Tin Thế Giới

Ngày 22/2, Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truất tổng thống Viktor Yanukovych và quyết định sẽ bầu cử sớm vào ngày 25/5. Sự kiện diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông rời thủ đô Kiev, tháo chạy đến thành phố Kharkov, miền đông Ukraine.

Ukraine trước tương lai mịt mù

Tổng thống bị phế truất, lãnh tụ phe đối lập được trả tự do và một cuộc tổng tuyển cử đang được gấp rút chuẩn bị, những biến động chính trị tại Ukraine diễn ra quá nhanh khiến tương lai của quốc gia này trở nên khó dự đoán. 

100209130801-tymosh-yanukov-6695-1393300

Bà Yulia Tymoshenko và ông Viktor Yanukovych là đối thủ chính trị lâu năm, đại diện cho quyền lợi khác biệt của hai miền tây và đông Ukraine. Ảnh minh họa: AP, AFP

Ngày 22/2, Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truất tổng thống Viktor Yanukovych và quyết định sẽ bầu cử sớm vào ngày 25/5. Sự kiện diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông rời thủ đô Kiev, tháo chạy đến thành phố Kharkov, miền đông Ukraine.

Sự ra đi của Yanukovych để lại khoảng trống quyền lực trên chính trường Ukraine. "Thay thế ông sẽ là một lớp lãnh đạo mới có trật tự được hình thành từ các đảng phái đối lập, hay sự hỗn loạn do phong trào biểu tình đường phố gây nên? Và điều đáng sợ nhất là sự ra đời của hai và nhiều hơn hai trung tâm quyền lực, đẩy quốc gia trước bờ vực giải thể, giống như Nam Tư trước đây", bình luận viên Andrew Higgins thuộc New York Times nhận định.

Chủ nhân mới của Kiev

Đối với cá nhân Yanukovych, việc thành lập một chính phủ do phe đối lập đứng đầu là mối uy hiếp lớn nhất. Chính vì vậy, ngay sau khi đến Kharkov, ông xuất hiện trên truyền hình, tuyên bố "sẽ không rời bỏ đất nước và cũng không có ý định từ chức", bởi ông là "tổng thống được bầu hợp hiến của Ukraine". Yanukovych cũng gọi các phần tử đối lập là "bọn cướp đang khủng bố đất nước".

Thế nhưng, Quốc hội Ukraine nhanh chóng lấp chỗ trống bằng việc bầu ông Oleksandr Turchynov, đồng minh của nữ hoàng khí đốt Yulia Tymoshenko, làm tổng thống tạm quyền. 

Turchynov mới chỉ được đưa lên làm chủ tịch quốc hội một ngày trước đó, sau khi cựu chủ tịch Volodymyr Rybak, người có tư tưởng thân chính phủ cũ, từ chức vì lý do sức khỏe.

Ngay sau khi lên cầm quyền, ông Turchynov cam kết sẽ đưa đất nước trở lại con đường hội nhập châu Âu nhưng cũng sẵn sàng đối thoại với Nga, đồng thời khởi động chiến dịch bầu tổng thống.

"Ukraine ngày nay như một bộ xương với nhiều chỗ rạn nứt. Sự quan tâm và ủng hộ có thể trị lành vết thương, nhưng áp lực lại có thể khiến nó vỡ vụn", bình luận viên David Stern của BBC nhận định. "Vấn đề trước mắt là chính phủ mới có năng lực bắt đầu tiến trình chữa lành vết thương hay không".

Theo nhiều chuyên gia, lãnh đạo phe đối lập hiện có lập trường khá thống nhất, nhưng điều này có lẽ chỉ mang tính tạm thời. Sau khi đạt được được mục tiêu lật đổ Yanukovych, đứng trước khoảng trống quyền lực, ý đồ chính trị của các phe phái khác nhau sẽ bộc lộ rõ ràng hơn.

Lãnh tụ biểu tình Vitali Klitschko được cho là ứng viên nặng ký cho chiếc ghế tổng thống. Nhà cựu vô địch quyền anh có quan điểm ủng hộ hội nhập châu Âu, phản đối liên kết với Nga và đặc biệt là không vướng vào các bê bối tài chính như nhiều chính trị gia khác.

Nữ hoàng khí đốt Tymoshenko vẫn là một chính khách đầy sức ảnh hưởng trên chính trường và xã hội Ukraine, bất chấp việc bà phải ngồi tù trong hơn hai năm qua. Bà là một trong các thủ lĩnh của phong trào cách mạng Cam, hai lần làm thủ tướng và từng tranh cử tổng thống với ông Yanukovych. 

Bà Tymoshenko khẳng định không tìm kiếm cơ hội trở thành thủ tướng trong chính phủ liên minh mới thành lập, nhưng để ngỏ khả năng tranh cử vào vị trí tổng thống.  

Tổng thống tạm quyền Turchynov và luật sư Arseniy Yatsenyuk, hai đồng minh quan trọng của bà Tymoshenko trong đảng Tổ quốc, đều có khả năng ra tranh cử và nguy cơ mâu thuẫn nội bộ là hoàn toàn có thể xảy ra.

Yatsenyuk là gương mặt nổi trội trong cuộc biểu tình suốt nhiều tháng qua và là nhà thương thuyết hàng đầu của đảng Tổ quốc. Tuy nhiên, Turchynov lại là người được chọn đứng đầu nhà nước cho đến khi cuộc tổng tuyển cử được tiến hành.  

Ukraine trước nguy cơ chia rẽ

ukraine-9899-1393150449-4997-1393300592.

Biểu đồ kết quả bầu cử năm 2010 (trái) và bản đồ cho thấy tỷ lệ dân số dùng tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ ở Ukraine. Đồ họa: BBC

Với tổng diện tích 603.700 km2 và dân số hơn 45 triệu người, Ukraine là quốc gia lớn nhất nằm chắn giữa Nga và EU. Cho đến trước năm 1991, Ukraine vẫn là một nước thành viên thuộc Liên Xô, và chỉ trở thành quốc gia có chủ quyền độc lập sau khi siêu cường của mặt trận phía Đông tan rã và bức tường Berlin sụp đổ.

Trong lịch sử, miền đông đất nước có mối quan hệ mật thiết với Nga. Các nhà lãnh đạo Liên Xô từng lựa chọn Kharkov làm thủ đô của nhà nước Ukraine thuộc Liên bang Xô Viết, vì không tin tưởng vào lòng trung thành của Kiev, cũng như miền tây quốc gia này. 

Miền nam Ukraine, đặc biệt là khu vực Crimea, cũng có mối liên hệ gần gũi với Nga. Các chính trị gia tại đây thậm chí còn từng đòi hỏi quyền tự trị và thỉnh cầu sự bảo hộ của Moscow. Nga cũng đặt một căn cứ hải quân lớn tại thành phố cảng miền tây nam Sevastopol.

Những lãnh tụ biểu tình có tư tưởng cực hữu như chủ tịch đảng Svoboda, ông Oleh Tyahnybok, được người dân miền đông và miền nam coi là kẻ cực đoan.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu như cựu tổng thống Yanukovych tập hợp lực lượng tại khu vực miền đông, thì miền tây đất nước nhất định sẽ có hành động tương tự nhằm bảo vệ cho quan điểm một đất nước Ukraine duy nhất.

Từ sau khi giành được độc lập năm 1991, Ukraine luôn ở trong tình trạng mâu thuẫn giữa hai miền đông và tây. Sự mâu thuẫn này thể hiện qua kết quả mỗi lần bầu cử. 

Trong ba tháng qua, mâu thuẫn này ngày càng hằn sâu. Khu vực phía tây nói tiếng Ukraine ủng hộ mạnh mẽ người biểu tình tại Quảng trường Độc Lập, trung tâm thủ đô Kiev. Trong khi đó, người dân miền đông coi cuộc biểu tình là nhằm mục đích loại bỏ một vị tổng thống dân cử, đại diện cho họ.

Mâu thuẫn và chia rẽ tại Ukraine ăn sâu vào lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa, từ đó vạch ra cục diện chính trị hiện tại. Nhân tố này ảnh hưởng đến quan hệ địa chính trị giữa Nga và EU.

71620796-eu-russia-summit-2833-1139-7704

Ukraine là quốc gia lớn nhất nằm chắn giữa Nga (xanh dương) và EU (vàng). Đồ họa: BBC

Nền kinh tế kiệt quệ

Dù cho cục diện chính trị Ukraine diễn tiến ra sao, quốc gia này đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản và rất cần sự hỗ trợ tài chính nước ngoài.

Nga từng ký với chính phủ của ông Yanukovych một gói viện trợ 15 tỷ USD và các ưu đãi về giá khí đốt. Nhưng chính phủ thân Nga đã sụp đổ và Moscow không thể chấp nhận những biến động chính trị vừa qua tại Kiev.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua nói rằng không tồn tại chính phủ ở Ukraine và tuyên bố sẽ không hợp tác với những kẻ đánh cắp quyền lực bằng cuộc "nổi loạn có vũ trang". Ông không nói rõ về gói viện trợ 15 tỷ USD trước đó, nhưng hé lộ rằng thỏa thuận cắt giảm giá khí đốt đã quá hạn và việc gia hạn phải thông qua đàm phán. 

Mỹ và EU chưa rõ sẽ có biện pháp hỗ trợ như thế nào, mặc dù Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew hôm 23/2 đề xuất hỗ trợ tái thiết nền kinh tế Ukraine.

"Mọi người đều không muốn dính vào những vấn đề mà Ukraine đang gặp phải", ông Mark Leonard, chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hội đồng châu Âu, cho biết. "Ukraine đã phá sản. Hệ thống chính phủ của đất nước này rất tồi tệ, chia năm xẻ bảy, tham nhũng đã đạt đến mức độ kinh hoàng".

Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) thương thảo với chính phủ Ukraine về một gói cứu trợ, nhưng kèm theo rất nhiều điều kiện ràng buộc, đặc biệt là trong vấn đề tinh giảm bộ máy chính phủ, trợ giá năng lượng và hạn chế nguồn thu chính phủ.

Người biểu tình đã lật đổ thành công chính phủ của cựu tổng thống Yanukovych, sau ba tháng biểu tình ròng rã, với hàng chục người thiệt mạng. Nhưng cái giá của chiến thắng này là một đất nước Ukraine kiệt quệ, chia rẽ về chính trị và văn hóa.  

Đức Dương (tổng hợp)

Những khoảnh khắc giao tranh ác liệt ở Ukraine

Những thời khắc giao tranh đẫm máu và căng thẳng nhất tại Ukraine kể từ khi nước này giành độc lập được lưu lại trong các tấm ảnh báo chí. 

Police clash with anti-government protesters in Kiev on February 18, 2014 and fired rubber bullets at stone-throwing protesters as they demonstrated close to Ukraine's parliament in Kiev. Police also responded with smoke bombs after protesters hurled paving stones at them as they sought to get closer to the heavily-fortified parliament building. (Anatolii Boiko/AFP/Getty Images

Cảnh sát lập đội hình che khiên trong cuộc đụng độ với người biểu tình chống chính phủ ở Kiev hôm 18/2. Lực lượng an ninh bắn đạn cao su, quăng bom khói vào người biểu tình sau khi bị ném đá gần tòa nhà Quốc hội Ukraine ở Kiev. Ảnh: AFP

An anti-government protester is engulfed in flames during clashes with riot police outside Ukraine's parliament in Kiev, Ukraine, Tuesday, Feb. 18, 2014. (Efrem Lukatsky/AP) #

Một người biểu tình bị lửa vây quanh khi đụng độ ngoài tòa nhà quốc hội ở Kiev. Ảnh: AP

Anti-government protesters are wounded after the clash with the police in Kiev on February 18, 2014. Police said seven officers died from gunshot wounds on Tuesday, while authorities and demonstrators said five civilians were also killed in the clashes, bringing the death toll to at least 16. Hundreds of people were injured, including dozens of police officers, some with serious wounds. (Oleksandr Ratushniak/AFP/Getty Images) #

Người biểu tình chống chính phủ bị thương sau vụ đụng độ với cảnh sát tại Kiev hôm 18/2. Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi chính phủ của Tổng thống Yanukovych gác lại một hiệp định với Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 11/2013, thay vào đó thúc đẩy quan hệ với Nga. Hàng nghìn người giận dữ đổ ra trung tâm Kiev biểu tình và bắt đầu chiếm Quảng trường Độc lập kể từ đó. Ảnh: AFP

Anti-government protesters clash with the police as they storm in the main Police City Office in the western Ukrainian city of Lviv on February 18, 2014. Anti-government protesters in the western Ukrainian city of Lviv on February 18 seized the regional administration building and police headquarters as clashes raged in Kiev, an AFP correspondent at the scene said. Some 500 demonstrators stormed the regional administration after bombarding it with stones before taking the control of the local police headquarters in the largely pro-EU city. (Yuriy Dyachyshyn/AFP/Getty Images) #

Người biểu tình xung đột với cảnh sát khi ùa vào Văn phòng Cảnh sát Thành phố tại thành phố Lviv, miền tây Ukraine, hôm 18/2. Khoảng 500 người biểu tình đột nhập trụ sở chính quyền khu vực sau khi kiểm soát sở cảnh sát địa phương ở thành phố nơi hầu hết người dân ủng hộ Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: AFP

A wounded anti-government protester is evacuated during clashes with riot police on Kiev's Independence Square on February 19, 2014. Protesters braced on February 19 for a fresh assault by riot police in central Kiev after a day of clashes left at least 25 people dead in the worst violence since the start of Ukraine's three-month political crisis. (Piero Quaranta/AFP/Getty Images) #

Một người đàn ông bị thương được đưa đi sơ tán sau cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn ở Quảng trường Độc lập, Kiev. Ảnh: AFP

Protesters dig up cobblestones to use them against riot police on Kiev's Independence Square on February 19, 2014. (Genya Savilov/AFP/Getty Images) #

Người biểu tình đập gạch vỉa hè làm vũ khí chống cảnh sát tại Quảng trường Độc lập hôm 19/2. Ảnh: AFP

An anti-government protester uses a slingshot to throw stones towards riot police on Kiev's Independence Square on February 19, 2014. (Piero Quaranta/AFP/Getty Images) #

Người biểu tình dùng súng cao su bắn cảnh sát. Ảnh: AFP 

Anti-government protesters protected themselves with shields during clashes with riot police in Kiev's Independence Square, the epicenter of the country's current unrest, Kiev, Ukraine, Wednesday, Feb. 19, 2014. The deadly clashes in Ukraines capital have drawn sharp reactions from Washington, generated talk of possible European Union sanctions and led to a Kremlin statement blaming Europe and the West. (Sergei Chuzavkov/AP) #

Người biểu tình Ukraine hôm 19/2 tự bảo vệ bằng những tấm khiên, rào chắn tự chế tại quảng trường. Các cuộc đụng độ chết người ở thủ đô Kiev khiến Washington chỉ trích quyết liệt, EU bàn về việc trừng phạt và Kremlin đổ lỗi cho châu Âu cùng phương Tây. Ảnh: AP 

An aerial view shows Independence Square during clashes between anti-government protesters and Interior Ministry members and riot police in central Kiev February 19, 2014. Ukrainian President Viktor Yanukovich warned his opponents on Wednesday that he could deploy force against them after what he called their attempt to

Quảng trường Độc lập nhìn từ trên cao, trong cuộc xung đột giữa người biểu tình chống chính phủ và cảnh sát của Bộ Nội vụ tại trung tâm Kiev hôm 19/2. Tổng thống Viktor Yanukovich cảnh báo phe đối lập rằng ông có thể sử dụng vũ lực chống lại họ, sau khi ông chỉ trích âm mưu "chiếm quyền lực" bằng việc "đốt phá và giết người". Ảnh: Reuters

nguyenreuters3.jpg

Ảnh chân dung ông Yanukovich bị cháy gần tòa nhà cơ quan an ninh ở Lviv  hôm 19/2. Phe đối lập tuyên bố tự trị chính trị ở thành phố Lnày sau một đêm bạo lực khi người biểu tình chiếm các tòa nhà công, buộc cảnh sát đầu hàng. Ảnh: Reuters

A man walks at the site of clashes between anti-government protesters with Interior Ministry and riot police in Kiev, February 19, 2014. Ukrainian President Viktor Yanukovich accused pro-European opposition leaders on Wednesday of trying to seize power by force after at least 26 people died in the worst violence since the former Soviet republic gained independence. (Konstantin Grishin/Reuters) #

Khung cảnh tan hoang tại Quảng trường Độc lập. Ảnh: Reuters

lua-4404-1393300649.jpg

Người biểu tình dính lửa khi đứng đằng sau rào chắn bốc cháy hôm 20/2. Vụ đổ máu hôm 20/2 khiến tình hình trở nên tồi tệ nhất, khi Bộ Y Tế Ukraine tuyên bố 77 người chết trong vòng 48 giờ, và gần 600 người bị thương. Ảnh: AFP

 
 

Trọng Giáp

 

Con đường đắt nhất thế giới ở Sochi

Đường nối giữa thành phố ven biển ở Sochi với khu vực thi đấu các môn thể thao mùa đông trên núi được mệnh danh là con đường đắt nhất thế giới, với nhiều đường hầm và cầu.

Tuyến đường trên dài

Tuyến đường có tổng chiều dài 42 km, nối liền quận Adler của thành phố Sochi với vùng Krasnaya Polyana, ở độ cao 600 mét so với mực nước biển và là nơi tổ chức các cuộc thi trên núi. Wall Street Journal ước tính chi phí xây dựng con đường này vào khoảng 9 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Oleg Toni, Phó chủ tịch công ty Đường sắt Nga, chưa xác nhận con số trên. Ảnh: CNN.

Erected in just five years the motorway, that ascends the foothills by soaring over the path of a river valley, is something of a technical marvel. The tunnels are many; the steel bridges are myriad and the concrete support structures, which hold the transport arteries in the air, creep up the snow-capped slopes like a giant, monolithic ivy.

Công trình hoàn thành trong 5 năm, với nhiều đoạn đường hầm, cầu thép. Ảnh: CNN.

"Đường hầm qua núi là phần khó nhất của dự án do địa hình khu vực Kavkaz là núi đá non",CNN dẫn lời Andrey Panenkov, kỹ sư trưởng của tuyến đường từ quận Adler tới Krasnaya Polyana cho biết. "Chúng không phải là đá cứng như granite. Nền đất khu vực này còn yếu và có khả năng thay đổi". Ảnh: CNN.

Six huge boring machines (like the one pictured) and 14

Công trình sử dụng 6 máy khoan khổng lồ như trong ảnh cùng 14 máy chuyển đá vụn và đất ra khỏi khu vực thi công. Các công nhân còn sử dụng thuốc nổ để đào khoảng 30 km đường hầm xuyên qua các ngọn núi. Ảnh: CNN.

Here is more of the heavy machinery that Panenkov's 150-man team used to build the

Những máy móc hạng nặng được đội thi công của Panenkov sử dụng để xây "con đường đắt nhất thế giới". Bất chấp nhiều ý kiến cho rằng con đường có thể rẻ hơn nếu sử dụng hỗn hợp trải mặt đường khác, ông Toni vẫn kiên quyết "Thật vô nghĩa khi so sánh con đường này với con đường nối Paris với thành phố Lyon ở Pháp vì môi trường ở hai nơi này hoàn toàn khác nhau". Ảnh: CNN.

By working with consultants from Italy, Spain and Switzerland a 37 km flyover has been constructed, across all impediments, to deliver travelers from one end to the other in around 30 minutes when free of traffic .

Với sự phối hợp cùng các chuyên gia tư vấn từ Italy, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ, nhiều km đường đã vượt qua mọi trở ngại và được hoàn thành, giúp du khách có thể di chuyển giữa hai khu vực trong 30 phút nếu giao thông thông thoáng. Ảnh: CNN.

Here are some of the team that helped to deliver the road to Krasnaya Polyana, Sochi's new alpine resort and venue cluster for the 2014 Winter Games.

Công nhân xây dựng con đường chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh: CNN.

A new railway line also traverses the same physical obstacles by running parallel to the road. Large steelworks were needed (like the one pictured) to allow the new electric trains to commute between the four stations on the line.

Một tuyến đường sắt mới đang được xây dựng song song với "con đường đắt nhất thế giới", chuẩn bị đưa tàu điện vào hoạt động. Ảnh: CNN.

Vị trí thành phố Sochi, Adler và khu vực Krasnaya Polyana trên bản đồ. Đồ họa kavkazskitur.com.

Tuyến đường nối liền quận Adler với vùng Krasnaya Polyana. Đồ họa: kavkazskitur.com.

Video mô phỏng con đường đắt nhất thế giới

 

Nguyễn Tâm (Video: Russian Railways

Theo Vnexpress