Tin Thế giới

"Thật hết sức đáng tiếc vì nó làm xói mòn nghiêm trọng niềm tin người tiêu dùng", AFP dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga hôm nay nói. "Cục Bảo vệ người tiêu dùng Nhật sẽ có những hành động nghiêm khắc theo luật", ông nói thêm...

 

Bê bối dán nhãn thực phẩm chấn động Nhật

 

Một loạt khách sạn, nhà hàng và cửa hàng thực phẩm Nhật Bản vừa bị cảnh cáo vì dán nhãn dối trá, trong một vụ bê bối đang đe dọa danh tiếng của đất nước được biết đến với các sản phẩm an toàn, chất lượng cao.  

 
Takashimaya department store executives apologize after admitting to falsely labeling food products at their outlets during a news conference in Tokyo's Chiyoda Ward on Nov. 5. (Nobuhiro Shirai)

Lãnh đạo của cửa hàng bách hóa Takashimaya  hôm qua xin lỗi sau khi thừa nhận dán sai nhãn cho các thực phẩm được bày bán tại các đại lý. Ảnh: AsahiShimbun

Bê bối đang lớn dần khi các cửa hàng lớn của Nhật thừa nhận họ bán thực phẩm có dán nhãn khiến hiểu sai rằng chúng là loại chất lượng cao hay sử dụng nguyên liệu đắt đỏ. 

"Thật hết sức đáng tiếc vì nó làm xói mòn nghiêm trọng niềm tin người tiêu dùng", AFP dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga hôm nay nói. "Cục Bảo vệ người tiêu dùng Nhật sẽ có những hành động nghiêm khắc theo luật", ông nói thêm. 

Ông Suga phải lên tiếng sau khi chuỗi cửa hàng bách hóa hạng sang Takashimaya thừa nhận, họ dán nhãn loại tôm hàng đầu hay nước cam mới vắt đối với các sản phẩm kém chất lượng hơn trong nhiều năm liền.

Ví dụ, cửa hàng sử dụng tôm sú để làm patê "tôm he Nhật", bán dưới nhãn hàng Fauchon của Pháp. Tôm he Nhật được coi là loại tôm hàng đầu, với giá thành rất cao tại đất nước chuộng hải sản, trong khi tôm sú được bán đại trà. 

"Thực tế là họ đã lừa dối khách hàng bằng cách khiến sản phẩm của họ có vẻ xa xỉ hơn bản chất", báo Asahi Shimbun viết trong phần bình luận trên trang nhất và kêu gọi luật pháp nghiêm khắc hơn. 

Chuỗi khách sạn lớn Hankyu Hanshin Hotels, cũng thừa nhận nhà hàng của họ từ lâu đã dán nhãn sai thực phẩm trong thực đơn. Khách sạn Ritz-Carlton ở Osaka, do tập đoàn trên điều hành, khai họ dùng tôm rẻ tiền hơn, trong khi thực đơn ghi loại tôm đắt tiền.  

Tokyu Hotels, tập đoàn điều hành 45 khách sạn, thú nhận rằng 22 nhà hàng và 7 địa điểm tổ chức tiệc cũng ghi nhãn thực phẩm dối trá, chủ yếu liên quan đến tôm và thịt bít tết. 

Một khách sạn theo phong cách ryokan truyền thống ở Nara cũng cho biết họ dùng thịt bò Australia nhưng dán nhãn "wagyu", một loại thịt bò chất lượng cao của Nhật. 

Thực phẩm Nhật gây dựng được danh tiếng trên toàn thế giới về chất lượng và sự an toàn, vì vậy những nhà sản xuất các sản phẩm xa xỉ có thể tính giá cao ở quê nhà và nước ngoài.

 

 

Trọng Giáp

 

 

Cha cưỡng hiếp, giết chết con gái 17 tuổi

 

Cô gái bị cưỡng hiếp và sát hại ở ngoại ô thành phố Mumbai, Ấn Độ, bởi chính cha ruột cùng một người bạn của ông này.

Hung thủ bị cảnh sát bắt giam. Ảnh: NDTV.

Hai hung thủ bị cảnh sát bắt giam. Ảnh: NDTV.

Times of India hôm nay cho biết vụ việc xảy ra vào ngày 31/10, trong một khu rừng ở quận Kashimira, phía bắc thành phố Mumbai. Nạn nhân được xác định đang mang thai 4 tháng tuổi.

Cô gái cùng bạn trai bỏ trốn khỏi làng Komalpur, thành phố Ghazipur, phía đông bang Uttar Pradesh, để tới Mumbai từ hai tháng trước. Cha cô, 45 tuổi, tìm đến Mumbai rồi ở nhờ nhà một người bạn. Y đến nhà nơi đôi trai gái ở trọ để lôi xềnh xệch con gái đi theo. Chàng trai bỏ chạy trong lúc xô xát.

Người cha, sau khi thuyết phục con gái về quê nhà không được, đã ép con gái vào rừng. Ở đó, cô gái 17 tuổi bị chính người cha cưỡng hiếp. Y đề nghị bạn mình làm việc tương tự để "dạy cho con gái một bài học". Để không bị phát hiện, chúng bóp cổ nạn nhân đến chết rồi giấu thi thể vào bụi cây.

Sau đó, người cha trong lúc say đã buột miệng kể lại việc y cưỡng hiếp và giết con gái mình với một bồi bàn cuối tuần trước. Y và đồng phạm bị bắt hôm qua.

"Chúng đã thú nhận việc cưỡng hiếp và giết người", Fatehsinh Patil, thanh tra sở cảnh sát quận Kashimira, nói.

Nguyễn Tâm

  

Máy bay chở hơn 200 người nổ lốp sau hạ cánh

  

Chiếc phi cơ của hãng hàng không Thai Airways chở hơn 200 người hôm qua bị nổ lốp, sau khi hạ cánh xuống một sân bay quốc tế ở phía bắc Thái Lan. 

 
lop-9747-1383712492.jpg

Lốp sau của chiếc máy bay thuộc hãng Thai Airways có vết rách lớn hình chữ X. Ảnh: thainews

Chuyến bay mang số hiệu TG130 đi từ Bangkok sáng qua bị nổ lốp vào 9h29, sau khi hạ cánh xuống đường băng ở sân bay quốc tế Mae Fah Luang ở Chiang Rai, phía bắc Thái Lan.

Theo Bangkok Post, chiếc Airbus A300-600 hạ cánh an toàn và đang di chuyển trên đường băng để tới nhà ga sân bay thì lốp ở bánh sau của nó phát nổ, gây ra tiếng ồn lớn.

Wall Street Journal dẫn lời phát ngôn viên của hãng hàng không Thai Airways xác nhận không có người bị thương trong số 197 hành khách và 10 thành viên tổ bay. Các phi công cũng đưa máy bay đến điểm đỗ được chỉ định an toàn. Trong thông cáo, hãng cho biết nguyên nhân vụ việc đang được điều tra. 

Cảnh quay trên truyền hình cho thấy một trong các bánh sau của máy bay có vết rách lớn hình chữ X. Bộ phận kỹ thuật của hãng thay chiếc lốp rách và chiếc phi cơ bay về Bangkok sau 55 phút bị trễ.

Theo một số báo, chủ tịch hội đồng quản trị hãng hàng không cho rằng chiếc lốp không bị nổ mà chỉ "xịt" sau cú hạ cánh.

Video: Máy bay nổ lốp sau hạ cánh

 

Hồi tháng 9, một chiếc Airbus 330-300 của Thai Airways trượt khỏi đường băng sau khi bộ phận hạ cánh hỏng. Trong số hơn 200 hành khách và thành viên tổ bay, 13 người bị thương lúc đang sơ tán khẩn cấp xuống sân bay quốc tế ở Bangkok. Sự cố hồi tháng 9 là tai nạn nghiêm trọng nhất của hãng trong vòng một thập kỷ. Thai Airways là hãng hàng không lớn nhất của Thái Lan.

Trọng Giáp

 

 Theo Vnexpress