Việt Nam viện trợ khẩn cấp cho Philippines

Giới chức địa phương ước tính khoảng 10.000 người đã thiệt mạng chỉ riêng tại Tacloban, hầu hết là do bị đuối nước hoặc bị nhà đổ đè vào người... Lãnh đạo nước Việt Nam hôm nay gửi điện thăm hỏi đến Tổng thống Philippines Benigno Aquino trước việc siêu bão Haiyan gây thiệt hại nặng nề cho quốc đảo này, và quyết định viện trợ khẩn cấp 100.000 USD.

Việt Nam viện trợ khẩn cấp cho Philippines

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam chia sẻ với nhân dân Philippines trong thời khắc khó khăn này, trang web của chính phủ Việt Nam cho hay.

Trên tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, Việt Nam quyết định viện trợ khẩn cấp trị giá 100.000 USD cho người dân Philippines bị nạn và tiếp tục xem xét các biện pháp giúp đỡ thiết thực trong phạm vi khả năng của mình. Việt Nam mong chính phủ và nhân dân Philippines sớm khắc phục hậu quả của cơn bão và nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng gửi điện thăm hỏi tới Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert Rosario.

Thành phố Tacloban, thủ phủ tỉnh Leyte tan hoang sau siêu bão Haiyan. Ảnh: AFP

Thành phố Tacloban, thủ phủ tỉnh Leyte tan hoang sau siêu bão Haiyan. Ảnh: AFP.

Một số quốc gia và tổ chức cũng đã nhanh chóng cam kết viện trợ khẩn cấp để giúp Philippines khắc phục hậu quả của bão Haiyan. Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tuyên bố hỗ trợ 100.000 USD ban đầu để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, nước sạch và vệ sinh môi trường ở các vùng bị thiệt hại do bão. Trên Twitter, trang của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy tuyên bố tổ chức này sẽ viện trợ 500.000 euro cho Philippines. Ông Rompuy gửi thư chia buồn tới tổng thống Philippines Aquino.

Siêu bão được đánh giá là mạnh nhất trong năm nay, Haiyan, đổ bộ vào miền trung Philippines sáng sớm ngày 8/11 với sức gió 320 km/h. Gần 800.000 người Philippines đã sơ tán tránh bão, khoảng 4 triệu người bị ảnh hưởng. Theo thông tin của cảnh sát tỉnh Leyte, nơi chịu ảnh hưởng nhất của bão, khoảng 10.000 người dân tỉnh này có thể đã thiệt mạng.

Tang thương bao trùm Tacloban

Hai ngày sau khi siêu bão Haiyan quét qua, cả thành phố miền trung Tacloban trở thành một nghĩa địa hoang tàn với hầu hết nhà cửa bị san phẳng và xác người chết la liệt khắp nơi. 

[Caption]esidents walk past destroyed houses and dead bodies littered along a road in Tacloban, on the eastern island of Leyte on November 10, 2013 after Super Typhoon Haiyan swept over the Philippines

Tacloban là thủ phủ của tỉnh đảo Leyte, một trong những đảo hứng bão đầu tiên khi Haiyan đổ bộ vào Philippines hôm 8/11 với sức gió hơn 300 km/h. Thành phố với 200.000 dân này cũng là nơi bị tàn phá nặng nề nhất do bão Haiyan, với 90% nhà cửa bị phá hủy. Ảnh: AFP.

Người dân Tacloban hôm qua đã bắt đầu rời khỏi điểm sơ tán để trở về nhà. Tuy nhiên, tất cả những gì còn sót lại dành cho họ là một khung cảnh tiêu điều, xe cộ bị lật ngửa, các cột điện và cây cối ngổn ngang.

Người dân Tacloban hôm qua đã bắt đầu rời khỏi điểm sơ tán để trở về nhà. Tuy nhiên, tất cả những gì còn sót lại dành cho họ là một khung cảnh tiêu điều, xe cộ bị lật ngửa, các cột điện và cây cối ngổn ngang...Ảnh: AFP.

... và những xác chết nằm la liệt khắp mọi nơi, mọi con đường, lẫn giữa những đống đổ nát. Trong hình, một phụ nữ đang chắp tay cầu khấn trước thi thể của người chồng trên đường phố. Tất cả mạng lưới liên lạc, ngoại trừ điện thoại vệ tinh, đều bị cắt đứt, thực phẩm, nước uống và thuốc men đều hiếm hoi. 

... và những xác chết nằm la liệt khắp mọi nơi, mọi con đường, lẫn giữa những đống đổ nát. Trong hình, một phụ nữ đang chắp tay cầu khấn trước thi thể của người chồng trên đường phố. Ảnh: AFP.

[Caption] Residents push an improvised trolley loaded with an injured relative as they head for a medical station in Tacloban City, Leyte province,central Philippines on November 10, 2013, three days after devastating Typhoon Haiyan hit the city on November 8.

Những người đàn ông này đang đẩy xe chở một người thân bị thương đến trạm xá ở Tacloban. Tất cả mạng lưới liên lạc, ngoại trừ điện thoại vệ tinh, đều bị cắt đứt; thực phẩm, nước uống và thuốc men là những thứ rất hiếm hoi ở nơi tâm bão đi qua này. Ảnh: AFP.

[Caption]A girl peeks out from a makeshift shelter in Tacloban, on the eastern island of Leyte on November 10, 2013 after Super Typhoon Haiyan swept over the Philippines. 

Những người sống dọc bờ biển, trong đó nhiều người chỉ ở trong các ngôi lều thô sơ, bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi cơn bão tấn công thành phố với tốc độ hủy diệt. Họ lâm vào cảnh trắng tay, mất nhà cửa lẫn người thân. Ảnh: AFP

000-Hkg9179219-2551-1384076738.jpg

Một chiếc chân giả kế bên hai xác nạn nhân ở trường tiểu học Tacloban hôm nay. Ảnh: AFP.

[Caption]A woman mourns in front of her husband's dead body in a street of Tacloban, eastern island of Leyte on November 10, 2013.

Giới chức địa phương ước tính khoảng 10.000 người đã thiệt mạng chỉ riêng tại Tacloban, hầu hết là do bị đuối nước hoặc bị nhà đổ đè vào người. Ảnh: AFP.

Anh Ngọc

Người Philippines: 'Chúng tôi phải sống'

Giữa một thành phố tối om đầy xác chết và đống đổ nát, mỗi khi những người dân Tacloban nghe thấy tiếng máy bay gầm rít trên đường băng, họ biết rằng hy vọng sống đang đến.

Tacloban là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi cơn bão Haiyan ở Philippines tính đến nay. Thành phố từng có 200.000 dân nằm bên bờ biển thuộc tỉnh đảo miền trung Leyete, nơi bão đổ bộ với tốc độ 300 km/h.

"Sự tàn phá bao phủ khắp nơi", Bộ trưởng Nội vụ Philippines Manuel Roxas II phát biểu với các phóng viên sau khi ông và đoàn quan chức hạ cánh tại sân bay của thành phố, giờ đang là một bãi bùn khổng lồ. Chiếc máy bay quân sự C-130 chở ông cùng các thiết bị thông tin và hàng cứu trợ.

Do mạng liên lạc điện thoại đã sập, Roxas kêu gọi các phóng viên hãy nhanh chóng bằng mọi cách cho thế giới biết sự hủy diệt mà Philippines gánh chịu, ngay khi hệ thống thông tin hoạt động trở lại.

php5-6478-1384087639.gif

Một cư dân Tacloban dùng khẩu trang để giảm bớt mùi khi đi trên đường phố ngày 10/11, phía sau anh là các thi thể nạn nhân bão Haiyan chưa được chôn cất. Ảnh: AFP.

Người Tacloban chìm trong cảnh đau thương tang tóc nhưng không mất niềm tin. Chị Mikan Santos, sống cách sân bay vài con phố, đang đứng xếp hàng chờ được khám các vết thương, cho biết giờ đây điều duy nhất mà chị và những người cùng cảnh cần là "phải sống".

Một người khác cũng trong hàng dài với Santos mô tả: "Thành phố giống như trong World War Z". Đây là tên một tiểu thuyết và bộ phim kinh dị nói về ngày tận diệt của thế giới, khi trái đất bị xâm lăng bởi những thi thể biết đi và ma.

"Ở mọi nơi mọi chốn, chúng tôi đều thấy các xác chết", anh này cho biết.

Các nhân chứng khác kể lại rằng họ nhìn thấy vô số thi thể trên đường phố, trong các đống đổ nát, trên cành cây. Những người ở gần sân bay thì thoát chết nhờ leo lên các cây cao khi sóng lớn đánh tới sáng 8/11. Nước dâng lên đến trần các phòng trong nhà ga sân bay, nuốt chửng những người tưởng đã tránh được gió bão trong đó.

Vợ chồng nhà Isanan chẳng mong gì hơn có thể giữ được bốn đứa con an toàn bên mình. Họ đã vào sân bay để tránh bão từ trước khi Haiyan đổ bộ. Nhưng giờ đây họ chỉ còn một đứa con. Hai vợ chồng Marvin và Loreta khóc bên thi thể hai cô con gái, một đứa nữa còn mất tích. "Tôi thậm chí còn giữ được ít tóc của cháu, đến khi tìm được xác con bé, tóc nó bị cháy khét".

Isanan mân mê tấm ảnh gia đình nhỏ bằng bàn tay. "Đây, con bé đang chơi và lè lưỡi trêu tôi khi tôi chụp tấm ảnh này", anh vừa nói vừa khóc.

Hy vọng

Bất chấp mùi tử thi hiện diện khắp nơi, những niềm hy vọng bắt đầu le lói. Chị Riza Jaro sinh một em bé hôm nay và đặt tên con là "Yoonadale", gần giống với tên cơn bão theo cách người Philippines gọi bão Haiyan. Bà mẹ 18 tuổi được một nhóm binh sĩ đưa đi trên cáng tới sân bay.

Trước đó, Jaro đã đi tìm khắp Tacloban nhưng không thấy một bệnh viện nào. Mẹ của cô cho biết các bệnh viện, phòng khám và hiệu thuốc đều đóng cửa hoặc không còn hoạt động được nữa do hậu quả của bão.

Và thế là ngay tại sân bay ngập bùn, các y tá của quân đội đặt cáng của Jaro lên một đống giấy còn dính đầy đất, giúp cô bình tĩnh trở lại. Sau đó, Jaro được đưa lên máy bay C-130 tới thành phố Cebu để sinh con. 

Ánh Dương (theo Inquirer

Tổng thống Philippines đến nơi bị tàn phá nặng nhất

Tổng thống Benigno Aquino III sáng nay đã tới Tacloban, thành phố bị tàn phá nặng nề nhất do bão Haiyan, nơi 90% nhà cửa bị phá hủy, xác người trôi nổi đầy đường và nạn cướp bóc nảy sinh.

Ông Aquino tham gia phân phát hàng cứu trợ cho những người còn sống sót ở thành phố từng có 200.000 dân này. Tổng thống cho biết, mức độ thiệt hại ở Tacloban, nơi hứng chịu tâm bão, là "rất lớn".

php-1-3929-1384064963.gif

Một phụ nữ ở thành phố Tacloban, tỉnh Leyet, khóc đứa con trai thiệt mạng trong bão Haiyan. Ảnh: AFP.

Nhà lãnh đạo phát biểu trước dân chúng rằng chính phủ của ông đảm bảo sẽ cung cấp đầy đủ hàng cứu trợ cần  thiết cho nhu cầu của người dân, tờ Inquirer đưa tin. Hiện công tác cứu trợ ở thành phố này gặp khó khăn do đường sá tắc nghẽn, và sân bay đã bị phá hủy bởi các con sóng lớn. Hiện chỉ các máy bay quân sự có thể dùng đường băng sân bay của Tacloban. 

Ông Aquino chưa thông báo con số thương vong, bởi mạng lưới liên lạc hiện chưa nối lại được, và việc đánh giá cần thời gian để tiến hành, tờ Rappler cho hay.

Trước đó, một quan chức hàng không ở thành phố này cho biết đã nhìn thấy "hơn 100 xác người" la liệt trên đường phố. Các quan chức Chữ thập Đỏ Philippines ước tính 1.000 người thiệt mạng tại thành phố này và 200 người ở tỉnh đảo Samar lân cận.

Bản đồ vị trí thành phố Tacloban

Quang cảnh Tacloban bị san phẳng

Cũng hôm nay, hai bộ trưởng Nội vụ và Quốc phòng của Philippines sẽ lên đường trở lại tỉnh Leyte, với nhiệm vụ tổ chức công tác khắc phục hậu quả thiên tai. Các công việc được ưu tiên hiện nay là thiết lập lại đường liên lạc, điện dùng máy phát; cung cấp cho người sống sót thức ăn, nước uống, và nơi trú ẩn. Hai máy bay vận tải C-130 của quân đội đã được điều đi Tacloban sáng sớm nay mang theo hàng cứu trợ cần thiết.

Tình trạng thiếu đói đã dẫn đến nạn hôi của và cướp phá ở thành phố này. Các hình ảnh về thành phố cho thấy hầu hết nhà cửa bị tốc mái, đổ sập hoặc nát vụn. Các  tòa nhà kiên cố thì bị bay hết cửa sổ. Mảnh vỡ, cây đổ, thi thể người vương vãi đầy đường, trong lúc dân chúng đi tìm bới thi thể người thân cũng như những gì còn sót lại.

Một trang tin của Philippines cho hay, Tổng thống Aquino đã tỏ thái độ giận dữ khi một số quan chức đòi hỏi ông ban bố tình trạng thiết quân luật ở Tacloban.

php-2-8942-1384064963.gif

Những đứa trẻ sống sót sau bão Haiyan đi qua một thi thể vật vạ trên đường phố Tacloban. Ảnh: AFP.

Ánh Dươn

 

Trung Quốc báo động đỏ vì bão Haiyan

Trung Quốc hôm nay đưa ra mức cảnh báo cao nhất khi siêu bão Haiyan tiến vào miền nam nước này và 7 thủy thủ trên một tàu chở hàng được thông báo mất tích.

Siêu bão Haiyan quật đổ nhiều cây cổ thụ sau khi đổ bộ vào tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh: News.cn

Siêu bão Haiyan quật đổ nhiều cây cổ thụ sau khi đổ bộ vào tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh:Xinhua

Theo AFP, Cục khí tượng Trung Quốc hôm nay đưa ra cảnh báo đỏ, mức cao nhất trong 4 mức báo động, khi siêu bão Haiyan đổ bộ vào đảo Hải Nam, một tỉnh phía nam nước này.

7 thuyền viên tàu chở hàng mang số hiệu 998 thuộc tỉnh Quảng Tây mất tích tại cảng Tam Á, sau khi bão Haiyan làm cắt đứt hệ thống dây neo của tàu này, hãng thông tấn Trung Quốc Xinhua đưa tin.

Cơn bão gây mưa lớn và khiến hàng loạt chuyến bay ở Hải Nam bị hủy bỏ. Hơn 200 chuyến bay tại hai sân bay Tam Á và Hải Khẩu phải hoãn hoặc hủy chuyến.Tại thành phố du lịch Tam Á, 13.000 người được đưa đi sơ tán và hơn 400 tàu thuyền được điều về cảng trú bão.

Trung tâm dự báo bão thuộc Hải quân Mỹ dự báo siêu bão Haiyan sẽ tiếp tục di chuyển đến tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, sau khi đổ bộ vào Việt Nam.

Siêu bão Haiyan với sức gió kỷ lục 320 km/h, trước đó đổ bộ vào miền trung Philippines, gây thiệt hại nặng nề cho quốc đảo này và 10.000 người Philippines được cho là đã thiệt mạng vì bão Haiyan.

Đức Dương

Theo VNExpress