Sóng thần lại tràn vào Nhật Bản sau động đất
Báo động sóng thần được ban ra trên một số khu vực sau đó được dỡ bỏ. Do sóng thần đi vào khu vực đặt nhà máy điện nguyên tử hạt nhân Fukushima đang gặp sự cố, các công nhân ở đây đã được yêu cầu rời lên vùng đất cao. Tuy nhiên một phát ngôn Fukushima cho biết nhà máy đã không gặp thiệt hại gì thêm. Hoạt động kiểm tra nồng độ phóng xạ trong khu vực cũng không thấy gì bất thường.
Trước đó Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã cảnh báo rằng một con sóng thần nhỏ với độ cao 1 mét có thể tới bờ Đông nước này sau động đất. Cơ quan cũng đưa ra cảnh báo vàng với Fukushima và các tỉnh Iwate, Miyagi, Ibaraki, bên cạnh một phần tỉnh Chiba.
Các lò phản ứng của nhà máy điện Fukushima đã bị hư hại bởi động đất và sóng thần xuất hiện trong tháng 3/2011. Kể từ đó phần lớn các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản vẫn ngưng hoạt động. Hơn 18.000 người đã thiệt mạng hoặc mất tích sau các trận động đất và sóng thần.
Thể thao & Văn hóa
Trong bối cảnh bê bối vụ tình báo Mỹ do thám các đồng minh đang gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ, các nước châu Âu và Mỹ Latinh bắt đầu xúc tiến các biện pháp nhằm giải quyết vụ việc qua kênh ngoại giao.
Phối hợp tìm biện pháp ngăn chặn
Việc cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden rò rỉ thông tin mật về hoạt động do thám trên quy mô toàn cầu của Mỹ nhằm vào công dân và chính phủ nước ngoài, kể cả các nước đồng minh như Brazil, Đức, Pháp, Mexico, Italy, Tây Ban Nha, đã gây bất bình trong chính giới và công luận. Ngày 26-10, đại sứ Mỹ tại các nước châu Âu và Mỹ Latinh tiếp tục bị triệu tập dồn dập để yêu cầu người đứng đầu nước Mỹ giải thích về các cáo buộc liên quan đến hoạt động do thám do Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) tiến hành.
Trước đó, Tổng thống Đức Joachim Gauck đã gọi điện cho Tổng thống Barack Obama nói rõ nếu cáo buộc trên là đúng sự thật, điều đó sẽ làm tổn hại nghiêm trọng lòng tin giữa những người bạn và đối tác chính trị. Các quan chức an ninh cấp cao của Đức sẽ đi Mỹ trong tuần tới để thảo luận về những cáo buộc gián điệp, trong đó có cáo buộc NSA nghe lén điện thoại di động Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ngoại trưởng Tây Ban Nha Margallo sẽ gặp Đại sứ Mỹ vào sáng 28-10 tại trụ sở Bộ Ngoại giao để yêu cầu giải thích vụ việc. Đức, Liên minh châu Âu cũng sẽ cử đại diện đến Mỹ để thảo luận các cáo buộc gián điệp.
Phương Tây gây áp lực đòi Tổng thống Mỹ Obama giải thích hoạt động do thám. |
Riêng Brazil và Đức trong tuần tới sẽ trình một dự thảo nghị quyết ra Liên hiệp quốc lên án hoạt động gián điệp, nêu rõ sự bất bình của cộng đồng quốc tế và bảo vệ các quyền riêng tư và bất khả xâm phạm về thư tín của công dân. Dự thảo nghị quyết kêu gọi mở rộng Hiệp ước quốc tế về Quyền công dân và chính trị sang lĩnh vực hoạt động trên mạng internet. Đây là hiệp ước quốc tế có hiệu lực từ năm 1976, trước thời điểm mạng internet xuất hiện. Nguồn tin trên còn cho hay sau khi gặp nhau hôm 24-10 để soạn thảo dự thảo nghị quyết trên, đại sứ một số nước châu Âu và Mỹ Latinh sẽ tiếp tục gặp nhau trong tuần tới. Trước đó, hàng loạt các nước EU đề nghị dừng đàm phán hiệp định tự do thương mại EU - Mỹ.
Tổng thống Mỹ hứa thay đổi hoạt động do thám
Trước áp lực quốc tế, Tổng thống Obama đã hứa sẽ xem lại hoạt động do thám. Hãng tin CNN ngày 26-10 cho biết Tổng thống Obama đã chỉ thị xem xét lại các chương trình do thám, trong đó cần tôn trọng các đối tác nước ngoài. Bà Lisa Monaco, cố vấn an ninh nội địa và chống khủng bố của Tổng thống Obama, cho biết: “chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi đang thu thập những thông tin bởi vì chúng tôi cần nó chứ không chỉ bởi vì chúng tôi có thể làm được điều đó”. Bà cũng không nói rõ sự “xem xét lại” chương trình do thám sẽ bắt đầu từ đâu và liệu có được công khai không.
Rốt cuộc, những chương trình này dù có thay đổi vẫn là điều bí mật. Cũng như trong cam kết xem xét lại hoạt động do thám, người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng các quốc gia khác cũng hoạt động gián điệp. Các quan chức tình báo Mỹ còn cho rằng “bạn bè theo dõi bạn bè là một phần của trò chơi”. Trước mắt, một nhóm công tác giữa EU và Mỹ làm việc trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cũng sẽ xây dựng một quy trình hợp tác và các hoạt động mang tính xây dựng trong hoạt động tình báo.
Ngày 25-10, trang web của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) bị sập làm dấy lên nghi ngờ về khả năng bị các tin tặc tấn công. Trên mạng xã hội Twitter, nhóm tin tặc quốc tế có tên gọi “Vô danh” đã đưa ra một thông điệp mang tính trêu chọc NSA, song không thừa nhận nhóm này tham gia vào vụ đánh sập trang web của NSA. Trong khi đó, người phát ngôn của NSA Vanee Vines đã bác bỏ tin nói rằng trang web bị tấn công và cho rằng nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật. NSA cam kết sẽ sớm giải quyết sự cố này. |
HẠNH CHI (tổng hợp)
Tỷ phú Mỹ góp 25.000 USD ủng hộ bà Hillary tranh cử tổng thống
Tỷ phú George Soros và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton |