Tin Tức tổng hợp

Lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm nay của tỉnh Bến Tre là khoảng 17.000 bộ, giảm 3.400 hồ sơ với năm trước. Khối A vẫn được thí sinh lựa chọn nhiều nhất với hơn 7.500 hồ sơ, khối C đạt 902. "Hồ sơ đăng ký dự thi giảm do số học sinh tốt nghiệp giảm và công tác hướng nghiệp có tác dụng hơn. Học sinh hiểu được khả năng, biết sức mình tới đâu nên xác định được nghề nghiệp chính xác hơn", bà Sa nói..

 

Hồ sơ đăng ký dự thi đại học giảm mạnh

Lượng hồ sơ đăng ký dự thi năm nay giảm nhiều so với 2013, song tỷ lệ đăng ký  khối ngành Kinh tế, Tài chính vẫn rất cao.

Ngày 5/5, ông Ngô Văn Sự, Phó phòng giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm nay thành phố có 152.000 hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng; giảm hơn 10.000 so với năm trước.

Các khối kinh tế, tài chính, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế. Trường nhận hồ sơ nhiều nhất là ĐH Công nghiệp với 8.100 bộ, tiếp đến là ĐH Kinh tế Quốc dân với hơn 6.000. "Dù được cảnh báo về số lượng dư thừa nguồn nhân lực các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, thí sinh vẫn đăng ký dự thi vào nhóm ngành này với số lượng khá cao", ông Sự cho hay.

Toàn tỉnh Thanh Hóa có 49.000 hồ sơ đăng ký dự thi trong đó hồ sơ cao đẳng là gần 2.400 (chiếm 4,8%) và đại học 46.600 (chiếm 95,2%). Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, cho biết, số lượng hồ sơ đã giảm 14.000 bộ so với năm 2013. Trong khi năm 2013 giảm gần 16.000 so với 2012.

ho-so-4055-1399288826.jpg

Năm nay hồ sơ đăng ký dự thi vào đại học giảm, nhưng tỷ lệ đăng ký vào kinh tế, tài chính vẫn cao.

Năm nay, top 10 trường được thí sinh tại Thanh Hóa lựa chọn nhiều nhất theo thứ tự: ĐH Công nghiệp Hà Nội, Hồng Đức, ĐH Nông nghiệp, Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Học viện Tài chính, ĐH Y Thái Bình, ĐH Tài nguyên môi trường, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương mại, ĐH Giao thông vận tải.

"Chỉ 10 trường nêu trên đã chiếm 44,3% hồ sơ đăng ký dự thi trong tổng số 290 trường đại học. Như vậy các em đăng ký thi kinh tế, tài chính vẫn rất đông", ông Long nhận xét.

Với khoảng 40.000 học sinh tốt nghiệp THPT năm 2014 nhưng chỉ có 49.000 hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng, theo ông Long, việc phân luồng học sinh đã được thực hiện rất tốt. Số em tốt nghiệp đi kiếm việc làm luôn khá nhiều, đa phần là do cả học sinh và gia đình đều xác định "không cố kiếm tấm bằng đại học nữa".

Lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm nay của tỉnh Bến Tre là khoảng 17.000 bộ, giảm 3.400 hồ sơ với năm trước. Khối A vẫn được thí sinh lựa chọn nhiều nhất với hơn 7.500 hồ sơ, khối C đạt 902. "Hồ sơ đăng ký dự thi giảm do số học sinh tốt nghiệp giảm và công tác hướng nghiệp có tác dụng hơn. Học sinh hiểu được khả năng, biết sức mình tới đâu nên xác định được nghề nghiệp chính xác hơn", bà Sa nói.

Bộ Giáo dục vừa cho phép tuyển sinh trở lại một số ngành. Ở khu vực phía Bắc bao gồm: ngành Sư phạm Mỹ thuật và Sư phạm Âm nhạc (ĐH Hùng Vương - Phú Thọ); Nhiếp ảnh, Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình (ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội); Kinh tế xây dựng (ĐH Kiến trúc Hà Nội); Kế toán (ĐH Nông lâm Bắc Giang); ngành Công nghệ thông tin (ĐH Phạm Văn Đồng); Văn học (ĐH Dân lập Phú Xuân); Công nghệ đa phương tiện (ĐH Hòa Bình); Việt Nam học và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (ĐH Phương Đông), Thiết kế đồ họa (ĐH Nguyễn Trãi) và ngành Việt Nam học (ĐH Hoa Lư).

Ở khu vực miền Trung có: ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng và ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô (ĐH Nha Trang); Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Quản lý tài nguyên môi trường, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non (ĐH Quảng Bình); Công nghệ thông tin (ĐH Quảng Nam); Quản lý nhà nước (ĐH Quy Nhơn); Giáo dục Mầm non và Công nghệ chế tạo máy (ĐH Hải Phòng).

Ở khu vực phía Nam có: ngành Ngôn ngữ Nhật (ĐH Sư phạm TP HCM); Ngôn ngữ Tây Ban Nha (ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP HCM); Hải dương học (ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP HCM); Công nghệ may (ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM); Kế toán (ĐH Tài chính – Marketing); Kỹ thuật phần mềm và ngành Truyền thông - Mạng máy tính (ĐH Quốc tế miền Đông); Việt Nam học (ĐH Thành Đô); Điều dưỡng và Ngôn ngữ Trung Quốc (ĐH Quốc tế Hồng Bàng).

Để thuận lợi cho thí sinh nộp hồ sơ vào những ngành học này, Bộ GD&ĐT cho phép nhiều trường gia hạn cho thí sinh nộp hồ sơ đăng ký tại trường đến hết ngày 9/5 thay cho thời hạn quy định chung là đến hết ngày 29/4.

Hoàng Thùy

Nhiều trường Hà Nội chỉ được tuyển 40 thí sinh lớp 10

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu vào lớp 10 cho cả 3 hệ THPT, ngoài công lập và giáo dục thường xuyên. Nhiều trường ở hệ ngoài công lập chỉ được giao 40 chỉ tiêu, tương đương một lớp.

Tối 5/5, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho biết, Sở đã duyệt xong chỉ tiêu tuyển sinh vào 10 cho tất cả các trường. Theo đó, tổng chỉ tiêu của các trường THPT công lập tại Hà Nội là 50.992. Trường có chỉ tiêu cao nhất là THPT Phan Đình Phùng, Trần Phú, Kim Liên với 600 em. THPT Thực nghiệm có chỉ tiêu thấp, chỉ 120. (Xem chỉ tiêu cụ thể từng trường hệ công lập tại đây).

Các trường hệ ngoài công lập có chỉ tiêu tuyển sinh không cao, nhiều trường chỉ 40 học sinh như Phổ thông quốc tế Việt Nam, THPT Nguyễn Du, THPT Hoàng Long, Lê Hồng Phong, THPT Global, THCS & THPT Alfred Nobel. (Xem chỉ tiêu chi tiết các trường ngoài công lập tại đây).

Tổng chỉ tiêu của hệ giáo dục từ xa là 6.640 (Chi tiết tại đây).

[Caption]

Chỉ tiêu vào lớp 10 công lập ở Hà Nội năm 2014 là gần 60.000 chỉ tiêu.

Theo quy định của Sở, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập, kể cả lớp 10 không chuyên của trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây. Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. Học sinh đã trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn thì nhà trường chỉ nhận học sinh đăng ký NV1, không nhận học sinh đăng ký NV2.

Các em thi chuyên được chọn tối đa 2 trong 4 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây. Nếu có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào một môn chuyên tại hai trường thì phải ghi rõ trường NV1 và trường NV2. Nếu chỉ có nguyện vọng đăng ký môn chuyên của một trường hoặc môn chuyên đã chọn chỉ có ở một trường thì đó là trường NV1.

Lịch thi vào lớp 10 năm 2014 như sau:

Ngày Buổi Môn thi Thời gian làm bài Giờ phát đề thi  Giờ bắt đầu làm bài
23/6 Sáng Ngữ văn 120 phút 7h55 8h
Chiều Toán 120 phút 14h25 14h30
24/6 Sáng Ngoại ngữ 120 phút 7h55 8h
Chiều
(Thi các môn chuyên)
Ngữ văn, Toán,
Tin học, Sinh học
150 phút 14h25 14h30
Tiếng Pháp,
Tiếng Nhật
120 phút 14h25 14h30
25/6 Sáng
(Thi các môn chuyên)
Vật lí, Lịch sử, Địa lí 150 phút 7h55 8h
Hoá học, Tiếng Anh 120 phút 7h55 8h
26/6 (Các môn chuyên Ngoại ngữ) Sáng Tập trung tại địa điểm thi từ 7h15
Chiều Tập trung tại địa điểm thi từ 13h30
 

Hoàng Thùy

 

Nguy kịch vì ăn nhộng ve sầu non

Ăn nhậu bằng ổ ve sầu non mới đào được, cả ba người đàn ông ở Bình Phước đều phải nhập viện vì ngộ độc. Người ăn nhiều nhất rất nguy kịch.

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước đang nỗ lực cứu chữa 2 trong 3 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nhộng ve sầu non.

Nhap-vien-nguy-kich-vi-an-nhon-2781-5862

Ông Điểu Ba đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bình Phước. Ảnh: Chế Bắc

Trước đó, ba bệnh nhân Điểu Mỏn (59 tuổi), Điểu Ba (41 tuổi) và Điểu Khâm (29 tuổi) cùng ngụ xã Thanh Lương (thị xã Bình Long, Bình Phước) được chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa thị xã trong tình trạng bị ngộ độc rất nặng, cơ thể co giật, ói mửa thường xuyên.

Vợ một bệnh nhân cho biết ngày 4/5, ba người rủ nhau đi đào nhộng ve sầu về làm mồi nhậu, được khoảng 30 con, chế biến thành món xào. Ăn vài con thấy đắng quá nên họ bỏ lại. Vài tiếng sau cả 3 người cùng bất tỉnh, lập tức được chuyển vào Bệnh viện đa khoa thị xã, sau đó lên bệnh viện tỉnh.

Đến chiều 6/5, bệnh nhân Điểu Mỏn vẫn còn bị hôn mê sâu, huyết áp tăng cao. Bệnh nhân Điểu Ba đã tạm thời qua cơn nguy kịch, nhưng vẫn phải sử dụng máy trợ thở oxy. Riêng Điểu Khâm đã phục hồi và được xuất viện.

Theo nhận định ban đầu của các bác sĩ, có khả năng ba bệnh nhân trên bị ngộ độc do một loại nấm ký sinh trên nhộng ve sầu.

Chế Bắc

Theo Vnexpress