Tin Thế Giới

Đám cưới của công chúa Gusti Ratu Kanjeng Hayu, 29 tuổi, và hôn phu là Kanjeng Pangeran Haryo Notonegoro, 39 tuổi, diễn ra tại tỉnh Yogyakarta. Hayu là con gái thứ 4 của vua Sultan Hamengkubuwono X, cũng là thống đốc tỉnh Yogyakarta..

Đám cưới lộng lẫy của công chúa Indonesia

Hàng nghìn người Indonesia đổ ra đường để theo dõi và chúc phúc cho đám cưới của Công chúa Gusti Ratu Kanjeng Hayu trong ba ngày qua. 

2_1382578894.jpg

Đám cưới của công chúa Gusti Ratu Kanjeng Hayu, 29 tuổi, và hôn phu là Kanjeng Pangeran Haryo Notonegoro, 39 tuổi, diễn ra tại tỉnh Yogyakarta. Hayu là con gái thứ 4 của vua Sultan Hamengkubuwono X, cũng là thống đốc tỉnh Yogyakarta. Ảnh: Jakarta Post

4-9486-1382581060.jpg

Đám cưới này là kết quả của tình yêu đẹp như mơ kéo dài 10 năm qua. Cặp đôi vốn là bạn học cũ. Họ bắt đầu hẹn hò khi cả hai đang ở Mỹ. Ảnh: Arabianbusiness 

Untitled-1_1382578894.jpg

Chú rể Notonegoro và người chú Suryodiningrat nâng cô dâu Hayu trong một nghi lễ đám cưới. Việc này nhằm thể hiện cam kết của tân lang sẽ tôn trọng và bảo vệ tân nương. Đám cưới của Hayu và Notonegoro kéo dài trong ba ngày 21-23/10. Ảnh: AFP

[Caption]The wedding started with couple bathing separately in a purification ritual

Ở phần đầu của các nghi lễ, cô dâu và chú rể được dội nước lên người trong những căn phòng riêng biệt. Đây được gọi là nghi thức thanh tẩy. Ảnh: BBC

3_1382578894.jpg

Công chúa Hayu rửa chân cho chú rể Notonegoro, đây cũng là một phần trong các nghi lễ. Notonegoro cầu hôn Hayu hồi tháng 6. Ảnh: Arabianbusiness 

7_1382578894.jpg

Đám cưới của công chúa Hayu được truyền trực tuyến trên mạng. 1.500 khách mời là các thành viên hoàng gia quốc tế và quan chức, trong đó có Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, đã đến tham dự. Ảnh: Arabianbusiness 

5_1382578894.jpg

Hàng nghìn người dân ở Yogyakarta cũng đổ ra đường để theo dõi và chào mừng đám rước gồm 12 xe ngựa kéo, đưa cô dâu, chú rể về Cung điện Hoàng gia Kraton. Ảnh: Arabianbusiness 

9-6212-1382581060.jpg

Người Java biểu diễn ở bên ngoài cung điện để chào mừng đám cưới của công chúa Hayu. Ảnh: Arabianbusiness 

 

Anh Ngọc

 

Bé gái 13 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể rồi thiêu sống

Một bé gái Ấn Độ vừa qua đời ở tuổi 13, sau khi bị ba người đàn ông liên tục cưỡng hiếp rồi châm lửa thiêu sống. 

an-do-7196-1382604034.jpg

Các học sinh Ấn Độ biểu tình đòi treo cổ những kẻ cưỡng hiếp và giết người. Ảnh: AP

Presstv dẫn truyền thông Ấn Độ đưa tin, vụ cưỡng hiếp và giết người man rợ trên xảy ra tại quận Sirsa Kalaar, thành phố Orai, bang miền bắc Uttar Pradesh, hôm 22/10. 

Cô bé 13 tuổi được cho là đang trên đường ra nông trại với chị gái thì bị ba tên "yêu râu xanh" tấn công. Bố em kể rằng, khi hai chị em dọa sẽ báo cảnh sát, những kẻ hãm hiếp đã châm lửa đốt cô bé rồi bỏ trốn.

Người chị gái may mắn thoát được và chạy đi cầu cứu sự giúp đỡ. Tuy nhiên, khi quay lại, cô em gái đã ở trong tình trạng nguy kịch. Cô bé sau đó qua đời tại bệnh viện với cơ thể bị bỏng hơn 80%, Times of India cho hay.

Cảnh sát đang truy lùng một nghi phạm có tên Ram Bahadur và hai kẻ đồng lõa.

An toàn của phụ nữ và các bé gái đang trở thành mối quan tâm và bức xúc hàng đầu ở Ấn Độ, kể từ sau khi một nữ sinh bị cưỡng hiếp tập thể và sát hại tại New Delhi cuối năm ngoái. Tháng trước, 4 nghi phạm trong vụ việc này đã bị tuyên án tử hình.

Một dự luật thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với tội phạm hiếp dâm, trong đó có án tử hình, đã được quốc hội Ấn Độ thông qua hồi đầu năm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng những chuyển biến này vẫn là chưa đủ để bảo vệ phụ nữ và các bé gái, bởi số lượng án hiếp dâm và giết phụ nữ vẫn không ngừng gia tăng.

Nhân Mã

Merkel đòi Obama giải thích về cáo buộc nghe lén

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua gọi điện yêu cầu Tổng thống Barack Obama giải thích về thông tin điệp viên Mỹ nghe lén điện thoại của bà.

Thủ tướng Đức Angela Merkel sử dụng điện thoại Brussels.

Thủ tướng Đức Angela Merkel sử dụng điện thoại ở Brussels năm 2009. Ảnh: AFP

Người phát ngôn của bà Merkel, ông Steffen Seibert, cho hay thủ tướng Đức "dứt khoát không  tán thành những hành động này" và "nếu chúng là sự thật thì đó là điều không thể chấp nhận được". Bà yêu cầu Washington phải có lời giải thích nhanh chóng và đầy đủ.

"Giữa những người bạn thân, những đối tác trong nhiều thập kỷ qua như Đức và Mỹ, không nên để xảy ra các hành động như nghe lén điện thoại của các lãnh đạo. Đó sẽ là một sự xâm phạm nghiêm trọng đến niềm tin giữa đôi bên. Những hành động như vậy cần phải được dừng lại ngay lập tức", AFP dẫn lời người phát ngôn nói.

Ngay sau đó, Nhà Trắng đã nhanh chóng đưa ra lời giải thích. "Tổng thống Obama đảm bảo với Thủ tướng Đức rằng Mỹ không theo dõi và sẽ không theo dõi các cuộc nói chuyện của bà Merkel", Jay Carney, phát ngôn viên Nhà Trắng nói.

Khi được hỏi liệu có khi nào các điệp viên Mỹ vô tình thu nhận các cuộc gọi của bà Merkel trong chương trình chống khủng bố trên diện rộng hay không, ông  Carney lặp lại câu trả lời trước đó. Ông không phủ nhận khả năng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) từng can thiệp vào các liên lạc của bà Merkel trong quá khứ.

Tuy nhiên, ông Carney nhấn mạnh rằng Tổng thống Obama đang xem xét lại cách Washington thu thập thông tin tình báo "để có thể cân bằng giữa vấn đề an ninh cho người dân và những lo ngại của các đồng minh về quyền riêng tư". 

Đây là cáo buộc mới nhất liên quan đến chương trình do thám của NSA. Trước đó, nhiều quốc gia như Pháp, Mexico, Brazil đã cáo buộc Mỹ theo dõi các nhà lãnh đạo của họ và nghe lén hàng chục triệu cuộc điện thoại trên toàn thế giới.

Hôm 21/10, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng gọi điện cho ông Obama để lên án việc Mỹ nghe lén hàng chục triệu cuộc điện thoại của công dân Pháp.

Nguyễn Tâm

Theo Vnexpress