Tin tổng hợp

Tổng thống Obama sẽ tới Philippines - đồng minh Châu Á thứ năm theo hiệp ước mà ông đến thăm trong nhiệm kỳ tổng thống của mình - gặp Tổng thống Aquino để nêu bật hợp tác kinh tế và an ninh của hai nước, bao gồm những kết quả thông qua hiện đại hóa liên minh quốc phòng, nỗ lực mở rộng quan hệ kinh tế và châm ngòi cho tăng trưởng kinh tế thông qua chương trình Đối tác vì tăng trưởng và thông qua các mối quan hệ sâu sắc và lâu dài giữa nhân dân hai nước.

Tổng thống Mỹ sắp công du Châu Á

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ công du Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines vào cuối tháng tư.

Chuyến công du này là một phần trong cam kết không ngừng về tăng cường gắn kết ngoại giao, kinh tế và an ninh của Mỹ với các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Tại Nhật Bản, Tổng thống Obama sẽ gặp Thủ tướng Abe để nêu bật các bước đi có tính lịch sử mà Mỹ và Nhật Bản đang tiến hành. Mục đích của cuộc gặp là nhằm hiện đại hóa liên minh đã tồn tại 54 năm giữa hai nước, làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế, kể cả thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và mở rộng hợp tác của hai nước đối với một loạt các thách thức ngoại giao ở Châu Á và trên toàn cầu.

Ở Hàn Quốc, ông Obama sẽ hội đàm với Tổng thống Park Geun-hye để tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với một liên minh vững chắc. Hai nhà lãnh đạo sẽ điểm lại những diễn biến gần đây ở Triều Tiên và những nỗ lực kết hợp của Mỹ-Hàn nhằm thúc đẩy phi hạt nhân hóa, thảo luận về việc thực thi Hiệp định FTA Hàn Quốc - Mỹ.

Tại chặng dừng chân ở Malaysia, Tổng thống Obama sẽ gặp Thủ tướng Najib để trình bày những tiến bộ đáng kể đã đạt được trong việc làm sâu sắc hơn quan hệ ngoại giao, kinh tế và quốc phòng của Mỹ như một đối tác quan trọng ở Đông Nam Á.

Sau đó Tổng thống sẽ tới Philippines - đồng minh Châu Á thứ năm theo hiệp ước mà ông đến thăm trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Ông sẽ gặp Tổng thống Aquino để nêu bật hợp tác kinh tế và an ninh của hai nước, bao gồm những kết quả thông qua hiện đại hóa liên minh quốc phòng, nỗ lực mở rộng quan hệ kinh tế và châm ngòi cho tăng trưởng kinh tế thông qua chương trình Đối tác vì tăng trưởng và thông qua các mối quan hệ sâu sắc và lâu dài giữa nhân dân hai nước.

Tháo bỏ game Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông đã dám bước qua ánh hào quang

Nguyễn Hà Đông (phải) nhận giải cuộc thi của FPT. Ảnh: T.L

Mọi suy đoán về quyết định tháo bỏ game Flappy Bird đều đã không chính xác. Nguyễn Hà Đông hé lộ lý do xóa bỏ vĩnh viễn Flappy Bird khỏi App Store và Google Play vì nó đã “trở thành một sản phẩm gây nghiện”, trở thành “vấn đề”, và điều đó mới khiến chúng ta phải suy ngẫm nhiều hơn về nhân cách của chàng trai trẻ này.  

Tạm không bàn đến những dư luận hay đồn đoán nữa, mà đánh giá trên những thông điệp mà Nguyễn Hà Đông đưa ra và chia sẻ. Đông quyết định tháo gỡ game vì nó đã “trở thành một sản phẩm gây nghiện” có nguy cơ “phá hủy cuộc sống” như anh cũng đã từng chia sẻ những ngày trước đó.

Đối với không ít người, có thể còn ngờ vực về lý do mà Đông đưa ra. Bởi, một con người bình thường đâu dễ bỏ qua lợi lộc và danh tiếng. Flappy Bird đã mang lại cho Đông nhiều thứ, hơn 1 tỉ đồng/ngày trong những ngày qua, một sự nổi tiếng ở phạm vi thế giới, một cộng đồng theo dõi hàng trăm ngàn người trên mạng xã hội, một sự mến mộ tài năng trên nhiều quốc gia...

Với nhiều người, khi rơi vào trạng thái như thế sẽ say mê, song ngẫm cho cùng cũng hoàn toàn chính đáng vì nó đến từ công sức lao động của họ. Nhưng Nguyễn Hà Đông đã không để anh bị cuốn mất phương hướng trong những ánh hào quang. Game xấu hay tốt, vẫn còn những tranh cãi, và thành kiến với game vẫn còn nặng nề. Lằn ranh giữa một trò chơi giải trí đi đến sự nghiện ngập chơi mất ăn mất ngủ, bỏ bê công việc và học tập là những điều có thật.

Một người làm game như Nguyễn Hà Đông và chắc chắn anh cũng chơi game, thừa hiểu lằn ranh đó đang nằm ở đâu trong tựa game gây sốt Flappy Bird của anh. Biết và dừng lại, để chặn đứng một nguy cơ có thể mang đến nhiều hệ lụy và thậm chí là hậu quả, hành động đó chỉ có thể xuất phát từ những người có tư cách đáng quý, có lòng tự trọng và biết nghĩ đến người khác.

Bởi nếu không, người ta hoàn toàn có thể mặc kệ mọi người và tự cho phép mình trôi trong một lòng tham chính đáng để có thêm nhiều tiền bạc và danh tiếng hơn nữa từ sản phẩm do mình tạo ra.

Quyết định ngăn chặn “sản phẩm gây nghiện” theo nhìn nhận chủ quan của Nguyễn Hà Đông để tránh gây ra hệ lụy cho xã hội không chỉ nói lên một tính cách, kiệm lời, lặng lẽ nhưng quyết liệt và dũng cảm của chàng trai trẻ; mà nó còn tạo ra sự khác biệt giữa anh với những người, những doanh nghiệp làm game và phân phối game tại Việt Nam và trên thế giới. Kiếm tiền từ game một cách chính đáng, nhưng đó phải là những đồng tiền tạo sự bình yên cho tâm hồn và không làm day dứt lương tâm.

Qua câu chuyện này chúng ta thấy rằng, Nguyễn Hà Đông làm game không chỉ với sự say mê, chịu khó để kiếm tiền hay sự nổi tiếng, mà anh còn làm game bằng một tấm lòng thiện tâm. Một người, lại là một người trẻ, mà dám bước qua ánh hào quang đang chói sáng để sống một cuộc đời bình dị, hiếm lắm thay!

Sau hàng loạt những bức thư tay cảm động trong năm qua được lan truyền trên các trang mạng xã hội, mới đây, cộng đồng mạng lại xôn xao với lá thư của người cháu khuyên ông bỏ… cờ bạc.

Mở đầu bức thư, người cháu ngỏ lời hỏi thăm sức khỏe ông bà, rồi đòi quà sinh nhật rất hồn nhiên con trẻ. Người cháu cũng kể lại giấc mơ mẹ mua bộ ghế xôpha và ý định bảo ông đánh “lô đề”, nhưng không may điện thoại mẹ hết tiền.

Nhưng điều khiến người đọc xúc động là lời người cháu khuyên ông rất chân thành và ra dáng “người lớn”.

Bức thư cảm động của người cháu khuyên ông bỏ cờ bạc gây xôn xao trên mạng

 

“Ông ơi, cháu khuyên ông chân thành: "Ông bỏ cờ bạc, đề đóm đi". Ông đừng có đi chơi với mấy chú nghiện ở làng nữa, cháu thương ông lắm! Chẳng may ông nghiện thì khổ vợ khổ con, mà nhất là cháu, ông đừng đánh mất niềm tin của cháu dành cho ông, ông là người đàn ông phải làm cái chỗ dựa cho vợ cho con. Cháu nói thật, bà đã khổ nhiều vì ông rồi, nếu ông nể mặt cháu thì ông hãy thử bỏ cờ bạc, đề đóm một thời gian xem ông".

Bức thư dài hơn một mặt giấy ô ly, đôi chỗ còn những lỗi sai chính tả, nhưng những tâm sự gửi gắm của người cháu nhỏ lại khiến người đọc phải suy nghĩ về bản thân, về trách nhiệm và sự mẫu mực trong gia đình.

Trẩy hội đầu xuân: Công nhân muốn nhưng không có khả năng

Trong dòng người trẩy hội đầu năm như thế này, có bao nhiêu người là công nhân lao động? Ảnh: Hải Nguyễn

Ở Việt Nam, hơn 8.000 lễ hội từ làng xã đến cấp quốc gia diễn ra chủ yếu vào dịp đầu xuân, tạo nên một đời sống văn hóa vô cùng đặc biệt. Thế nhưng, trong hàng triệu người được hòa mình vào không khí vui xuân ấy, có bao nhiêu phần trăm là công nhân lao động (CNLĐ)? Chắc chắn con số này rất nhỏ, nếu như không muốn nói là cơ hội cho họ hầu như không có.

Lo cuộc sống hằng ngày còn không đủ.

Anh Hùng Sơn (Hà Nội) cho biết: “Thu nhập của tôi chỉ khoảng 3-4 triệu đồng/tháng, vợ tôi còn ít hơn. Chúng tôi chỉ (dám) có một đứa con, riêng việc lo tiền cho cháu đi học đã hết gần nửa số lương của vợ tôi rồi. May mà sống với cha mẹ nên không phải lo tiền thuê nhà, ăn thì “một nồi, một nước” nên cũng đỡ. Lại còn phải dành khoản để lo việc “kẻ khóc, người cười” nữa... Hình thức giải trí chủ yếu của gia đình tôi là các chương trình truyền hình.

Tiền đâu mà mua vé đi xem các loại hình nghệ thuật biểu diễn ở ngoài hay đi du xuân? Hơn nữa, nghe đài, báo nói đến các tiêu cực ở các lễ hội, lại càng không có ý định đi chơi...”. Khó khăn của chị Trần Thị Thanh (KCN Hưng Yên) lại nằm ở chỗ khác. Điều kiện kinh tế gia đình khá ổn nên chị Thanh không phải lo cho cha mẹ già ở nhà. Bản thân làm trong một DN có thu nhập vào loại khá; thế nhưng, ngoài giờ làm việc, mấy chị em cùng nhà trọ cũng không biết làm gì ngoài việc xem tivi, “buôn” điện thoại để giải trí...

“Sách thì quá đắt, mà báo thì không có điều kiện để mua hằng ngày. Thỉnh thoảng mới có đoàn nghệ thuật về địa phương biểu diễn, nhưng không phải chương trình nào chúng tôi cũng có thể mua vé vào xem được... Còn đi du xuân ư? Nếu Cty không tổ chức thì làm sao chúng tôi được phép nghỉ làm để đi chơi". Một điều dễ hiểu là muốn đi trẩy hội phải có thời gian, phải có tiền bạc.

Thế nhưng, với điều kiện làm việc ca kíp và thu nhập bình quân của NLĐ hiện nay thì để trang trải cuộc sống một cách tàm tạm còn khó, nói chi đến việc du xuân.

Du lịch là vấn đề xa xỉ

Một khảo sát của Viện Sử học VN đối với 1.400 CN trên tổng số 29.562 CN đang làm việc trong các thành phần kinh tế thuộc DNNN, DN ngoài NN, DN có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy đời sống văn hóa tinh thần của CN tại các KCN, KCX phụ thuộc vào lãnh đạo DN và chính quyền địa phương.

Nơi nào được quan tâm thì đời sống tinh thần của CNLĐ còn kha khá, nơi nào không được quan tâm, nhất là hoạt động CĐ không mạnh, không hiệu quả thì việc hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần đối với CN bị coi như một thứ “hàng xa xỉ”, rất xa vời với cuộc sống hằng ngày của CN. Cụ thể, tỉ lệ trung bình CN tham gia sinh hoạt văn hóa tinh thần tại các địa phương lớn (Hà Nội, TPHCM, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng) chỉ đạt 12%.

Trong đó, xem truyền hình đạt tỉ lệ cao nhất (53,2%); đi chùa, nhà thờ là 10%; Internet đạt 9,9%; tham quan du lịch và xem phim, xem nghệ thuật biểu diễn cùng đạt 5,1%. Trong khi đó, loại hình sinh hoạt văn hóa mà CNLĐ thích tham gia nhất lại là đi du lịch (chiếm tới 54-66,7%, tùy vào độ tuổi và mức độ thu nhập). Số tiền CNLĐ chi cho các hoạt động văn hóa tinh thần cũng rất thấp, phần lớn chi mức từ 50.000-100.000đ/tháng (chiếm từ 23-50,7%), mức chi trên 200.000đ/tháng chiếm tỉ lệ nhỏ (từ 2,5-9,8%)...

Ngoài giờ làm việc tại Cty, trở về nhà thuê trọ, hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân thường là xem truyền hình, chăm sóc gia đình, con cái, gọi điện thoại, nhắn tin cho bạn bè. PGS-TS Đinh Quang Hải - Phó Viện trưởng Viện Sử học VN - cho rằng: “Đã đến lúc - nếu không muốn nói là quá muộn - các địa phương, các cấp, các ngành, các DN để CN trong các KCN, KCX được tham gia và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần, giúp CN hòa nhịp với cuộc sống hiện tại”.

Ông cũng đề xuất: “Để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của CN trong các KCN, KCX hiện nay, trước hết cần giải quyết những vấn đề cốt lõi là nâng cao đời sống vật chất cho CN. Cụ thể là giải quyết tốt các vấn đề về LĐ, việc làm, vấn đề tiền lương, nhà ở và các vấn đề an sinh xã hội khác...”.

Chôn cả chiếc Harley-Davidson cùng người chết

Ông Billy Standly được chôn cất cùng chiếc Harley-Davidson (Nguồn: Dayton Daily News)

Ước nguyện được đem theo con “ngựa sắt” sang thế giới bên kia của một người đàn ông tại Ohio (Mỹ) vừa được gia đình hoàn thành, khi họ tiến hành chôn cất ông cùng chiếc mô tô Harley-Davidson mà ông rất yêu quý, dù việc này không dễ dàng.

Thi thể Billy Standley đã được liệm bởi 5 chuyên gia ướp xác, được gia cố bằng các đoạn dây và một miếng thép đỡ lưng. 

Tiếp đó, ông được đặt ngồi thẳng trên chiếc xe Harley Electra Glide sản xuất năm 1967. Cả Standley và chiếc xe tiếp tục được đặt trong một chiếc quan tài làm từ kính Plexiglas. 

Một trong các con trai của Standley nói rằng chiếc quan tài này đã được để trong gara của gia đình suốt 5 năm trời, trước khi cha anh qua đời.

Standley còn mua một mảnh đất đủ để có thể chôn cả chiếc quan tài to lớn đó. Gia đình nói rằng ông đã chuẩn bị hậu sự cho mình trong nhiều năm trời.

Ông qua đời vì ung thư phổi hôm Chủ nhật vừa qua, hưởng thọ 82 tuổi./.

Billy Standley, of Mechanicsburg, Ohio, carried out his wish to be buried on his 1967 Harley Davidson motorcycle on Friday. He was placed upright in a large Plexiglas casket

Standley told people he didn't just want to ride off to heaven, he wanted the world to see him do it in the big see-through box. His extra large plot will leave him next to his wife for all time

Theo laodong.com