Tin Trong Nước

Các nhân chứng cho hay, chạy đến nơi, mọi người thấy 2 phụ nữ và một nam thanh niên chạy ra từ căn nhà một trệt, một lầu đang bốc cháy dữ dội. Chưa ai kịp phản ứng thì một trong 2 người phụ nữ chạy ngược trở vào trong, mất hút...

Cứu ông ngoại trong đám cháy, người phụ nữ chết thảm

Rạng sáng 6/12, đám cháy bùng lên dữ dội ở căn nhà một trệt, một lầu trên đường Tôn Thất Thuyết (quận 4, TP HCM) đã thiêu chết người phụ nữ 38 tuổi và cụ ông 82 tuổi.

Hàng trăm người đứng nghẹt hiện trường nhà cháy trên đường Tôn Thất Thuyết để xem cảnh sát chữa cháy. Ảnh: An Nhơn

Hàng trăm người đứng nghẹt hiện trường nhà cháy trên đường Tôn Thất Thuyết. Ảnh: Đức Minh

0h10 ngày 6/12, bà Lâm Thị Cúc (59 tuổi) đang nằm trên ghế bố ngoài hành lang nhà bỗng giật mình khi nghe tiếng nổ rất gần. Mở mắt ngồi dậy, bà thấy lửa từ nhà bên cạnh, số 273 Tôn Thất Thuyết, phường 3, quận 4, cháy đỏ rực một góc trời. Hàng xóm xung quanh bật tỉnh giấc bởi tiếng hô hoán cháy của bà Cúc.

Video: Hiện trường vụ cháy khiến hai ông cháu chết thảm

Các nhân chứng cho hay, chạy đến nơi, mọi người thấy 2 phụ nữ và một nam thanh niên chạy ra từ căn nhà một trệt, một lầu đang bốc cháy dữ dội. Chưa ai kịp phản ứng thì một trong 2 người phụ nữ chạy ngược trở vào trong, mất hút.

Tất cả cùng tìm cách tiếp cận hiện trường cứu người, song bất thành vì ngọn lửa bùng cháy mạnh kèm theo khói đen mù mịt.

40 cảnh sát PCCC quận 4 cùng 5 xe cứu hỏa nhanh chóng có mặt ứng cứu. Sau 15 phút, đám cháy được dập tắt. Cảnh sát phát hiện thi thể chị Trâm (38 tuổi) và cụ ông 82 tuổi. Ngoài ra, 5 xe máy dựng trong nhà đã cháy rụi, trơ khung.

Khi cảnh sát dập tắt đám cháy, họ phát hiện 2 thi thể bên trong. Ảnh: Đức Minh

Khi cảnh sát dập tắt đám cháy, họ phát hiện 2 thi thể bên trong. Ảnh: Đức Minh.

Theo thông tin ban đầu, khi đám cháy bùng lên, chị Trâm đã cùng mẹ và em trai kịp thời chạy thoát ra ngoài. Nhưng thấy ông ngoại đang mắc kẹt trong đám cháy, chị Tâm liền quay lại, bảo sẽ cứu ông. "Có thể vì ngọn lửa quá lớn,  chị ấy và ông ngoại không còn đường thoát", một hàng xóm nhận định.

Nguyên nhân hỏa hoạn đang được các cơ quan chức năng điều tra. Tuy nhiên, nhận định ban đầu cho thấy rất có thể ngọn lửa xuất phát từ khu vực để xe máy.

Đức Minh

 

Trắng đêm trục vớt xe 60 tấn làm cầu gãy đôi

Sau một ngày đêm trục vớt phần đuôi của xe đầu kéo nặng 60 tấn nằm dưới sông, lực lượng cứu hộ tạm dừng công việc để chờ thủy triều lên.

truc-vot-5791-1386317610.jpg

Trao đổi với VnExpress ngày 6/12, ông Phạm Toàn Thắng - Chỉ huy trưởng công trình xây dựng cầu Vồng trên quốc lộ 53 ở Vĩnh Long cho biết, lực lượng cứu hộ đã thức trắng đêm qua để trục vớt phần đuôi của xe đầu kéo nặng 60 tấn lọt xuống sông sau sự cố gây sập cầu tạm 3 ngày trước. 

cat-dut-nhip-bi-sap-6714-1386317610.jpg

Lực lượng cứu hộ cắt rời nhịp cầu bị sập để khung sắt, rơ móc và máy ép cọc bê tông trên xe đầu kéo rơi hết xuống sông.

truc-vot-1-6836-1386317610.jpg

Chiếc máy ép cọc 60 tấn nằm bất động vì quá nặng.

truc-vot-2-4629-1386317611.jpg

Gần rạng sáng 6/12, cần trục chuyên dụng đã kéo được máy ép cọc bêtông ra khỏi rơ móc của xe đầu kéo.

truc-vot-4-5951-1386317611.jpg

Do cần trục chuyên dụng đặt trên xà lan nên mọi việc phải ngưng lại vào trưa nay vì thủy triều đang rút. Khi nước dâng cao, lực lượng cứu hộ tiếp tục làm việc vào chiều nay.

truc-vot-3-3244-1386317611.jpg

Ngoài cần trục chuyên dụng dưới sông, trên bờ còn có cẩu bánh xích 60 tấn và cẩu bánh lốp 20 tấn. Theo ông Thắng, bằng mọi giá trong ngày hôm nay phải nâng được máy ép cọc lên cao rồi kéo lên bờ. Đối với cầu tạm, thời gian sửa lại vẫn chưa xác định được.

cau-Vong-8824-1386317611.jpg

Trước đó, để xây mới cầu Vồng thuộc dự án nâng cấp quốc lộ 53, các đơn vị chức năng đã bắc cầu tạm nối phường 8 với phường 3, TP Vĩnh Long. Tổng tải trọng cho phép của cầu này chỉ 30 tấn.

sap-cau-Vong-4272-1386317611.jpg

Vào rạng sáng 3/12, tài xế Nguyễn Thanh Khoa (32 tuổi, ngụ Lâm Đồng) lái xe đầu kéo rơ móc chở máy ép cọc bêtông của một công ty vận tải ở TP HCM về Trà Vinh. Khi chạy qua cầu tạm, chiếc xe có tổng trọng lượng trên 60 tấn này đã gây sập cầu nhưng rất may không có ai thương vong. Công an Vĩnh Long đang điều tra vụ việc.

Trà Giang - Thạch Thảo

 

Khai quật tổng thể Di sản thành nhà Hồ trong 7 năm

Từ nay đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa sẽ đầu tư hơn 90 tỷ đồng thực hiện dự án Khai quật tổng thể Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ. Đây là cuộc khai quật quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại di tích lịch sử đặc biệt này.

IMG-0131-7715-1386298545.jpg

Nội thành sẽ là khu vực được tập trung khai quật trong thời gian tới. Hàng trăm năm nay, vùng này được nhân dân địa phương cấy lúa và trồng hoa màu, tuy nhiên theo khảo sát của các nhà khoa học, trong lòng đất nơi đây còn nhiều hiện vật quý liên quan đến tòa thành cổ hơn 600 năm tuổi. Ảnh: Lê Hoàng

Ngày 6/12, ông Nguyễn Xuân Toán, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cho biết, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa kí quyết định phê duyệt dự án nghiên cứu, khai quật, khảo cổ tổng thể khu di tích thành nhà Hồ. Thời gian thực hiện từ năm 2013 đến năm 2020 với tổng mức vốn thực hiện là trên 90 tỷ đồng.

Theo đó, Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ được giao làm chủ đầu tư, mục tiêu của dự án nhằm từng bước tìm hiểu các dấu tích văn hóa, vật chất của thành nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử. Trên cơ sở kết quả khai quật khảo cổ, tiếp tục nâng cao giá trị của khu di sản, góp phần cung cấp tư liệu lịch sử cho khoa học, giáo dục và tăng cường tiềm năng thu hút du lịch.

IMG-0005-2918-1386298545.jpg

Bi đá (một loại vũ khí thời nhà Hồ) là một trong rất nhiều hiện vật được tìm thấy trong khuôn viên di sản Thành nhà Hồ. Ảnh: Lê Hoàng

Quá trình nghiên cứu, khai quật, khảo cổ sẽ được thực hiện trên tổng diện tích 56.000 m2, trong đó khu vực Nội thành 25.000 m2; Hào thành 12.000 m2; 4 Cổng thành 5.000 m2; đường Hoàng gia 14.000 m2.

Trong những cuộc khai quật khảo cổ trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều công trình, hiện vật đặc biệt tại Di sản thành nhà Hồ như tìm thấy con đường đá cổ đẹp nhất Việt Nam với hơn 600 năm tuổi; nền gạch Gò Ngục cách Hoàng thành về phía Tây - Nam 150 m; Giếng cổ 600 năm tuổi cách thành 300 m, giếng Vua cách 2 km, các công trường khai thác đá cổ và rất nhiều hiện vật như ngói, mũi tên, tiền cổ… có niên đại hàng trăm năm.

IMG-0248-5342-1386298545.jpg

Giếng vua nằm ở Đàn tế Nam Giao mới được phát hiện. Ảnh: Lê Hoàng

Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.

Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng. Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Lê Hoàng

Theo Vnexpress