Tin Thế Giới

Cuộc đoàn tụ diễn ra khi Seoul và Washington chuẩn bị mở màn tập trận chung thường niên vào tuần tới. Bình Nhưỡng chỉ trích sự kiện là diễn tập xâm lược và từng dọa hủy bỏ cuộc đoàn tụ nhân thân này để phản đối...

Cuộc gặp đẫm lệ của những người thân xa cách 60 năm

Hàng trăm thành viên các gia đình Hàn Quốc và Triều Tiên, bị chiến tranh khiến cho xa cách hơn 60 năm qua, nay được gặp nhau trong cuộc đoàn tụ tràn đầy cảm xúc và nước mắt.

Lee Young-sil (R), an 87-year-old South Korean woman, meets with her 66-year-old daughter Dong Myung-suk living in the North during the inter-Korean family reunions at the North's Mount Kumgang resort on Feb. 20, 2014. (Yonhap) (END)

Trong ảnh, bà Lee Young-sil (phải), 87 tuổi, người Hàn Quốc, gặp con gái Dong Myung-suk, 66 tuổi đang sống ở Triều Tiên. Tình mẹ con của họ bị chi cắt sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-53.

82 người cao tuổi Hàn Quốc, đi cùng 58 thành viên gia đình, đã gặp 180 thân nhân Triều Tiên tại một khách sạn trên núi Kumgang, nằm ở bờ biển phía đông Triều Tiên. Ảnh: Yonhap

Kim Seong-yun (L), a 96-year-old South Korean woman, meets with her North Korean sister Kim Seok-rye (2nd from L) and other relatives living in the North during the inter-Korean family reunions at the North's Mount Kumgang resort on Feb. 20, 2014. (Yonhap) (END)

Cụ Kim Seong-yun (trái), 96 tuổi, người Hàn, gặp em gái Triều Tiên Kim Seok-rye (thứ hai từ trái sang), và những người thân khác. Cuộc đoàn tụ diễn ra khi Seoul và Washington chuẩn bị mở màn tập trận chung thường niên vào tuần tới. Bình Nhưỡng chỉ trích sự kiện là diễn tập xâm lược và từng dọa hủy bỏ cuộc đoàn tụ nhân thân này để phản đối. Ảnh: Yonhap

Lee Sun-hyang (L), an 88-year-old South Korean woman, meets with her 72-year-old North Korean brother Lee Yun-geun during the inter-Korean family reunions at the North's Mount Kumgang resort on Feb. 20, 2014. (Yonhap) (END)

Bà Lee Sun-hyang, một phụ nữ Hàn 88 tuổi, và em trai Lee Yun-geun, 72 tuổi sống ở Triều Tiên, nức nở khi được gặp nhau. Bà Lee cùng những người Hàn Quốc khác sáng nay đi qua biên giới liên Triều được canh gác cẩn mật, với sự hộ tống của các quan chức Chữ Thập Đỏ và nhân viên y tế. 

Triều Tiên từng yêu cầu Seoul trì hoãn tập trận cho tới sau cuộc đoàn tụ, nhưng sau đó nhân nhượng trong các cuộc thảo luận cấp cao hiếm hoi. Sự nhượng bộ của Triều Tiên mở đường cho hai miền tổ chức đoàn tụ lần đầu tiên kể từ cuối năm 2010, thể hiện một dấu hiệu hiếm có cho thấy quan hệ hai nước đang ấm dần. Ảnh: Yonhap

nguyen2841-362671-189400-5140-1392887342

Để chuẩn bị cho cuộc đoàn tụ, những người tham dự hôm qua tới khu nghỉ dưỡng Hanwah ở tỉnh Gangwon, Hàn Quốc để kiểm tra sức khỏe trước khi tới Triều Tiên. 

Hàng triệu người Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn bị chia cắt tình thâm, bởi về mặt kỹ thuật hai nước vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Cuộc xung đột kéo dài ba năm kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn, chứ chưa có hiệp định hòa bình. Ảnh: Chinanews

nguyen2841-362667-717749-7902-1392887342

Một cụ ông Hàn Quốc 91 tuổi phải nằm cáng nhưng vẫn đến kiểm tra sức khỏe, chuẩn bị cho cuộc đoàn tụ thân nhân. Đoàn tụ gia đình là một vấn đề nhân đạo cấp thiết trên bán đảo Triều Tiên, bởi hầu hết thành viên gia đình bị chia cắt hiện đã ở độ tuổi ngoài 70-80, và họ muốn gặp người thân bị xa cách trước khi qua đời. Ảnh:Chinanews

Jang Choon, who has been selected as one of 82 participants of the reunion ceremony this Thursday, poses for photographs with a picture of his youngest brother Jang Ha-choon whom he will meet at a reunion ceremony, at his house in Namyangju, east of Seoul February 19, 2014. South Korean octogenarian Jang Choon will finally make it to North Korea this week to meet his family he has not seen since he was a teenager in the 1950-53 Korean War, as Seoul and Pyongyang edge towards a small measure of engagement.REUTERS/Kim Hong-Ji (SOUTH KOREA - Tags: POLITICS TPX IMAGES OF THE DAY)

Ông Jang Chun, 82 tuổi, một trong 82 người được chọn tham gia chương trình đoàn tụ, cầm bức ảnh của em trai út Jang Ha-choon. Cụ ông Hàn Quốc này chưa một lần được gặp gia đình kể từ khi còn là một thiếu niên trong chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: Reuters

nguyenPYH2014022006330031500-P-5632-7583

Ông Jang Chun sáng nay vẫy tay phóng viên khi chuẩn bị lên xe rời Hàn Quốc để tới Triều Tiên gặp người thân. Những người Hàn Quốc và Triều Tiên được tham gia cuộc đoàn tụ dự kiến ăn tối cùng nhau hôm nay. Ảnh: Yonhap

nguyenPYH2014022006310031500-P-6647-7024

Những gia đình Hàn - Triều chia ly lần này sẽ gặp nhau 6 lượt, trong tổng cộng 11 giờ. Ảnh: Yonhap

nguyen000-Hkg9508942-7684-1392887342.jpg

Vòng đầu tiên của cuộc đoàn tụ thân nhân kéo dài từ hôm nay tới ngày 22. Vòng tiếp theo sẽ diễn ra một ngày sau đó, với sự tham dự của 450 người từ cả hai nước. Ảnh: AFP

han-trieu-7640-1392889386.jpg

Ông Na Bok-seop (đội mũ), người Hàn Quốc, nhìn những tấm ảnh khi ngồi cạnh cháu trai Na Ki-jun, người Triều Tiên. Ảnh: AFP

Trọng Giáp

 

Bông hồng trong bão táp chính trường Thái Lan

Trong suốt ba tháng kể từ khi làn sóng biểu tình chống chính phủ nổ ra, Thủ tướng Yingluck Shinawatra luôn xuất hiện trước công chúng với vẻ cương nghị và quyết đoán, chỉ duy nhất một lần bà rưng rưng nước mắt.

Thủ tướng Yingluck hôm 26/11, khi các nghị sĩ bắt đầu thảo luận về việc tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm bà tại Hạ viện. Lúc này, hàng trăm nghìn người Thái Lan đổ xuống đường biểu tình đòi bà từ chức. Tuy nhiên, hai ngày sau đó,  297 phiếu tín nhiệm so với 134 phiếu bất tín nhiệm.Ảnh: AFP 

Thủ tướng Yingluck hôm 26/11/2013, khi các nghị sĩ bắt đầu thảo luận về việc tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm bà tại Hạ viện. Hai ngày sau đó,  bà vượt qua thử thách này với tỷ lệ ủng hộ áp đảo là 297 phiếu tín nhiệm so với 134 phiếu bất tín nhiệm, bất chấp việc hàng trăm nghìn người Thái Lan đổ xuống đường biểu tình đòi bà từ chức. Ảnh: AFP 

[Caption]Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra phát biểu trong cuộc họp báo hôm 28/11 tại tòa nhà chính phủ. Ảnh:AFP called on anti-government demonstrators to hold dialogue with the government to find a way out of the political tumult.

Bà Yingluck phát biểu trong cuộc họp báo hôm 28/11/2013 tại Tòa nhà Chính phủ ở Bangkok, trong đó kêu gọi người biểu tình tổ chức đối thoại với chính quyền để tìm ra giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị. Ảnh: AFP 

13628908-1-1236-1392806578.jpg

Yingluck tại một cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài ở Tòa nhà Chính phủ hôm 7/12/2013. Ảnh: AP

[Caption]Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Yingluck Shinawatra phát biểu sáng nay tại Bangkok về việc giải tán Quốc hội. tiến hành bầu cử sớm, trong lúc hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ xuống đường tuần hành. Ảnh: AP

Nữ thủ tướng tuyên bố về việc giải tán Quốc hội và tiến hành bầu cử sớm để tháo gỡ bế tắc với phe đối lập, vào sáng 9/12/2013 tại Bangkok. Ảnh: AP

thaipm10122013-9318-1392808672.jpg

Bà Yingluck ngưng giây lát trong cảm xúc, nước mắt rưng rưng, khi phát biểu ở một cuộc họp nội các tại Bangkok hôm 10/12/2013.  Bà khẳng định sẽ không từ chức cho tới khi một nội các mới được thiết lập và kêu gọi mọi người ngừng biểu tình để chuẩn bị bầu cử sớm.  Ảnh: AP

[Caption]Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đi giữa những người ủng hộ ở Chiang Mai hôm 12/12 vừa qua. Ảnh: AFP

Nữ lãnh đạo đi giữa biển người ủng hộ ở Chiang Mai hôm 12/12. Khu vực đông bắc Thái Lan là nơi bà và gia tộc Sinawatra nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Ảnh: AFP

[Caption]Thủ tướng Yingluck Shinawatra trong buổi họp báo hôm 11/12 với các phóng viên nước ngoài tại một căn cứ không quân ở Bangkok. Ảnh: AFP. tin rằng quân đội sẽ không tiến hành một cuộc đảo chính để chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị hiện tại ở Thái Lan.

Hôm 11/12/2013, bà Yingluck Shinawatra tổ chức họp báo với các phóng viên nước ngoài tại một căn cứ không quân ở Bangkok. Bà bày tỏ niềm tin rằng quân đội sẽ không đảo chính cho dù tình trạng khủng hoảng chính trị ở Thái Lan còn tiếp diễn. Ảnh: AFP

[Caption]Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trong cuộc họp hôm 15/1 tại Bangkok. Ảnh: AFP uyên bố cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trong chưa đầy ba tuần tới sẽ không bị trì hoãn, bất chấp áp lực mạnh từ phe đối lập. 

Thủ tướng Thái Lan Yingluck trong cuộc họp hôm 15/1 tại Bangkok. Bà tuyên bố cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào ba tuần sau đó sẽ không bị trì hoãn, bất chấp áp lực mạnh từ phe đối lập. Ảnh: AFP 

[Caption]Thailand's Prime Minister Yingluck Shinawatra gestures while speaking to reporters following following the declaration of a state of emergency in Bangkok January 21, 2014. The Thai government on Tuesday declared a 60-day state of emergency to start on Wednesday, saying it wanted to prevent any escalation in more than two months of protests aimed at forcing Prime Minister Yingluck Shinawatra from power. REUTERS/Athit Perawongsa

Thủ tướng Yingluck hôm 21/1, sau cuộc họp báo với các phóng viên về việc chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp ở Bangkok trong 60 ngày nhằm ngăn chặn căng thẳng leo thang. Ảnh: Reuters

[Caption]Bà Yingluck bỏ nhầm phiếu da cam vào hòm theo đơn vị bầu cử, trong khi đáng lẽ nó phải được bỏ vào hòm theo danh sách đảng. Ảnh: BangkokPost tại điểm bỏ phiếu ở trường Khlong Lamchiak, quận Bung Kum sáng 2/2. Những bức ảnh chụp vụ việc được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, kích động những lời chỉ trích. Bà Yingluck sau đó nói với phóng viên sự cố xảy ra vì hướng dẫn sai của các quan chức.

Bà Yingluck đi bỏ phiếu ở trường Khlong Lamchiak, quận Bung Kum, Bangkok, sáng 2/2. Ảnh: Bangkok Post 

Hôm qua, Ủy ban Chống Tham nhũng Thái Lan đệ trình bản buộc tội Thủ tướng Yingluck Shinawatra tham nhũng trong chương trình trợ cấp lúa gạo, động thái có thể khiến bà mất chức.

Hôm qua, Ủy ban Chống Tham nhũng Thái Lan đệ trình lên tòa văn bản cáo buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra liên quan tới nạn tham nhũng trong chương trình trợ cấp lúa gạo, một động thái có thể khiến bà mất chức. Bà được triệu tập tới tòa để nghe cáo trạng vào ngày 27/2. Ảnh: AP

 
 

Anh Ngọc

Obama viết thư tay xin lỗi một giáo viên

Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa đích thân viết thư xin lỗi một giáo sư mỹ thuật, sau khi bà này phàn nàn về một phát ngôn của ông hồi tháng trước.  

obama1-2663-1392862255.jpg

Một phần lá thư xin lỗi mà Tổng thống Obama viết cho giáo sư Ann Collins. Ảnh: hyperallergic

Theo Telegraph, phát biểu trong chuyến công tác nhằm thúc đẩy sản xuất tại bang Winsconsin, ông Obama đã nói rằng người lao động có thể làm ra nhiều tiền nhờ vào việc sản xuất và buôn bán lành nghề, hơn là dựa trên một tấm bằng lịch sử mỹ thuật.

Cảm thấy phát ngôn của mình có phần động chạm đến những người làm về mỹ thuật, ông Obama nhanh chóng nói thêm: "Trong thời đại hiện nay, việc có một tấm bằng về lịch sử mỹ thuật chẳng có gì là sai cả. Tôi yêu lịch sử mỹ thuật".

Tuy nhiên, sự "chữa cháy" này của tổng thống Mỹ không làm vừa lòng Ann Collins Johns, một giáo sư môn lịch sử mỹ thuật ở đại học Texas. Bà đã gửi thư điện tử đến trang web của Nhà Trắng hôm 31/1 để bày tỏ sự bức xúc về phát ngôn của ông Obama.

12 ngày sau, bà Ann nhận được lá thư phản hồi do đích thân vị tổng thống thuận tay trái viết cho bà. 

"Ann, cho tôi được xin lỗi về những phát ngôn không chuẩn bị trước. Tôi đang nêu ra quan điểm về thị trường việc làm, chứ không phải về giá trị của lịch sử mỹ thuật. Lịch sử mỹ thuật là một trong những môn học yêu thích của tôi ở trường trung học, và nó đã giúp tôi có nhiều niềm vui trong cuộc sống mà tôi có thể đã bỏ lỡ", ông Obama viết. "Vì thế cho tôi gửi lời xin lỗi đến toàn khoa và xin hãy hiểu rằng tôi đang cố gắng khuyến khích các bạn trẻ tích cực rèn luyện kỹ năng để sau này có một công việc thành công".

Lá thư của tổng thống sau đó được đăng tải trên một blog mỹ thuật và giáo sư Ann Collins cho hay bà vẫn rất ngưỡng mộ ông Obama.

"Tôi không ngờ được là đích thân ông ấy viết thư xin lỗi tôi. Vì thế bây giờ tôi cảm thấy thật có lỗi khi làm lãng phí thời gian của ông ấy", bà nói.

Tổng thống Obama tốt nghiệp đại học Columbia năm 1983 chuyên ngành khoa học chính trị. 

Anh Ngọc

Theo Vnexpress