Đàm phán bốn bên đạt thỏa thuận bất ngờ về Ukraine
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại cuộc họp bốn bên tổ chức tại Geneva. Ảnh: AFP |
Theo đó, các bên cần kiềm chế các hành động bạo lực, đe dọa và khiêu khích. Các nhóm vũ trang không chính quy phải giải giáp và rời khỏi các tòa nhà bị chiếm đóng trái phép. Tuy nhiên, một lệnh ân xá được đảm bảo cho những người biểu tình tự nguyện chấp hành, trừ các tội phạm nghiêm trọng.
Hội nghị cũng thống nhất phái bộ giám sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cần đóng vai trò đi đầu trong việc Kiev và các địa phương thực thi nhóm biện pháp giảm căng thẳng, thậm chí là cử quan sát viên nếu cần.
Ngoài ra, quy trình cải tổ hiến pháp của Ukraine cần toàn diện, minh bạch và có trách nhiệm, bao gồm tổ chức đối thoại dân tộc rộng rãi và giải thích rõ ràng ở tất cả các vùng miền.
Cuối cùng, các bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ổn định nền kinh tế, tài chính của Ukraine, sẵn sàng thảo luận các biện pháp hỗ trợ bổ sung trong khuôn khổ thực hiện các bước trên.
Sau hội nghị, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết ông rất phấn khởi với việc bốn bên đạt được thỏa thuận trên và hy vọng các bên "có thái độ nghiêm túc trong việc thực thi thỏa thuận".
"Mục đích cuộc họp là nhằm gửi đến Ukraine một thông điệp rằng họ phải chịu trách nhiệm cho sự ổn định trong nước và phải đảm bảo mỗi khu vực có quyền bảo vệ truyền thống lịch sử và ngôn ngữ của mình", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói. "Ukraine chỉ có thể mạnh khi trở thành cây cầu nối giữa Đông và Tây".
Trong khi đó, Tổng thống Obama lại tỏ thái độ hoài nghi về tương lai của thỏa thuận mới này. "Chúng tôi sẽ không tính đến thỏa thuận, nếu chưa nhìn thấy nó được thực thi", AFP dẫn lời ông Obama cho biết. "Tôi không cho rằng chúng ta có thể chắc chắn bất kỳ điều gì vào thời điểm này".
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vẫn hy vọng về khả năng tìm được một giải pháp ngoại giao giúp hạ nhiệt cuộc khủng hoảng Ukraine, đồng thời cảnh cáo về các lệnh trừng phạt bổ sung với Nga nếu tình hình căng thẳng không có tiển triển.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nói ông hy vọng không phải dùng đến quyền triển khai quân đội Nga tại Ukraine trong khi căng thẳng và bạo lực đang gia tăng do mâu thuẫn giữa những người ở đông và nam Ukraine với chính quyền trung ương Kiev.
Đức Dương
Những vụ chìm phà thảm khốc trong lịch sử
Quả bom cài trong một chiếc tivi đã phát nổ trên chiếc phà Superferry 14 trọng tải 10.000 tấn, trên đường ra khỏi thành phố Manila ngày 27/2/2004. 63 người chết tại chỗ và ngọn lửa bao trùm Superferry 14 khi nó chìm dần. Số người thiệt mạng và mất tích lên đến 194. Kết quả điều tra cho thấy đây là một vụ khủng bố. Kẻ chủ mưu vụ đánh bom bị bắt năm 2008 và vẫn đang chờ xét xử. Ảnh: AP
Chiếc phà Senopati Nusantara chở gần 600 khách của Indonesia bị chìm tại vùng biển Java, cách thủ đô Jakarta hơn 300 km về phía đông bắc, vào ngày 29/2/2006. Tổng cộng 373 người được xác định là thiệt mạng hoặc mất tích. Trong hình là cảnh một tàu cứu hộ tìm thấy những người sống sót trôi dạt ngoài khơi hai ngày sau tai nạn. Ảnh: AFP
Cơn bão Fengshen nhấn chìm phà Princess of the Stars của Philippines gần quần đảo Sibuyan Island trên biển Đông ngày 21/6/2008. 831 trong số hơn 850 hành khách và thủy thủ đoàn trên phà được xác định là chết hoặc mất tích. Ảnh: Wikipedia
" data-reference-id="18924444" id="vne_slide_image_3" src="http://l.f32.img.vnecdn.net/2014/04/17/image-1397728709_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto; width: 660.015625px;" />
Trong cơn bão nhiệt đới Charlotte năm 2009, chuyến phà mang tên Teratai Prima của Indonesia bị đánh chìm ngày 11/1 ở eo biển Makassar, cách đảo Sulawesi khoảng 11 km về phía tây. Thời điểm gặp nạn, có ít nhất 250 hành khách và 17 thủy thủ đoàn trên phà. Con số thiệt mạng được xác định là 232 người. Trong hình, một chiếc tàu của Hải quân Indonesia tiến về bến cảng sau một cuộc tìm kiếm những gười sống sót. Ảnh: CTV News
Dù di chuyển trong điều kiện thời tiết tốt, chiếc phà Princess Ashika của vương quốc Tonga vẫn bị đắm ở vùng biển phía đông bắc thủ đô Nuku'Alofa ngày 5/8/2009. Sau vụ việc, 4 người đàn ông và một công ty vận tải đã bị kết tội gây ra vụ đắm phà và ngộ sát. Khoảng 88 người được thông báo là chết hoặc mất tích, toàn bộ trẻ em và phụ nữ không ai thoát nạn. Trong hình là cảnh các mảnh vỡ của Princess Ashika dưới đáy biển mà Hải quân Hoàng gia New Zealand chụp được. Ảnh: AFP
" data-reference-id="18924446" id="vne_slide_image_5" src="http://l.f29.img.vnecdn.net/2014/04/17/shipsink-mv-spice-islander-1397730650_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto; width: 660.015625px;" />
Chuyến phà mang tên Spice Islander I của Tazania bị lật rồi chìm giữa hai hòn đảo Zanzibar và Pemba trên Ấn Độ Dương ngày 10/9/2011. Khi gặp nạn, Spice Islander I chở quá trọng tải đến hàng trăm người, khoảng hơn 600 hành khách sống sót trong số trên dưới 1.000 người có mặt trên phà. Ảnh: Defenceweb
" data-reference-id="18924447" id="vne_slide_image_6" src="http://l.f30.img.vnecdn.net/2014/04/17/6359772-1397731488_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto; width: 660.015625px;" />
Chiếc phà Rabaul Queen gặp nạn do thời tiết xấu tại biển Bismarck, cách Papua New Guinea khoảng 19 km về phía đông bắc, hôm 2/2/2012. Có 360 hành khách và 12 thành viên thủy thủ đoàn trên phà và ít nhất 103 người bị thiệt mạng hoặc mất tích. Trong hình là ba chiếc thuyền cứu sinh chở những người sống sót trôi nổi trên mặt nước, phía dưới là chiếc phà đã chìm hẳn xuống biển. Ảnh: AP
" data-reference-id="18924448" id="vne_slide_image_7" src="http://l.f29.img.vnecdn.net/2014/04/17/SKAGIT-capzised-off-Zanzibar-Photo-Tanzania-Daily-News-1397732101_660x0.jpg" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; float: none; cursor: url(http://st.f1.vnecdn.net/responsive/js/utils/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png), auto; width: 660.015625px;" />
Trong điều kiện thời tiết xấu, chiếc phà Skagit bị lật úp tại kênh Zanzibar, gần đảo Chumbe ở Tanzania, ngày 18/7/2012. Tổng cộng 293 người bị thiệt mạng. Ảnh: Maritimematters
Tàu chở hàng Sulpicio Express 7, trong lúc đi qua con kênh hẹp tại thành phố Cebu, Philippines, đã đâm phải chiếc phà St. Thomas Aquinas di chuyển ngược chiều hôm 16/8/2013. Chiếc phà bị chìm trong 10 phút sau vụ va chạm, còn tàu chở hàng tuy bị hư hại nghiêm trọng vẫn về được bến neo. Khoảng 137 người thiệt mạng hoặc mất tích sau vụ tai nạn này. Trong hình là chiếc Sulpicio Express 7 với đầu mũi bị phá hủy, để lộ cả khung sắt bên trong. Ảnh: AP
Chuyến phà Sewol chở hơn 450 người, trong đó có 325 học sinh cấp ba, tới đảo Jeju, Hàn Quốc, trong một chuyến dã ngoại của trường. Trên đường đi, Sewol bất ngờ bị nghiêng rồi lập úp trước khi chìm ngày hôm qua. Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc xác nhận 179 người được giải cứu, 290 người vẫn mất tích, và ít nhất 9 người thiệt mạng. Công cuộc tìm kiếm cứu nạn vẫn đang diễn ra. Ảnh: Reuters
Trần Trang
Hai ngày thảm họa chìm phà chấn động Hàn Quốc
Các thành viên gia đình hành khách mất tích đi phà Sewol hôm nay đau buồn tại cảng ở đảo Jindo. Ảnh: Reuters |
Khoảnh khắc phà Sewol nghiêng ngoài khơi Hàn Quốc
Phà Sewol đang chở hơn 450 hành khách phát tín hiệu cấp cứu khoảng 9h sáng 16/4, khi ở cách bán đảo Triều Tiên 100 km về phía nam. Khoảng nửa giờ sau, lực lượng cứu hộ đến hiện trường, nhưng chiếc phà với tải trọng hơn 6.800 tấn đã bắt đầu nghiêng dần trước khi lật úp và chìm, chỉ lấp ló một phần nhỏ sống phà trên mặt nước. Hơn 300 người trong số hành khách trên phà là các học sinh trung học đang trên đường đến đảo Jeju.
(Video: YTN)
Cứu hộ hành khách trên phà chìm
Hơn 100 tàu hải quân, tuần duyên và máy bay đang lùng sục khu vực tìm người mất tích. Các thợ lặn nhiều lần nỗ lực thâm nhập vào thân tàu, nhưng hoạt động này bị cản trở do các dòng hải lưu quá mạnh, khuấy bùn từ dưới đáy biển lên khiến tầm nhìn bị hạn chế.
Đến chiều 17/4, ít nhất 9 người được xác nhận thiệt mạng. 179 người đã được giải cứu nhưng vẫn còn gần 290 người mất tích.
Chăm sóc hành khách thoát nạn
Các hành khách sống sót được lực lượng cứu hộ chuyển đến một đảo gần khu vực phà gặp nạn, cung cấp chăn ấm, đồ uống và chăm sóc y tế.
Thân nhân hành khách phà Sewol đau khổ, giận dữ
Những người sống sót trên phà Sewol cho rằng việc thuyền trưởng tàu yêu cầu hành khách không di chuyển là nguyên nhân khiến tình hình trầm trọng hơn, khiến nhiều người mất tích đến vậy. Ý kiến này càng làm dấy lên nỗi đau và sự giận dữ trong lòng thân nhân các hành khách đi phà. Một số thân nhân chỉ trích sự chậm trễ của chính phủ trong việc cứu hộ.
Hành khách chờ giải cứu trong phà chìm
Một đoạn video được cho là quay trong chiếc phà chìm hôm 16/4 cho thấy những hành khách mặc áo phao chờ người đến cứu. Một lượng lớn người mất tích gây lo ngại số người chết sẽ tăng đột biến, và có thể khiến vụ chìm phà Sewol trở thành một trong những tai nạn phà lớn nhất Hàn Quốc kể từ năm 1993.
Trọng Giáp (Video: CNN)
Cô gái quên mình cứu người trên phà Sewol
Park Ji-young, nữ thuyền viên dũng cảm trên phà Sewol. Ảnh: Korea Herald |
Park, nữ thuyền viên 22 tuổi của phà Sewol, tử nạn khi đang cố gắng giải cứu cho các hành khách ở tầng ba và tầng bốn của phà.
"Tôi liên tục hét lên rằng tại sao cô ấy không mặc áo phao cứu sinh trước. Park chỉ nói cô sẽ ra khỏi con phà sau khi đảm bảo rằng tất cả hành khách đã được giải thoát. Cô ấy nói thủy thủ đoàn, trong đó có cô ấy, sẽ là những người cuối cùng rời phà", một người sống sót kể lại trên Korea Herald. "Park đẩy những hành khách đang hoảng loạn về phía lối ra thậm chí cả khi nước đã ngập lên đến ngực cô ấy".
Kim Jong-hwang, một hành khách 58 tuổi, cũng nhớ về sự hy sinh của Park.
"Khi phà nghiêng sang một bên, các hành khách bị dồn về một cánh cửa. Một người trong số họ rơi xuyên qua đó. Park đã kéo hành khách này lên và đẩy mọi người thoát ra ngoài", Kim kể.
Park sinh ra trong một gia đình nghèo. Cô đỗ vào một trường đại học ở tỉnh Nam Chungcheong nhưng không đi học mà xin vào làm ở công ty phà từ năm 2012 để kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Khi thi thể của Park được chuyển đến bệnh viện, mẹ cô ngã khuỵu. "Mẹ không tin được sao con lại bỏ mẹ mà đi?", người mẹ gào khóc.
Ông Kim Hong-gyeong, một trong những anh hùng cứu người trên phà Sewol. Ảnh: Yonhap |
Jeong Cha-woong, một học sinh 17 tuổi, cũng được ca ngợi như một anh hùng. Jeong đã đưa áo phao của mình cho một người bạn đang chìm và còn lao xuống nước để cứu những người khác.
Ông Kim Hong-gyeong, một người sống sót 59 tuổi, cũng bất chấp tính mạng để cứu mọi người. Ông đã biến rèm cửa của con phà thành một sợi dây dài 10 mét và dùng nó để kéo nhiều hành khách đang chơi vơi giữa biển. Dù nước đã dâng cao quá đầu gối, ông Kim vẫn không từ bỏ nỗ lực và cứu được sinh mạng của khoảng 20 người. Sau đó, ông lên một thuyền cá tham gia cứu hộ phà chìm để vào bờ.
Vụ chìm phà Sewol được xem là thảm họa đường biển tồi tệ nhất ở Hàn Quốc kể từ năm 1993. Ít nhất 9 người trong số hơn 400 hành khách trên phà được xác nhận thiệt mạng. 179 người đã được giải cứu nhưng vẫn còn gần 290 người mất tích.
Anh Ngọc
Theo Vnexpress