Bắc Triều Tiên triển khai các trại giam khổng lồ
Tổ chức Ân xá Quốc tế đăng hình các trại giam kinh hoàng đang được Bắc Triều Tiên nới rộng để giam giữ thêm nhiều tù nhân…
Hơn 50.000 tù nhân bị ép sống trong điều kiện không thích hợp cho con người, rồi bị bắt đào mồ cho chính mình trước khi bị hành hình.
Trại giam còn là nơi phụ nữ thường bị đánh đập và hãm hiếp và người ta bị giam giữ chỉ vì có quan hệ với người lên tiếng chống chính quyền bí mật nhất thế giới này.
Bắc Triều Tiên thì không thích bạn biết về họ, hay những hình ảnh tuyệt mật cho thấy chế độ này đang mở rộng các trại giam lớn nhất 15 và 16 được gọi là Yodok và kwanliso, để giam giữ nhiều tù nhân hơn.
Hôm 12-12, tổ chức Ân xá Quốc tế cho đăng các hình ảnh mới từ vệ tinh cho thấy hai trong các trại giam tù nhân chính trị lớn nhất nước này đang được nới rộng là bằng chứng chính quyền nước này đang mở rộng “cơ sở hạ tầng đàn áp”.
Tổ chức nhân quyền này nói những hình ảnh này rõ ràng cho thấy các khu nhà mới, chứng tỏ họ đang mở rộng các cơ sở sản xuất, và an ninh được siết chặt không ngừng.
Những hình ảnh mới nhất này được chụp hồi tháng 5 năm nay cho thấy có sự gia tăng nhẹ trong số người ở trại kwanliso 16 qua hình ảnh chụp những khu nhà mới.
Hình ảnh vệ tinh chụp các khu nhà đang xây giúp người ta có thể thấu hiểu được điều kiện sống của tù nhân.
Qua những hình ảnh này cũng có thể thấy rõ hoạt động khai thác mỏ, đốn gỗ và nông nghiệp, phần mở rộng khu công nghiệp trong trại kwanliso 16 và những nơi tù nhân bị ép lao động vất vả.
Những cựu tù nhân và viên chức nói thẳng hay trốn thoát khỏi trại giam tiết lộ cảnh tù nhân bị ép làm việc trong những điều kiện nguy hiểm trong hầu hết thời gian bị giam cầm.
An ninh vẫn còn thắt chặt, hàng rào vành đai và khu vực an ninh được đánh dấu rõ ràng và đi lại bị hạn chế và kiểm soát thông qua các cổng ra vào được siết chặt, có tháp canh và điểm kiểm soát bên trong.
Bài phân tích này cùng với những lời chứng của cựu tù nhân và cai tù mới được phát hành có trong hồ sơ mới nhất của tổ chức Ân xá Quốc tế, Bắc Triều Tiên: Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đàn áp.
Đây chỉ là phần nổi bên trên của tảng băng lớn về những gì đang diễn ra sau những cánh cổng nhà tù kinh hoàng này.
Một cựu nhân viên an ninh tại trại 16 từ thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990, được mọi người gọi là Mr Lee cho tổ chức Ân xá Quốc tế biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng trước về một cách tàn bạo mà những cai tù dùng để hành hình tù nhân.
Ông nói tù nhân bị ép đào mồ cho chính họ và sau đó cai tù bị giết bằng cách lấy búa đập vào cổ họ. Ông còn chứng kiến các cai tù siết cổ và dùng gậy đập tù nhân cho đến chết.
Nguồn: news.com.au
Những người ăn thịt chó và thịt mèo ở Trung Quốc phản ứng dữ dội
Một nhóm đứng đầu về ủng hộ quyền động vật buộc phải thay đổi chiến dịch quảng cáo mang tính khiêu khích ở miền đông bắc Trung Quốc sau khi bị công chúng kịch liệt phản đối.
Từ tháng 9, Animals Asia thúc giục người dân trên khắp đại lục bỏ thó quen ăn thịt chó và thịt mèo bằng cách sử dụng một loạt áp phích vẽ hình chó và mèo bị kẹp giữa hai chiếc đũa.
Kèm theo những hình ảnh này là một thông điệp đơn giản: “Hãy sống lành mạnh. Hãy nói không với thịt chó và thịt mèo”.
Các mục quảng cáo gây xôn xao nhiều và chiến dịch được nhóm ủng hộ khen là thành công sau khi những hình ảnh này được phát tán nhanh.
Tuy nhiên, chiến dịch bị phản ứng mạnh ở miền đông bắc Trung Quốc, vì người dân địa phương ở đây xem thói quen ăn thịt chó và thịt mèo là truyền thống của họ.
Tại Thẩm Dương có rất nhiều người ăn thịt chó. Người ta đã phải sửa lại các áp phích trong hệ thống xe điện ngầm của thành phố sau khi bị hành khách khiếu kiện.
“Họ nghĩ chúng tôi không nên đăng các quảng cáo này vì ăn thịt chó được gọi là ‘truyền thống’”, Carrot Chen, phó giám đốc hội bảo vệ chó và mèo Animals Asia, nói. “Chúng tôi muốn phổ biến thông điệp truyền thống đó không phải là cách biện hộ cho hành động tàn ác”.
Có trường hợp người dân địa phương phản đối việc dùng từ baoan (bảo an) để miêu tả chó giữ nhà, và nói đó là sỉ nhục nhân viên bảo vệ.
“Họ không thể tìm ra lý do chính đáng để kêu ca, vì thế họ dùng từ này để biện hộ”, Chen bác bỏ những lời chỉ trích chiến dịch.
Việc ăn thịt chó vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi tại Trung Quốc, một số người Trung Quốc tin rằng ăn thịt chó có thể xua đuổi ma quỷ và trừ bệnh tật. Một số người còn tin rằng ăn thịt chó giúp đàn ông cường dương và thịt chó được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh liệt dương theo truyền thống của Trung Quốc.
Nguồn: South China Morning Post
Indonesia
Ứng cử viên tổng thống bị chỉ trích vì hồ sơ nhân quyền
Mội cuộc khảo sát do tổ chức theo dõi nhân quyền Viện Setara công bô hôm thứ Hai cho thấy, trung tướng Prabowo Subianto, lãnh đạo đảng Phong trào Indonesia Vĩ đại và Aburizal Bakrie, chủ tịch đảng Golkar, có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trong số các chịnh trị gia vận động trong cuộc bầu cử tổng thống 2014.
Người biểu tình Indonesia tụ tập tưởng nhớ cuộc bạo loạn chết người 1998.
Ảnh tư liệu: AFP Photo/Bay Ismoyo
Khảo sát cho thấy chỉ có 0,5 phần trăm của 200 người trả lời – bao gồm các nhà hoạt động, viện nghiên cứu, lãnh đạo cộng đồng, nhà báo, luật sư và các nhà nghiên cứu – từ 20 tỉnh, tin rằng nếu Prabowo được bầu thì ông sẽ cam kết bảo vệ nhân quyền.
Số người tương đương được hỏi cũng nghi ngờ cam kết nhân quyền của Aburizal. Ông là chủ sở hữu công ty dầu khí PT Lapindo Brantas, được coi là chịu trách nhiệm về trận lũ quét Lapindo tại Sidoarjo, Đông Java, khiến hàng ngàn người phải di dời vào năm 2006. Ủy ban Quốc gia về Nhân quyền (Komnas HAM) công bố trận lũ quét Lapindo là vi phạm nhân quyền và công ty Lapindo Brantas phải chịu trách nhiệm về thảm họa do con người gây ra.
Ở một thái cực khác, khảo sát cho thấy thống đốc Jakarta Joko “Jokowi” Widodo đã được cho là sẽ cam kết bảo vệ các quyền cơ bản của người dân.
Ông Jokowi nhận được sự đồng ý từ 39 phần trăm số người được hỏi, tiếp theo là cựu chánh án Tòa án Hiến pháp Mahfud MD với 20 phần trăm.
Nghiên cứu trích dẫn quá khứ đen tối của Prabowo là lý do chính đằng sau những đánh giá tệ về ông của những người được hỏi.
“Rõ ràng tùy phân khúc xã hội sẽ nhớ việc làm của ông trong quá khứ”, Ismail Hasani, nhà nghiên cứu tại Viện Setara nói.
Tuy nhiên, chủ tịch Viện Setara, ông Hendardi cho biết, nhiều người quên – hoặc không nhận thức – các hành động quá khứ của Prabowo. Trách nhiệm của các tổ chức nhân quyền cần phải giáo dục cho họ hiểu.
“Phần lớn công chúng, đặc biệt là các cử tri trẻ, thiếu kiến thức. Công việc của chúng tôi là đánh giá và công bố những phát hiện của chúng tôi về cách các nhân vật này cam kết bảo vệ và phát huy các quyền của người dân,” ông Hendardi cho biết hôm thứ Hai.
Prabowo liên quan đến cuộc bạo loạn tháng 5 năm 1998 tại Jakarta, sau cùng chấm dứt chế độ độc tài Soeharto.
Nguồn: Jakarta Post
Philippines - Các nhà hoạt động nhân quyền chỉ trích chính phủ Aquino
Các nhà hoạt động đánh dấu Ngày Nhân quyền Quốc tế với nhiều nghi lễ và phát biểu. Một số tổ chức nhân dịp này yêu cầu chính quyền Aquino phải hành động trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm nhân quyền.
“Chính quyền Aquino đã có vô số cam kết phát huy quyền con người, chấm dứt văn hóa miễn trừng phạt những người quyền lực vi phạm pháp luật, và đưa các thủ phạm ra công lý, nhưng tất cả những gì chúng tôi có cho đến hôm nay chỉ chủ yếu là lời nói, không nhiều hành động,” ông Carlos Conde, tổ chức Human Rights Watch cho biết.
“Hệ thống tư pháp hình sự bị tê liệt, mọi việc không có gì tiến triển, và hầu hết các vụ phạm pháp và giết người không được điều tra”, ông Conde nói với ucanews.com.
Tổ chức nhân quyền Karapatan cáo buộc chính phủ gây “thiệt hại” sinh mạng và cuộc sống người dân.
Karapatan, trong tiếng Tagalog có nghĩa là ‘quyền’, cáo buộc chính phủ Aquino chịu trách nhiệm “152 vụ giết người, 18 vụ áp bức mất tích và 358 vụ bắt giữ và giam cầm bất hợp pháp.”
Tổ chức này phát hành thông cáo: “Chế độ Aquino chịu trách nhiệm bảo vệ một hệ thống thối nát tiếp tục đàn áp và bóc lột người dân Philippines.”
Cristina Palabay, tổng thư ký cho biết, ít nhất mỗi tuần có một vụ giết người được bảo kê bởi các lực lượng an ninh quốc gia thuộc chính quyền hiện tại.
“Riêng tháng Mười hai, chúng tôi ghi nhận ít nhất bốn trường hợp giết người do quân đội che chở. Trong hai tuần qua, các cơ quan truyền thông báo cáo hai nhà báo đã bị giết,” bà Palabay nói với ucanews.com.
Trong khi đó, nhóm Task Forces Detainees của Philippines đã tổ chức “đốt nến liên đới” toàn quốc dành cho nạn nhân siêu bão Haiyan nhân dịp Ngày Nhân quyền Quốc tế.
“Chúng tôi dành ngày kỷ niệm này … cho tất cả những ai chịu đau khổ và còn gánh chịu hậu quả biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường do tham lam, phát triển xâm hại môi trường, cộng đồng, và sự chểnh mảng của chính phủ”, Emmanuel Amistad, giám đốc điều hành tổ chức cho biết.
Tổ chức này cũng kêu gọi chính phủ phải ưu tiên nhu cầu của các nạn nhân bão lũ.
“Thảm họa tương lai khác sẽ đến, và nếu chính phủ không nghiêm túc và chân thành trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình để bảo vệ người dân, mà chỉ lo lợi ích và tham nhũng, thì tất cả những điều này sẽ lặp lại,” Amistad cho biết trong một tuyên bố.
Tại miền nam Philippines, sinh viên và các nhà hoạt động tham gia lễ đốt nến tưởng nhớ các nạn nhân trận chiến thành phố Zamboanga, và trận động đất ở Bohol.
“Chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể truyền cảm hứng cho mọi người đứng lên và cùng nhau tranh đấu giành lại những gì đã bị tàn phá và bị tước mất”, tuyên bố chung các nhóm sinh viên khác nhau của nhiều đại học cho biết.
Trong khi đó, dinh tổng thống cho biết, chính phủ là “một với người dân Philippines, cùng tin rằng quyền con người cơ bản nhất là quyền được sống cuộc sống tốt đẹp hơn.”
Herminio Coloma Jr, phát ngôn viên tổng thống Aquino, nói rằng chính phủ tái khẳng định “cam kết ưu tiên của mình trong việc tổ chức quản trị tốt và bài trừ tham nhũng, tạo nền tảng tăng trưởng toàn diện và phát triển kinh tế bền vững lâu dài.”
UCANews.