Tin Trong Nước

Thomas Bill Hardt (nhiếp ảnh gia người Đức sinh năm 1937) đã đi đến nhiều quốc gia vào những thời điểm lịch sử, trong đó có Việt Nam. Chủ đề chính trong các tác phẩm của ông là trẻ em...

Những bức ảnh trẻ em Việt Nam thời chiến

Nhiếp ảnh gia Thomas Bill Hardt (Đức) đã ghi lại những hình ảnh bi thương về cuộc chiến ở Việt Nam, nổi bật là khuôn mặt sợ hãi chiến tranh của trẻ em.

66-4612-1392007380.jpg

Thomas Bill Hardt (nhiếp ảnh gia người Đức sinh năm 1937) đã đi đến nhiều quốc gia vào những thời điểm lịch sử, trong đó có Việt Nam. Chủ đề chính trong các tác phẩm của ông là trẻ em. Bức ảnh này chụp một cô bé Việt Nam cõng em trên lưng, những năm 60-70 thế kỷ trước. 

73-7310-1392007380.jpg

Mỗi bức ảnh của Thomas là một minh chứng cho sự khủng khiếp của chiến tranh, và nó khiến thế giới phải lên tiếng. Trong ảnh là một cậu bé Việt trốn trong hầm trú ẩn. 

53-6964-1392007380.jpg

Nhà báo, nhiếp ảnh gia này đã ghi lại những hình ảnh bi thương về cuộc chiến ở Việt Nam, nổi bật là hình ảnh những khuôn mặt sợ hãi chiến tranh của trẻ em.

65-8501-1392007381.jpg

Trước những trận càn, trẻ em luôn phải trốn dưới hầm trú ẩn. Cô bé trong ảnh không dám chơi xa hầm vì sợ những trận bom bất chợt.

68-7785-1392007381.jpg

Em bé trong vòng tay âu yếm của mẹ du kích. Bầu sữa ngọt có thể rời bỏ em bất cứ lúc nào vì sự tàn khốc của chiến tranh.

5-5180-1392007381.jpg

Những em bé khóc đòi mẹ.

76-5525-1392007381.jpg

Bức ảnh này được Thomas thực hiện tại Nhà hát ca múa nhạc Quốc gia. Một cô bé run sợ vì lần đầu tiên nhìn thấy những người nước ngoài. Bố đã an ủi em. Bức ảnh này được chọn làm trang bìa các tạp chí khắp thế giới.

63-1628-1392007381.jpg

Ánh mắt lạ lẫm của những đứa trẻ trước ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức.

vietnam19692-5958-1392007381.jpg

Trong sự nghiệp của mình, Thomas đã ghi lại hình ảnh trẻ em nhiều quốc gia trên thế giới, như nạn đói ở Bangladesh, ánh mắt sợ hãi trước cái chết ở khu vực Balkan, Việt Nam. Bức ảnh này được chụp năm 1969 ở miền Bắc Việt Nam.

61-2974-1392007381.jpg

Từ những năm 1987, Thomas tích cực hoạt động trong các tổ chức bảo vệ trẻ em của Liên Hợp Quốc. Ảnh chụp cảnh cậu bé Việt làm toán trên lưng trâu.

75-9499-1392007382.jpg

Cậu bé mục đồng thổi sáo được ông chụp ở miền Bắc năm 1969.

60-8812-1392007382.jpg

Thomas sang Việt Nam từ những năm 1960 vì một công việc được giao. Sau chuyến đi đó ông đã quay lại đây nhiều lần nữa. Chỉ tính từ năm 1962 đến 1985 ông đã đến Việt Nam 12 lần, trong tổng số 50 chuyến đi khắp các quốc gia trên thế giới. Ảnh chụp miền Bắc Việt Nam 1979.

69-2706-1392007383.jpg

Cậu bé chăn trâu chạy mưa.

64-7981-1392007383.jpg

Thời chiến, trẻ em lên 6, lên 7 đã phải phụ giúp gia đình kiếm sống.

1-7904-1392007383.jpg

Hình ảnh của ông được biết đến trên toàn thế giới, có mặt trong hơn một trăm cuộc triển lãm từ Moscow đến New York. Nhiều tác phẩm của ông đã được xuất bản trên các tạp chí lớn. Ảnh này chụp trẻ em Việt năm 1972.

70-3264-1392007383.jpg

Năm 1999, Thomas đã tổ chức triển lãm "Chiến tranh Việt Nam" tại Hà Nội. Năm 2003, ông trở lại tổ chức triển lãm tại Hồ Gươm với những bức ảnh đã chụp, mục đích là gặp lại những nhân vật của mình. Không phụ tâm huyết, ông đã gặp được người khiến ông ám ảnh nhất trong sự nghiệp: Cô gái mở đường có tên Hồng Ly.

71-7418-1392007383.jpg

Thomas còn mang hình ảnh Việt Nam giới thiệu ra toàn thế giới.

Phan Dương
Ảnh tư liệu của Thomas Bill Hardt

21 chuyến bay tại Vinh bị chậm vì thời tiết

Các chuyến bay bị chậm dây chuyền vì thời tiết xấu khiến hành khách chen chúc trong nhà ga tại sân bay Vinh hai ngày qua.

Trưa 10/2, ông Phạm Sơn Hoài - Phó giám đốc Cảng hàng không Vinh cho biết, toàn bộ 21 chuyến bay bị trễ trong hai ngày trước đã hoàn thành bay, không còn tình trạng ùn ứ khách tại sân bay Vinh.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là thời tiết xấu, diễn biến phức tạp, tầng mây tại sân bay quá thấp khiến các chuyến bay không thể hạ cánh. Trong ngày 8/2, có 8 chuyến bay bị hủy, ngày 9/2 tổng cộng 21 chuyến bay bị chậm, khiến hàng trăm khách ùn ứ tại nhà ga sân bay Vinh.

IMAG0119-1-6049-1392015668.jpg

Hàng trăm hành khách ùn ứ  tại nhà ga sân bay Vinh chiều tối 9/2. Ảnh: Cảng hàng không Vinh cung cấp.

"Để phục vụ dịp Tết, sân bay Vinh đã tăng từ 13 lên 18 chuyến bay mỗi ngày. Giờ cao điểm, nhà ga chỉ chứa tối đa 168 hành khách, nhưng chiều tối qua, lượng khách tăng lên gấp 4 nên xảy ra tình trạng ùn ứ, chen lấn", ông Hoài cho biết.

Tại sân bay Vinh sáng 10/2, các cổng làm thủ tục không còn cảnh chen lấn. Hành khách cho biết họ đều mua vé đi các chuyến bay trong ngày.

"Thời điểm thời tiết xấu trong hai ngày qua thường xuất hiện vào khoảng sau 15h. Hôm nay chưa có chuyến bay nào bị hoãn nhưng trời vẫn âm u nên từ giờ đến tối chưa thể biết liệu có chuyến bay nào bị ảnh hưởng không", ông Phó giám đốc cảng hàng không cho biết thêm.

Cùng thời điểm này Tết năm ngoái, sân bay Vinh liên tục có các chuyến bị hủy và chậm do thời tiết xấu.

Văn Hải

 

31 đại học có thể tuyển sinh riêng

Bộ GD&ĐT đã nhận được đề án thi tuyển sinh riêng của 31 trường, trong đó có 25 trường đạt yêu cầu và 6 trường còn lại cần hoàn thiện thêm.

Sáng 10/2, lãnh đạo Bộ GD&ĐT gặp gỡ báo chí để thông tin về tình hình thi, tuyển sinh năm 2014. Thông tin về những thay đổi của kỳ thi đại học, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, Bộ đã nhận được hồ sơ của 31 trường. Trong số đó có 15 đề án tương đối hoàn thiện, đã được đưa lên mạng tham khảo ý kiến của xã hội.

Danh sách các trường có đề án tuyển sinh đại học riêng

10 trường khối văn hóa nghệ thuật tiếp tục được Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch đề nghị cho tuyển sinh riêng và 6 đề án khác đang tiếp tục được hoàn thiện. "Sau khi tập hợp ý kiến phản biện của người dân, Bộ sẽ xem xét để quyết định trường nào được tuyển sinh riêng", Thứ trưởng Ga cho hay.

KOR-5108-9008-1392023338.jpg

31 trường đã có đề án tuyển sinh riêng, trong đó 10 trường khối văn hóa, nghệ thuật tiếp tục tự chủ tuyển sinh, 15 trường có đề án phù hợp với quy định. 

Các trường có đề án tuyển sinh riêng gồm đầy đủ loại hình đào tạo. Bên cạnh các trường ngoài công lập như ĐH Lạc Hồng, Phan Chu Trinh, các trường top đầu nhưBách khoa Hà Nội, Kiến trúc TP HCM, Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, ĐH Đà Nẵng...cũng đưa ra những cách lựa chọn thí sinh phù hợp với nhu cầu đào tạo.

Ngày 10/3, Bộ Giáo dục sẽ công bố những trường được tự chủ tuyển sinh dựa trên cơ sở đảm bảo yêu cầu của dự thảo và được sự đồng tình của dư luận.

Theo lộ trình "đổi mới thi cử", Bộ Giáo dục sẽ giao quyền tự chủ cho các trường từ năm 2014, ba năm chuyển tiếp Bộ tiếp tục tổ chức thi 3 chung cho các trường có nguyện vọng. Tuy nhiên, tất cả các trường phải có đề án tuyển sinh riêng trình Bộ vào tháng 9/2014. Các trường có thể áp dụng nhiều phương án, như vừa thi, vừa xét tuyển, hay sử dụng kết quả học tập phổ thông. Điều bắt buộc là các trường phải xác định "ngưỡng tối thiểu" về kiến thức với thí sinh.

Thứ trưởng Ga cũng cho biết, sau khi công bố dự thảo thi, tuyển sinh trong giai đoạn 2014-2016, Bộ nhận được ý kiến đồng tình, nhưng cũng không ít băn khoăn. Có ý kiến góp ý, trong năm 2014 và 3 năm sau nên tiếp tục 3 chung và cải tiến điểm sàn vì cái vướng với các trường ngoài công lập là khó tuyển sinh. Tuy nhiên, năm 2013 Bộ đã cải tiến xác định điểm sàn theo cách thống kê kết quả thi các trường gửi về, tính mức điểm bình quân của thí sinh ở các khối. 

Dựa trên phân tích này, Bộ Giáo dục đưa ra các phương án điểm sàn để hội đồng bàn bạc và quyết định. Các nguyên tắc tuân thủ là bảo đảm chất lượng đầu vào, cơ cấu vùng miền, cơ cấu xã hội nhưng cũng bảo đảm nguồn tuyển tối ưu cho các trường, đáp ứng yêu cầu thí sinh có đủ năng lực theo học ĐH, CĐ, được xã hội đồng tình.

"Người dân muốn Bộ thay đổi tiêu chí xác định điểm sàn thì có thể đề xuất để tham khảo ý kiến xã hội. Đó là ngưỡng xác định chất lượng tối thiểu đầu vào nên vẫn phải duy trì", Thứ trưởng Ga khẳng định.

Có ý kiến nêu sự bất cập khi cho học sinh đăng ký thi vào các trường trước khi kỳ thi diễn ra. Điều này có thể gây nhiều may rủi như thi vào ĐH Y Hà Nội, dù được 27 điểm thí sinh vẫn không đỗ. Người này đề nghị cứ để học sinh thi xong, khi có có kết quả thì các em nộp hồ sơ xét vào trường đại học. Hay việc nhập 2 kỳ thi thành 1 kỳ thi quốc gia. Đề thi có câu hỏi đơn giản để tốt nghiệp THPT, câu khó để phân loại thí sinh qua 4 bài thi: toán, logic, năng lực, ngoại ngữ.

"Đó là những đề xuất Bộ đã nhận được. Xã hội có thể cho ý kiến điều kiện hiện nay thực hiện được hay không? Bộ sẽ tập hợp và đưa ra quyết định cuối cùng", Thứ trưởng nhắn nhủ.

Hoàng Thùy

Theo Vnexpress