Tin Thế Giới

Giáo hoàng Francis từng tập hợp hàng trăm nghìn người trên khắp thế giới tham gia một buổi cầu nguyện vì hòa bình dài một ngày, khi Mỹ đe dọa không kích Syria sau cáo buộc chính phủ Damascus tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học hôm 21/8. Moscow cũng phản đối việc can thiệp quân sự vào nước đồng minh...

Putin lần đầu gặp Giáo hoàng Francis

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua có cuộc gặp gỡ đầu tiên với Giáo hoàng Francis khi đến thăm Vatican và tặng ông bức tranh Đức mẹ Vladimir. 

putin-2564-1385433711.jpg

Tổng thống Putin và Giáo hoàng Francis làm dấu chữ thập trước khi hôn lên bức tranh của Đức mẹ Vladimir, món quà của nhà lãnh đạo Nga. Ảnh: AP

Huffington Post đưa tin, cuộc gặp diễn ra tại thư viện riêng của người đứng đầu Tòa thánh. Đây là cuộc gặp thứ tư của nhà lãnh đạo Nga với một giáo hoàng, trong đó lần gần nhất là năm 2007 với Đức thánh cha Benedict XVI, người từ chức hồi đầu năm nay.

Trong cuộc gặp kéo dài hơn nửa giờ, Putin và Giáo hoàng Francis đã thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Syria và vai trò của Kito giáo trong xã hội. Putin cảm ơn giáo hoàng vì lá thư mà ông gửi đến hội nghị của G20 ở St. Petersburg hồi tháng 9, trong đó kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới từ bỏ việc theo đổi vô ích một giải pháp quân sự ở Syria.

Giáo hoàng Francis từng tập hợp hàng trăm nghìn người trên khắp thế giới tham gia một buổi cầu nguyện vì hòa bình dài một ngày, khi Mỹ đe dọa không kích Syria sau cáo buộc chính phủ Damascus tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học hôm 21/8. Moscow cũng phản đối việc can thiệp quân sự vào nước đồng minh.

Cũng trong cuộc gặp trên, Giáo hoàng Francis đã tặng cho tổng thống Nga một bức khảm bằng sứ có hình ảnh khu vườn Vatican. Putin tặng lại giáo hoàng bức tranh Đức mẹ Vladimir, một biểu tượng quan trọng đối với Chính thống giáo Nga.

Tổng thống Nga sau đó làm dấu thánh trên ngực và hôn lên bức ảnh. Giáo hoàng Francis cũng làm tương tự.

Phát ngôn viên Vatican, linh mục Federico Lombardi, xác nhận rằng ông Putin không đưa ra lời mời thăm Nga đối với Giáo hoàng Francis. Điều này khiến ông trở thành một trong số rất ít các nhà lãnh đạo thế giới từng đến thăm Đức thánh cha mà không có lời mời trao đổi.

Tối cùng ngày, Tổng thống Putin đã đến dinh thự của cựu thủ tướng Italy Berlusconi ở Rome và dự tiệc cùng ông. Hôm nay, nhà lãnh đạo sẽ đến thành phố Trieste và gặp Thủ tướng Italy Enrico Letta.

Anh Ngọc (Video: RTVI)

Dịch vụ môi giới cô dâu Việt nở rộ ở Trung Quốc

Các trang web chuyên môi giới kết hôn với cô dâu Việt mọc lên nhan nhản ở Trung Quốc, mang lại cơ hội cho những người đàn ông muốn lấy vợ, song cũng đặt họ và cả những cô gái trước nhiều rủi ro.

 
[Caption]
Một trang web môi giới lấy vợ Việt Nam cho đàn ông Trung Quốc. Ảnh: Techinasia

"Đừng buồn trong ngày lễ độc thân, hãy đến Việt Nam và tìm cô dâu cho mình!". Đó là quảng cáo của một trang web môi giới hôn nhân ở Trung Quốc. Trang này treo giải một chuyến đi sang Việt Nam miễn phí để tìm vợ cho một khách hàng may mắn. Chương trình được khởi động từ hôm 6/11, không lâu trước ngày lễ độc thân 11/11.

Chương trình quảng cáo tuyển cô dâu Việt Nam này đánh trúng tâm lý đàn ông độc thân Trung Quốc đang lo ngại do chi phí kết hôn với những cô gái đồng hương ngày một cao, khiến các chàng ngày càng khó tìm vợ. Gần 30.000 người đã tham gia vào chương trình xổ số để mong sang Việt Nam tìm vợ khi chương trình kết thúc hôm 13/11.

Nhà chức trách thuộc Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Trung Quốc đều cảnh báo những rủi ro khi đi tìm vợ nước ngoài qua thị trường môi giới này. Nguy cơ có thể đến với cả hai phía trong cuộc môi giới. Những người đàn ông có thể bị lừa hết tiền và lấy phải người vợ không mong muốn, còn những cô gái có nguy cơ trở thành nạn nhân của mạng lưới buôn người và mại dâm.

Các dịch vụ môi giới bất hợp pháp từ lâu đã tồn tại ở Trung Quốc và thiếu sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Kết quả là "ngành công nghiệp" này càng phát triển mạnh, từ mức độ manh mún nhỏ lẻ lên tới mức độ phạm tội có tổ chức.

Để dành tiền sang Việt Nam cưới vợ

Xu, người đại diện của trang web môi giới hôn nhân kể trên, nói với Global Timesrằng trang web của họ không hợp tác với giới mai mối mà chỉ đơn giản là tặng cho người trúng thưởng một chuyến du lịch, tạo cơ hội cho người đó kết hôn với một cô dâu Việt Nam.

Tuy nhiên, đây thực chất vẫn là một cách "trá hình". Nó cho thấy có một thị trường lớn ở Trung Quốc cho việc tìm cô dâu Việt Nam. Bất chấp những cảnh báo từ nhà chức trách về nạn buôn người, nhiều người vẫn tìm đến các dịch vụ kiểu này.

Chương trình xổ số nói trên mô tả các cô dâu Việt Nam là "đạo đức" và "truyền thống", đồng thời cho biết họ không ham vật chất như các cô gái Trung Quốc. Đó cũng là những điều mà Ren Xuan (tên giả), một người đàn ông 30 tuổi chuẩn bị tới Việt Nam, mong muốn.

Sau nhiều mối tình chẳng đi đến đâu và áp lực phải kết hôn từ gia đình ngày càng tăng, Ren quyết định tìm vợ Việt Nam. "Các cô gái Trung Quốc tỏ ra lạnh nhạt với tôi vì túi tiền của tôi không nhiều. Tôi không nghĩ mình có cơ hội tìm được vợ ở đây", Ren, hiện làm việc cho một công ty tư nhân tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, nói. 

Ren cũng chia sẻ rằng anh đọc báo và thấy mô tả hôn nhân với phụ nữ Việt Nam là "hạnh phúc", từ đó anh bắt đầu để dành tiền cho việc này.

Ren muốn tự đi tìm vợ ở Việt Nam. Anh tránh không sử dụng dịch vụ của trung tâm môi giới vì sợ liên quan đến đường dây buôn người. Tuy nhiên, anh lại gặp rào cản về ngôn ngữ. "Tôi không có cách nào khác, tôi nghĩ tôi sẽ thử xem sao", Ren nói.

Kẽ hở pháp lý

Trao trả đối tượng và các nạn nhân cho lực lượng BĐBP tỉnh Lào Cai.

Công an Trung Quốc trao trả đối tượng và các nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc cho lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai tháng 4 năm ngoái. Ảnh: Báo Lào Cai

Việc đàn ông Trung Quốc kiếm vợ Việt Nam không phải là mới, nhưng trước đây hiện tượng này chỉ phổ biến trong nhóm lao động nhập cư hoặc nông dân từ những làng quê nghèo khó. Tuy nhiên, điều này giờ đã thay đổi.

"Chúng tôi có rất nhiều đối tượng khách hàng, từ công nhân, nhân viên văn phòng, thậm chí cả Hoa kiều về nước", Qiu, một nhân viên của trung tâm môi giới có trụ sở ở Quảng Châu, nói. Trung tâm này chuyên cung cấp các cuộc hẹn chớp nhoáng cho những người đàn ông Trung Quốc và các phụ nữ Việt.

Chi phí cho mỗi khách hàng thường từ 30.000-60.000 nhân dân tệ (khoảng 5.000-10.000 USD), trong đó bao gồm các khoản tiền cho nhà gái, tiệc cưới và phí visa. Ngoài ra, chi phí đi lại ăn ở có thể lên đến 15.000 tệ (2.500 USD). Các chú rể cũng có thể tặng thêm 2.000-5.000 tệ (328-820 USD) cho nhà cô dâu. Những người đàn ông Trung Quốc thường đi thành một nhóm, cùng với người môi giới, để tìm cô dâu Việt mà mình ưng ý.

Việc sắp đặt này là bất hợp pháp theo pháp luật Trung Quốc cũng như Việt Nam. Chen Shiqu, giám đốc cơ quan chống buôn người của Bộ Công an Trung Quốc, cho biết hôm 11/11. Các trung tâm mai mối hôn nhân của Trung Quốc không được phép kết duyên ngoài biên giới cho các khách hàng.

"Hành động môi giới hôn nhân xuyên quốc gia để thu lợi nhuận là phi pháp", ông Chen nói. "Việc làm này cũng không được pháp luật Việt Nam công nhận, do đó các bên không được đảm bảo quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp".

Tuy nhiên, các nhà môi giới vẫn không hề lo sợ. "Chúng tôi biết là dịch vụ này là không được phép, nhưng rõ ràng là cũng không cấm. Nếu cấm thì chúng tôi không thể nào hoạt động suốt 9 năm qua", Qiu nói và cho biết chưa có trường hợp mai mối nào kiểu này bị bắt.

"Hình phạt cho các trung tâm mai mối này chỉ là rút giấy phép kinh doanh, và Luật Hình sự cũng không quy định rõ trách nhiệm", Hu Zhouxiong, luật sư về hôn nhân có yếu tố nước ngoài của văn phòng luật sư ở Quảng Đông, nói. Ông cũng lưu ý rằng hình phạt nhẹ dẫn đến sự gia tăng chóng mặt của những "bà mối" kiểu này.

Đất sống cho nạn buôn người

Truyền thông Việt Nam mới đây đăng tin hai người Trung Quốc và 7 người Việt bị công an Việt Nam bắt vì buôn bán phụ nữ qua biên giới để kết hôn. Các báo cũng đưa tin trong những năm gần đây con số cô dâu Việt Nam đi khỏi nhà của những người chồng Trung Quốc rồi lại bị bắt lại, bị bán lần thứ hai cho những ông chồng khác, là rất nhiều.

"Các trung tâm này liên kết với bọn buôn người và khi đó những người chồng Trung Quốc không biết vợ mình bị bán đến đâu, ở trong hay ngoài Trung Quốc nữa", luật sư Hu nói.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của nạn buôn bán phụ nữ từ Việt Nam. Báo cáo năm 2011 về nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam do Đại sứ quán Anh tại Hà Nội thực hiện, cho thấy khoảng 6.000 phụ nữ và trẻ em bị bán khỏi Việt Nam từ năm 2005-2009, trong đó 3.190 người bị bán sang Trung Quốc, để kết hôn hoặc bị lạm dụng tình dục trong các nhà chứa.

Tuy nhiên, con số này không phải là tất cả. Một báo cáo khác khẳng định không thể nắm bắt được con số chính xác và chỉ ra rằng "các nạn nhân bị buộc phải liên lạc với gia đình và nói rằng mình an toàn, sức khỏe tốt và có công việc hợp pháp. Do đó, gia đình họ không biết để báo cho nhà chức trách".

Vũ Hà (theo Global Times)

Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài khu vực phòng không

Bắc Kinh cảnh cáo Mỹ không nên chọn đứng về một bên trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, sau khi Trung Quốc công bố khu vực nhận dạng phòng không chồng lấn lên vùng tương tự của Nhật.

Tan-Cuong-gif-1441-1385352538.png

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương. Ảnh: China Daily

"Cục diện đảo Điếu Ngư như hiện tại là do lỗi lầm của phía Nhật Bản gây ra. Mỹ không nên chọn đứng về một bên trong vấn đề chủ quyền tại đảo Điếu Ngư và thôi đưa ra những phát ngôn không phù hợp", BBC dẫn lời ông Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm qua. 

Điếu Ngư là tên mà Trung Quốc dùng để chỉ một quần đảo không người ở trên biển Hoa Đông. Nhật cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo và gọi nó là Senkaku. Quần đảo này là cái gai sâu nhất hiện nay trong mối quan hệ đầy trắc trở giữa Trung Quốc và Nhật. Hiện Nhật quản lý quần đảo này, trong khi vùng nhận dạng mà Trung Quốc mới đưa ra bao trùm lên quần đảo.

Ông Trịnh Tắc Quang, trợ lý bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua cũng bày tỏ thái độ phản đối mạnh mẽ với Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke, "yêu cầu phía Mỹ lập tức sửa chữa sai lầm và dừng chỉ trích Trung Quốc".

Cục Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc gửi đi thông điệp phản đối đến bộ phận tùy viên quân sự tại Đại sứ quan Mỹ tại Trung Quốc. "Việc Mỹ chỉ trích và phản đối Trung Quốc là không có căn cứ", Thượng tá Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho biết.

Trước đó, ngay sau khi Bắc Kinh hôm 23/11 tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc đồng thời cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản. 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry yêu cầu Trung Quốc "thận trọng và kiềm chế", đồng thời cảnh báo nước này về việc thực hiện vùng nhận dạng phòng không. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh của mình nếu khu vực này bị tấn công.

Đức Dươngn

Theo Vnexpress