video Trung Quốc húc tàu, phun vòi rồng tấn công cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam quanh khu vực giàn khoan HD-981 được công bố, nhiều tổ chức và cá nhân đã đến thăm hỏi, hỗ trợ về vật chất cho Chi đội Kiểm ngư 3. "Tất cả tình cảm của hậu phương cả nước sẽ là nguồn động viên rất lớn cho anh em", ông Hòa khẳng định.

ong-trung-kiem-ngu-4464-1399639751.jpg

Ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Kiểm ngư, cho biết các kiểm ngư viên bị thương sau khi chữa trị đều tình nguyện ở lại bám biển. Ảnh: Chí Hiếu.

Chiều cùng ngày, Cục Kiểm ngư có buổi gặp gỡ báo chí. Ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng, cho biết 6 kiểm ngư bị thương sau các vụ va chạm với tàu Trung Quốc được tổ chức vào bờ chữa trị nhưng họ vẫn tình nguyện ở lại bám biển. Đến nay, cả 6 kiểm ngư viên đã hồi phục sức khỏe, có thể làm những việc nhẹ trên tàu.

Trước thông tin Trung Quốc gia tăng số lượng tàu, ông Trung cho hay về tổng thể rất khó nói số lượng tăng hay giảm vì có tàu ra nhưng cũng có tàu rút. Vị Cục phó cũng chia sẻ, ông hiểu nhân dân rất bức xúc trước các hành động tấn công của phía Trung Quốc như đâm tàu, phun vòi rồng nhưng ông khuyên mọi người cần bình tĩnh, kiềm chế, thực hiện đúng chủ trương nhất quán của Chính phủ là dùng các biện pháp ngoại giao, hòa bình.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các tổng cục, sở nông nghiệp thông báo tình hình trên biển cho ngư dân tại các ngư trường, khuyến cáo ngư dân tổ chức sản xuất theo tổ, đội. Quan sát của Tổng cục Thủy sản cho thấy, số tàu đánh bắt xa bờ tại các ngư trường lớn như Trường Sa, Hoàng Sa đã tăng lên so với trước đụng độ.

Nguyên nhân theo ông Trung là do tình hình thời tiết tốt, vụ cá nang đang vào nhưng cũng có một phần là ngư dân thể hiện tinh thần bám trụ.

“Chúng tôi khuyến cáo ngư dân tránh xa vùng Trung Quốc hạ giàn khoan. Bất cứ trường hợp nào gặp sự cố thì kiểm ngư và cảnh sát biển luôn túc trục sau ngư dân để giúp đỡ”, ông Trung nói.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có thư động viên gửi Chi đội Kiểm ngư số 3, Vùng II, Kiểm ngư Việt Nam. Công đoàn Bộ cũng quyết định hỗ trợ 140 triệu đồng cho các tàu kiểm ngư bị thiệt hại và 2 triệu đồng cho mỗi kiểm ngư viên bị thương.

Sáng 10/5, đoàn công tác của Bộ sẽ vào Đà Nẵng để trực tiếp động viên lực lượng kiểm ngư.

Chiều 9/5, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) Võ Công Chánh chính thức có văn bản phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. 

"Là cơ quan hành chính địa phương được Nhà nước giao quản lý huyện đảo Hoàng Sa, chúng tôi cực lực phản đối phía Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế; vi phạm các nguyên tắc và thỏa thuận giải quyết vấn đề trên biển; làm xấu đi quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các địa phương của hai bên", ông Võ Công Chánh nhấn mạnh. 

Theo Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Do đó, phía Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan HD-981 và các tàu của họ ra khỏi vùng biển của Việt Nam; giải quyết mọi mâu thuẫn, tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình.

Chí Hiếu - Nguyễn Đông

 

Pháp Vương Drukpa dự Đại lễ cầu siêu tại Hoàng thành Thăng Long

Ngày 9/5, Pháp Vương Gyalwang Drukpa cùng tăng đoàn Truyền thừa của Ngài lần đầu tiên thực hiện Đại lễ cầu siêu tại Hoàng thành Thăng Long - nơi linh thiêng bậc nhất Hà Nội.
Ngày href="?"> Ngày 9/5, Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa cùng Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đại diện Phật giáo Ấn Độ đã tới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) để tham gia đàn lễ kéo dài 2 ngày, vì mục đích tịnh hóa môi trường, cầu siêu vong linh, cầu quốc thái dân an và hòa bình thế giới trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak 2014. 

" data-reference-id="19110904" id="vne_slide_image_0" src="http://l.f30.img.vnecdn.net/2014/05/09/1-1399617755_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />
 
 

Ngày 9/5, Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa cùng Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đại diện Phật giáo Ấn Độ đã tới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) để tham gia đàn lễ kéo dài 2 ngày, vì mục đích tịnh hóa môi trường, cầu siêu vong linh, cầu quốc thái dân an và hòa bình thế giới trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak 2014. 

 
Ngay href="?"> Ngay khi đặt chân tới Hoàng thành, Pháp Vương đã tới thắp hương trong điện Kính Thiên - nơi linh thiêng bậc nhất Hoàng thành. Đây cũng là nơi thờ phụng 52 vị vua thuộc 4 triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc.

" data-reference-id="19110905" id="vne_slide_image_1" src="http://l.f30.img.vnecdn.net/2014/05/09/2-1399617766_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />
 
 

Ngay khi đặt chân tới Hoàng thành, Pháp Vương đã tới thắp hương trong điện Kính Thiên - nơi linh thiêng bậc nhất Hoàng thành. Đây cũng là nơi thờ phụng 52 vị vua thuộc 4 triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc.

 
Phát href="?"> Phát biểu khai mạc Đại lễ, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ: "Mong nguyện với sự cầu nguyện của chư tôn đức tăng, ni Việt Nam, sự hiện diện gia trì của Đức Pháp Vương và Tăng đoàn, nương ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật pháp, nước Việt Nam sẽ được hoà bình thịnh vượng, trăm họ đều hạnh phúc an vui".

" data-reference-id="19110906" id="vne_slide_image_2" src="http://l.f31.img.vnecdn.net/2014/05/09/01d-1399622132_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />
 
 

Đại lễ cầu siêu diễn ra trên một đàn pháp lớn trước cổng Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long. Đức Pháp Vương cùng Nhiếp Chính Vương và tăng đoàn Drukpa thực hiện các nghi lễ tâm linh.

Phát biểu khai mạc Đại lễ, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ: "Mong nguyện với sự cầu nguyện của chư tôn đức tăng, ni Việt Nam, sự hiện diện gia trì của Đức Pháp Vương và Tăng đoàn, nương ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật pháp, nước Việt Nam sẽ được hoà bình thịnh vượng, trăm họ đều hạnh phúc an vui".

 
Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa thực hiện các nghi lễ cầu siêu bên cạnh Pháp Vương. Ngài là một trong những đệ tử chân truyền và bậc kế thừa tâm linh của Đức Pháp Vương. Ngài cũng được kính ngưỡng là bậc hóa thân Bồ tát trong truyền thống Kim cương thừa.

" data-reference-id="19110907" id="vne_slide_image_3" src="http://l.f29.img.vnecdn.net/2014/05/09/4-1399617775_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />
 
 

Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa thực hiện các nghi lễ cầu siêu bên cạnh Pháp Vương. Ngài là một trong những đệ tử chân truyền và bậc kế thừa tâm linh của Đức Pháp Vương. Ngài cũng được kính ngưỡng là bậc hóa thân Bồ tát trong truyền thống Kim cương thừa.

 
 
 

Kim cương chử, vật biểu trưng cho tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật trong các phái Kim cương thừa trên tay một vị sư.

 
 
 

Màn múa của vũ điệu triệu thỉnh Kim cương Hộ pháp được các vị sư thực hiện.

 
 
 

Theo Đức Pháp Vương, đạo Phật là giáo lý của trí tuệ và tình yêu thương, là bản chất của vũ trụ và cũng là giải pháp giúp chúng ta chuyển hoá khổ đau, siêu vượt luân hồi sinh tử. Khoá lễ cầu an và cầu siêu hôm nay ý nghĩa như thế nên các Phật tử hãy cùng hướng tâm thanh tịnh, thực hành Phật pháp vì lợi ích chúng sinh, thỉnh nguyện chư hương linh ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ, anh hùng liệt sĩ, nạn nhân thiên tai cùng đến trước đàn tràng để được siêu thoát. 

 
Di href="?"> Di ảnh một liệt sĩ được người thân cầm trên tay trong lễ cầu siêu với mong muốn oan hồn tử sĩ nếu chưa siêu thoát sẽ được dẫn dắt tới trước đàn tràng, khai thị giáo pháp, tịnh hóa nghiệp chướng, ban truyền quán đỉnh và chuyển di tâm thức, nhờ đó mà xả bỏ chấp trước, giải thoát và vãng sinh về cõi Phật.

" data-reference-id="19110911" id="vne_slide_image_7" src="http://l.f30.img.vnecdn.net/2014/05/09/12-1399617853_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />
 
 

Di ảnh một liệt sĩ được người thân cầm trên tay trong lễ cầu siêu với mong muốn oan hồn tử sĩ nếu chưa siêu thoát sẽ được dẫn dắt tới trước đàn tràng, khai thị giáo pháp, tịnh hóa nghiệp chướng, ban truyền quán đỉnh và chuyển di tâm thức, nhờ đó mà xả bỏ chấp trước, giải thoát và vãng sinh về cõi Phật.

 
Nhiều href="?"> Nhiều khóa lễ dự kiến diễn ra trong hai ngày 9-10/5.

" data-reference-id="19110912" id="vne_slide_image_8" src="http://l.f31.img.vnecdn.net/2014/05/09/04-1399622179_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />
 
 

Nhiều khóa lễ dự kiến diễn ra trong hai ngày 9-10/5.

 
Gần trưa, dù thời tiết nắng nóng, hàng nghìn Phật tử vẫn kiên trì ngồi dự đại lễ, chăm chú nghe Pháp vương giảng pháp.

" data-reference-id="19110913" id="vne_slide_image_9" src="http://l.f31.img.vnecdn.net/2014/05/09/14-1399622253_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto;" />
 
 

Gần trưa, dù thời tiết nắng nóng, hàng nghìn Phật tử vẫn kiên trì ngồi dự đại lễ, chăm chú nghe Pháp vương giảng pháp.

 
 
 

Nghi lễ phóng sinh như lời nguyện cầu cho hòa bình thế giới.

Quý Đoàn - Anh Huy

 

Giáo viên bật khóc vì trường Lý Tự Trọng đột ngột giải thể

Không giấu nổi những giọt nước mắt, các giáo viên cho biết đã gắn bó từ ngày đầu trường thành lập. Hiện, nhiều người đã lớn tuổi, nếu phải thất nghiệp hoặc chuyển công việc thì cuộc sống sẽ rất khó khăn.

Ngày 9/5, hay tin Sở Giáo dục TP HCM đến trường THPT Lý Tự Trọng (quận Tân Bình) làm việc liên quan quyết định giải thể trường này, rất nhiều giáo viên đã có mặt từ sáng sớm. Gương mặt ai cũng đầy vẻ ưu tư, có người mắt đã đỏ hoe.

Cô Nguyễn Hồng Thanh cho biết, khi đọc được thông tin trường sẽ bị giải thể trên báo chí hôm 29/4, nhiều giáo viên sửng sốt bởi trước đó mọi hoạt động của trường vẫn diễn ra bình thường"Sở đã ra quyết định mà không hề bàn bạc hay thông báo trước với giáo viên. Không hề có một lộ trình hay lời giải thích cụ thể nào. Chúng tôi chỉ biết được là trường sẽ giải thể theo hình thức cuốn chiếu, còn số phận của chúng tôi và các em học sinh thì không rõ đi về đâu”, cô Thanh nói.

Hiệu trưởng Văn Công Sang cũng bày tỏ sự ngỡ ngàng bởi "ngay cả Ban giám hiệu cũng không hề biết". Theo ông Sang, khi nhận được thông báo của Sở Giáo dục TP HCM, Ban giám hiệu đã họp thông báo chính thức và hứa sẽ sắp xếp chỗ làm cho giáo viên. Tuy nhiên, cô Thanh cho rằng đến tháng 8 này thầy hiệu trưởng đã nghỉ hưu, không có cơ sở nào đảm bảo giáo viên sẽ tìm được công việc phù hợp, ổn định.

2-JPG.jpg

Giáo viên trường THPT Lý Tự Trọng rất bất ngờ khi nhận được thông báo giải thể trường. Ảnh: Nguyễn Loan.

Theo các giáo viên, dù có rất nhiều trường THPT nhưng quận Tân Bình chỉ mới có 4 trường THPT công lập, nhiều học sinh vẫn phải vào trường tư thục với mức học phí rất cao, trong khi đa số phụ huynh có con em ở đây đều là dân lao động nghèo. Sở lại đưa ra quyết định trong thời gian học sinh đang ôn thi cuối cấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, giáo viêncũng rất hoang mang không còn tâm trạng đứng lớp.

Không giấu nổi những giọt nước mắt, cô Lê Thị Ngọc Dung cho biết, cả trường có 60 giáo viên, đa số đã gắn bó từ ngày đầu thành lập. Vì công việc họ đã phải chuyển gia đình về gần trường để ổn định cuộc sống. Hiện, nhiều người đã lớn tuổi, nếu phải thất nghiệp hoặc chuyển công việc lần nữa thì cuộc sống không tránh được xáo trộn.

Đang trong thời gian nghỉ sinh nhưng hay tin trường bị giải thể, cô Phạm Thị Hà, giáo viên dạy Văn lớp 10, vội gửi con cho hàng xóm để chạy lên tìm hiểu. "Theo quyết định đó, năm nay trường không tuyển lớp 10 nữa thì hết thời gian nghỉ sinh tôi sẽ được làm gì, sẽ về trường nào? Nếu bây giờ tôi mất việc thì ai lo cho đứa con nhỏ ở nhà", cô Hà nói và cho biết chồng là bộ đội hải quân, thời gian chủ yếu dành cho biển đảo, một mình cô phải cáng đáng việc gia đình. Vì công việc đặc thù của chồng nên cô đã buộc phải chuyển trường từ tỉnh khác về đây với hy vọng ổn định cuộc sống, chăm lo gia đình để chồng an tâm công tác.

Không chỉ giáo viên, học sinh trường Lý Tự Trọng cũng không khỏi hoang mang. Theo nữ sinh Nguyễn Thị Phụng Hằng, lớp 12A3, nhiều ngày nay học sinh phải ôn thi trong tình trạng thấp thỏm, những buổi học trở thành buổi bàn tán về việc trường bị giải thể. Nhiều học sinh đã viết thư gửi lên Sở bày tỏ nguyện vọng, hy vọng "cứu" được ngôi trường này.

3-JPG-6674-1399626005.jpg

Cô giáo bật khóc vì không biết đi đâu về đâu. Ảnh: Nguyễn Loan.

Ghi nhận những tình cảm, bức xúc của giáo viên và học sinh trường Lý Tự Trọng, song Phó giám đốc Sở giáo dục Nguyễn Văn Hiếu cho rằng việc giải thể là hợp lý và có đủ cơ sở.

Theo ông Hiếu, năm 1998, quận Tân Bình thiếu trường công lập nên đã thành lập trường Lý Tự Trọng. Hiện thành phố đã xây dựng thêm một số trường công lập, tư thục khác có thể đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Trong khi đó, trường THPT Lý Tự Trọng nằm trong trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, không đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và quy chế hoạt động nên Sở đã trình lên UBND TP HCM xin được phép giải thể để mở rộng hoạt động cho trường CĐ. 

Trước bức xúc về việc Sở ra quyết định đột ngột mà không thông báo, ông Hiếu nói "đây chỉ mới là chủ trương của Sở". "Sở đã chỉ đạo trường CĐ Lý Tự Trọng hướng dẫn trường THPT xây dựng đề án giải thể. Sở có thể sẽ xem xét đến phương án di dời trường qua địa điểm khác và chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ giáo viên tìm chỗ làm", ông Hiếu nói nhưng không lý giải tại "mới là chủ trương" mà đã trình lên UBND TP và ngày 29/4, Sở đã gửi tới 24 phòng giáo dục các quận huyện về việc THPT Lý Tự Trọng ngưng tuyển sinh lớp 10.

Theo Quy định về việc giải thể các cơ quan công lập, cụ thể ở đây là trường học, trước khi ra quyết định, Sở Giáo dục phải xây dựng hồ sơ, đề án gồm cả lộ trình thực hiện sao cho đảm bảo quyền lợi của giáo viên và học sinh. Sở giáo dục TP HCM bị cho là đã làm theo hướng ngược lại khi chưa xây dựng được đề án, lộ trình đã ra thông báo ngừng tuyển sinh.

Nguyễn Loan

Theo Vnexpress