Tin Tức tổng hợp

"Bệnh của tôi quá nặng và tôi sợ Yang sẽ không chấp nhận điều đó", Feng kể lại. "Do đó, tôi quyết định chia tay mà không nói lý do"...

Đám cưới trong mơ của cô gái bị ung thư giai đoạn cuối

Bàn tay chi chít dấu vết của những lần tiêm, mặc áo cưới mà vẫn phải kiểm tra sức khỏe... nhưng Feng Ying vẫn cười tươi. 

dam-cuoi-co-gai-bi-ung-thu006.jpg

Hôn lễ của Feng Ying và Yang Haibing được tổ chức hôm 3/3 tại thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc.

dam-cuoi-co-gai-bi-ung-thu001.jpg

Feng Ying gặp Yang Haibing năm 2013, sau khi cô được chẩn đoán mắc ung thư u bào đệm. Feng quyết định từ chối tình cảm của Yang dù cô cũng yêu anh. Trong ảnh, bàn tay Feng chi chít dấu vết của những lần tiêm.

dam-cuoi-co-gai-bi-ung-thu007.jpg

"Bệnh của tôi quá nặng và tôi sợ Yang sẽ không chấp nhận điều đó", Feng kể lại. "Do đó, tôi quyết định chia tay mà không nói lý do".

dam-cuoi-co-gai-bi-ung-thu003.jpg

Tuy nhiên, thay vì từ bỏ, Yang lại càng yêu Feng hơn và quyết định cầu hôn khi biết tình trạng sức khỏe của cô.

dam-cuoi-co-gai-bi-ung-thu009.jpg

Chú rể cõng cô dâu ra ô tô phía ngoài.

dam-cuoi-co-gai-bi-ung-thu004.jpg

Hơn 1.000 người tới dự hôn lễ và chúc phúc cho cặp đôi.

dam-cuoi-co-gai-bi-ung-thu002.jpg

Hai người giơ cao cánh tay với cặp nhẫn cưới tại bữa tiệc.

dam-cuoi-co-gai-bi-ung-thu008.jpg

Yang chăm sóc Feng trong cuộc sống đời thường. Trên bàn là quả cầu thủy tinh hai người dùng làm minh chứng cho tình yêu. 

 

Nguyễn Tâm
(Ảnh, Video: qq.com)

Obama, Putin chỉ trích nhau không tiếc lời

Tổng thống Nga Vladimir Putin phủ nhận việc sử dụng quân đội chiếm đóng Crimea và phớt lờ đe dọa trừng phạt của phương Tây, trong khi đó Tổng thống Mỹ Barack Obama mỉa mai Moscow.

Obama-Putin-9350-1394012834.jpg

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP

Trong cuộc họp báo hôm qua, Tổng thống Putin cho biết, trước việc chính quyền của ông Viktor Yanukovych bị lật đổ, Nga chỉ hành động để bảo vệ các cơ sở quân sự của mình ở Crimea, bao gồm Hạm đội Biển Đen. Ông cũng phủ nhận việc sử dụng lực lượng quân sự chiếm đóng bán đảo này.

Liền sau đó, tại một hội nghị kinh tế tổ chức ở thủ đô Washington, Tổng thống Obama cho rằng Moscow vi phạm luật pháp quốc tế. Ông mỉa mai rằng Tổng thống Putin có lẽ đang thuê một đội ngũ luật sư khác nhằm lý giải hành vi của mình theo một cách khác, "nhưng điều này chẳng che giấu được ai".

Wall Street Journal dẫn nhận định của các quan chức Mỹ cho biết, Washington coi bài phát biểu của Tổng thống Putin là tín hiệu cho thấy tình hình căng thẳng tại Crimea tạm thời dừng leo thang. Đây là lần đầu tiên ông chủ Điện Kremlin công khai lên tiếng bày tỏ thái độ, kể từ khi tình hình đối đầu quân sự tại Crimea bùng phát hồi cuối tuần trước.

Nhưng ngay trong lúc Tổng thống Putin tổ chức họp báo tại Moscow, một cuộc đối mặt giữa binh sĩ Ukraine và nhóm được cho là binh sĩ Nga diễn ra căng thẳng. Dù hai bên không xảy ra xung đột đổ máu, khả năng đụng độ vũ trang leo thang tại Crimea vẫn luôn thường trực.

Tổng thống Obama tuyên bố binh sĩ Nga đồn trú tại Crimea đã tiến hành hoạt động bên ngoài doanh trại và điều này cho thấy phát ngôn của Tổng thống Putin không đúng với sự thật. Obama cho rằng Nga muốn tăng cường sức ảnh hưởng với Ukraine thông qua hành động quân sự, chứ không phải xuất phát từ mối quan tâm đến công dân Nga tại quốc gia cựu thành viên Liên bang Xô viết này.

Trong khi đó, lập luận của Tổng thống Putin hoàn toàn trái ngược với ông chủ Nhà Trắng. Ông kiên quyết coi ông Viktor Yanukovych là tổng thống hợp pháp duy nhất của Ukraine và tuyên bố nếu như Moscow can thiệp quân sự vào quốc gia láng giềng thì cũng hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc hôm 3/3 công bố một văn bản của ông Yanukovych, trong đó yêu cầu Nga triển khai binh sĩ để tái lập luật pháp và trật tự trong nước.

Trong mắt Tổng thống Putin, chỉ có một bộ phận nghị sĩ Ukraine là hợp pháp, chính vì vậy tổng thống lâm thời do quốc hội bầu ra là vi hiến. Nhưng ông cũng thừa nhận Yanukovych là chính trị gia hết thời, hé mở cánh cửa hợp tác với người chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5 tới, với điều kiện "tình trạng khủng bố trên đường phố Kiev chấm dứt".

Tuy nhiên, Mỹ và EU đều ủng hộ chính phủ lâm thời Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua có cuộc làm việc với các tân lãnh đạo của quốc gia này và công bố gói hỗ trợ kinh tế trị giá một tỷ USD.

Kiev cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính lớn hơn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các gói cứu trợ của phương Tây được cho là có thể giúp Ukraine giải quyết khủng hoảng tài chính và năng lượng. Quốc gia này hiện vẫn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.

Công ty khí đốt Gazprom của Nga hôm qua cho biết, họ sẽ chấm dứt gói ưu đãi dành cho Ukraine kể từ tháng 4. Tổng thống Putin giải thích rằng quyết định trên xuất phát từ thực trạng Kiev đang nợ Moscow tiền khí đốt. Trong khi đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev yêu cầu bộ tài chính nước này nghiên cứu khả năng cung cấp khoản vay trị giá 2-3 tỷ USD cho Ukraine, để nước này trả hết nợ.

duongong-9451-1394012834.jpg

Cả Ukraine và châu Âu đều phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga. Ảnh minh họa: AFP

Hôm nay, Ngoại trưởng Kerry dự kiến có cuộc hội đàm với các quốc gia ký kết Bản ghi nhớ Budapest. Văn bản này được Mỹ, Anh và Nga ký với Ukraine năm 1994, để Kiev từ bỏ chương trình hạt nhân. Đổi lại, các nước trên hứa sẽ đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine. Nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từ chối tham gia hội đàm.

Theo nhiều chuyên gia, nếu như Mỹ thất bại trong vấn đề Ukraine, uy tín của Washington trong việc yêu cầu các nước khác từ bỏ chương trình hạt nhân sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Trước đó, Mỹ tuyên bố sẽ có biện pháp trừng phạt tài chính với giới lãnh đạo, doanh nghiệp và quân nhân Nga, nếu như Moscow không chịu rút quân khỏi Crimea. Washington cũng hối thúc các nước châu Âu có hành động tương tự.

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, nếu Moscow và Kiev không thể khởi động đối thoại trực tiếp, EU sẽ tiến hành thảo luận về biện pháp trừng phạt hạn chế.

Tổng thống Putin tuyên bố rõ các nước có ý định trừng phạt Nga cần cân nhắc về những hậu quả mà nó đem lại. Theo Financial Times, châu Âu đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung năng lượng từ Nga, chính vì vậy các nhà lãnh đạo EU chắc chắn phải cân nhắc khả năng Moscow hạn chế hoặc tạm dừng nguồn cung khí đốt.

Mặc dù vậy, Moscow cũng không hoàn toàn chiếm thế thượng phong trong vấn đề trên, bởi đây là trụ cột kinh tế quan trọng nhất của Nga. 70% nguồn thu xuất khẩu của nước này là từ dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra, sự phát triển của lĩnh vực năng lượng tái sinh khiến sự nhu cầu nhập khẩu khí đốt của châu Âu giảm dần trong 10 năm trở lại đây. 

"Trong thế giới hiện đại, tất cả sự việc đều có liên hệ, con người cũng phụ thuộc vào nhau theo cách này hoặc cách kia. Đương nhiên người ta cũng có thể làm tổn hại lẫn nhau, nhưng điều này chẳng có lợi cho ai hết", ông Putin nói. "Trước khi trừng phạt Nga, phương Tây cũng nên suy nghĩ một chút về vấn đề này".

Đức Dương (tổng hợp)

Hành trình của nhóm gây thảm sát ở nhà ga Trung Quốc

Những nghi phạm gây ra vụ thảm sát ở ga Côn Minh, Trung Quốc, ra tay giết hại người vô tội chỉ vì bực tức khi không được ra nước ngoài tham gia thánh chiến.

con-minh-8238-1394007459.jpg

Cảnh sát và lực lượng bán quân sự tuần tra trên đường phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, sau vụ tấn công ở nhà ga. Ảnh: AFP

Ông Qin Guangrong, bí thư tỉnh ủy Vân Nam, cho hay 8 kẻ tấn công đã đến tỉnh này và Quảng Đông, giáp với Hong Kong, với mưu tính ra nước ngoài.

"8 kẻ này ban đầu muốn tham gia thánh chiến", AFP dẫn lời ông nói. "Chúng không thể xuất cảnh tại Vân Nam vì thế đã cố gắng đến những nơi khác. Sau khi thất bại tại Quảng Đông, chúng quay về Vân Nam".

Theo ông Qin, những kẻ này định vượt biên thông qua một huyện giáp biên giới ở tỉnh Vân Nam nhưng bất thành, nên đã lên kế hoạch tấn công vào các đầu mối giao thông ở thủ phủ Côn Minh.

Những thông tin mà ông Qin đưa ra tương đồng với thông tin trước đó về việc 8 kẻ khủng bố đi từ khu tự trị Tân Cương đến Vân Nam để vượt biên sang Lào, trên đường tìm cách tị nạn ở nước khác. 

Chúng có thể đã từ bỏ kế hoạch rời khỏi Trung Quốc sau khi một nhóm gồm khoảng 30 người thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ bị bắt ở vùng biên giới hồi tháng 9 năm ngoái. Hành động thảm sát của nhóm này cũng là để trả thù việc những người đồng hương ở Tân Cương bị giết chết trong những cuộc đụng độ với cảnh sát và chính quyền.

Cả Bắc Kinh và Washington đều gọi cuộc tấn công bằng mã tấu ở ga Côn Minh hôm 1/3, làm 29 người chết và 143 người bị thương, là hành động khủng bố. Trung Quốc cáo buộc những phần tử theo chủ nghĩa ly khai ở vùng bất ổn Tân Cương, nơi sinh sống của tộc người Duy Ngô Nhĩ, đứng sau vụ việc.

4 nghi phạm đã bị cảnh sát bắn chết tại hiện trường, một tên bị thương, trong khi 3 tên còn lại vừa sa lưới. Vụ tấn công mà truyền thông Trung Quốc mô tả "sự kiện 11/9" của Trung Quốc gây sốc cho dân chúng cả nước này và dẫn đến việc tăng cường an ninh trên toàn quốc.

Anh Ngọc

Theo Vnexpress