Tin Thế Giới Tổng Hợp

Trong ký ức của Raj Khan, ủy viên của hội đồng Aylesbury, người đã biết Samantha trong nhiều năm, cô là một người ngây thơ, thậm chí nhút nhát...

 

Chân dung 'Góa phụ Trắng' bị truy nã toàn cầu

 

Từ một cô gái nhút nhát, Samantha Lewthwaite cải sang đạo Hồi rồi cưới một người chồng sau này là kẻ khủng bố, rồi trở thành "Góa phụ Trắng" bị Interpol truy nã vì nghi ngờ tham gia vụ tấn công ở Kenya.

 
4-4398-1380273156.jpg
Samantha Lewthwaite (giữa) trong một bức ảnh chụp cùng bạn bè năm 1996, khi theo học tại trường Grange ở thị trấn Aylesbury, hạt Buckinghamshire, Anh. Samantha chào đời ở Bắc Ireland và chuyển đến sinh sống ở Aylesbury từ khi cô vẫn còn đang học tiểu học. Ảnh: Mirror
1-6422-1380273155.jpg
Cô là con gái của binh sĩ Anh Andy Lewthwaite. Ông gặp và kết hôn với mẹ cô, bà  Christine Allen khi phục vụ ở Bắc Ireland những năm 1970. Tuy nhiên, năm 1995 họ ly dị. Trong ảnh, Samantha và một người bạn trước khi cô trở thành một phần tử Hồi giáo cực đoan. Ảnh: Mirror
3-5958-1380273156.jpg
Trong ký ức của Raj Khan, ủy viên của hội đồng Aylesbury, người đã biết Samantha trong nhiều năm, cô là một người ngây thơ, thậm chí nhút nhát. Ảnh: Mirror
7-9183-1380273157.jpg
Samantha được cho là cải sang đạo Hồi từ thời thiếu niên, và bắt đầu học về tôn giáo, chính trị tại Trường Á Đông và châu Phi học ở  London. 
Trong khoảng thời gian này, cô quen Jermaine Lindsay, người là chồng cô sau này, qua mạng và sau đó là tại một cuộc biểu tình chống chiến tranh Iraq tại thủ đô London. Hai người cưới nhau theo nghi thức Hồi giáo vào ngày 30/10/2002. Ảnh: NY Post
2-1507-1380273156.jpg

Samantha lần đầu tiên được công chúng biết tới sau khi Lindsay tham gia vụ khủng bố đánh bom liều chết giết hại 52 người trong vụ tấn công tàu điện ngầm và xe buýt ở London năm 2005. Sau vụ việc, Samantha lên án hành động của chồng, rồi biến mất. Cô được cho là từng sinh sống ở Kenya. Năm ngoái, các quan chức ở đây cho biết cô đã bỏ trốn sang Somalia. Ảnh: REX

6-6610-1380273156.jpg
Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol hôm qua phát lệnh truy nã toàn cầu Samantha vì nghi ngờ cô có thể là một trong những nhân vật chủ chốt đứng sau vụ tấn công khủng bố khu mua sắm ở Kenya. Trong hình là tấm hộ chiếu Nam Phi giả mạo của Samantha Lewthwaite. Ảnh: Mirror
Hiện chưa có bằng chứng cụ thể nào xác nhận sự tham gia của Lewthwaite vào vụ tấn công làm ít nhất 72 người chết, nhưng giới chức không loại trừ khả năng này. 
Hiện chưa có bằng chứng cụ thể nào xác nhận sự tham gia của Samantha vào vụ tấn công làm ít nhất 72 người chết, nhưng giới chức không loại trừ khả năng này. Trước đó, Samantha cũng từng bị truy nã vì các cáo buộc tàng trữ chất nổ và âm mưu phạm tội nghiêm trọng ở Kenya năm 2011Ảnh: REX

 

Anh Ngọc

 

Cụ bà tốt nghiệp phổ thông ở tuổi 99

 

Cụ bà 99 tuổi ở bang Iowa, Mỹ, vừa được nhận bằng tốt nghiệp danh dự của trường trung học East Waterloo sau 80 năm nghỉ học.

 
Bà Audrey mỉm cười khi được hiệu trưởng trường East Waterloo gắn huy hiệu Homecoming lên áo khoác. Ảnh: AP
Cụ Audrey mỉm cười khi được hiệu trưởng trường trung học East Waterloo gắn huy hiệu Homecoming lên áo khoác. Ảnh: AP

"Tôi cảm thấy mình thông minh hơn rất nhiều", AP dẫn lời cụ Audrey Crabtree phát biểu trong lễ trao bằng tốt nghiệp hôm 23/9.

Năm 1932, cụ Audrey từng phải nghỉ học vài ngày do bị thương trong lúc bơi lặn. Sau đó, cụ nghỉ hẳn để chăm sóc người bà bị bệnh. Đám cưới ngay sau đó đã cản trở kế hoạch quay lại trường của cụ.

Người chồng đầu tiên của cụ qua đời năm 1957 sau khi hai người vừa mua lại một cửa hàng bán hoa. Cụ Audrey quản lý cửa hàng hoa trong suốt 28 năm và có thêm hai đời chồng nữa. Hiện cụ có 5 người cháu, 4 người chắt.

"Bà tôi luôn tỏ ra hối tiếc vì chưa được tốt nghiệp trung học", Shelley Hoffman, cháu gái bà Audrey, cho biết.

Shelley đã chủ động liên lạc với trường trung học East Waterloo, đề nghị nhà trường thu xếp một buổi lễ để hiệu trưởng có thể trao bằng tốt nghiệp cho bà của mình. Quan chức nhà trường, người thân, bạn bè và con cháu đã cùng nhau chúc mừng cụ Audrey trong buổi lễ.

Cụ Audrey nhận bảng thành tích học tập và một số món đồ kỷ niệm liên quan đến ngôi trường bao gồm chiếc áo khoác và chiếc huy hiệu của lễ hội Homecoming. Homecoming là sự kiện truyền thống hàng năm tại Bắc Mỹ, chào đón các cư dân cũ trở lại quê hương, các cựu học sinh, sinh viên quay trở lại trường. Ngoài ra, cụ còn nhận được hơn 100 thiệp chúc mừng từ các học sinh trong địa phương.

Nguyễn Tâm

  

Mỹ, Nga đạt thỏa thuận về nghị quyết với Syria 

  

Mỹ và Nga hôm qua nhất trí đề cương của một dự thảo nghị quyết Liên Hợp Quốc về phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria. 

 
[Caption]Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp của Mỹ John Kerry. 
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp của Mỹ John Kerry bắt tay trong cuộc họp Đại Hội đồng LHQ hôm 24/9. Ảnh: AP

AFP đưa tin, Hội đồng Bảo an (HĐBA) gồm 15 thành viên đã nhóm họp để đưa ra những thảo luận đầu tiên về nghị quyết trên. 

Nghị quyết không đề xuất các biện pháp tức thời sau cuộc tấn công hóa học gần Damascus một tháng trước, mà cho phép những biện pháp trừng phạt, nếu xảy ra vi phạm trong kế hoạch giải trừ vũ khí.

Hình thức trừng phạt được áp dụng theo chương VII của Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó cho phép sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho rằng, một cuộc bỏ phiếu mới vẫn sẽ được tổ chức trước khi HĐBA đi đến hành động.

HĐBA có thể tổ chức bỏ phiếu cho dự thảo nghị quyết trên vào cuối ngày hôm nay, sau khi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) chấp thuận kế hoạch. Nếu được thông qua, đây sẽ nghị quyết đầu tiên của HĐBA kể từ khi nội chiến Syria nổ ra vào tháng 3/2011. 

Sự thống nhất về nghị quyết được đưa ra sau những cuộc hội đàm mới giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp của Mỹ John Kerry. 

Phát biểu với các phóng viên, ông Lavrov cho hay Nga và Mỹ đã đạt được sự thấu hiểu lẫn nhau trong dự thảo nghị quyết trên. Ông Kerry thì bày tỏ sự tin tưởng rằng cộng đồng quốc tế "có thể tiến về phía trước và hy vọng về việc di dời, phá hủy vũ khí hóa học ở Syria".

Nga và Trung Quốc từng bỏ phiếu chống ba nghị quyết của phương tây nhằm gây thêm sức ép cho Tổng thống Bashar al-Assad. Moscow kiên quyết phản đối bất kỳ một biện pháp trừng phạt nào của Liên Hợp Quốc đối với đồng minh ở Trung Đông.

Mỹ tin rằng lực lượng của ông Assad đứng sau vụ tấn công hóa học làm hơn 1.400 người chết. Trong khi đó, chính phủ Syria và Nga đổ lỗi cho phe đối lập. 

Tuy nhiên, sau lời đe dọa không kích của Mỹ vào Damascus, Nga và các nước phương Tây đã buộc phải vượt qua những bất đồng để đi đến một giải pháp hòa bình.

Cuộc họp hôm qua chỉ là cuộc thảo luận đầu tiên về nghị quyết Liên Hợp Quốc, nhưng với việc Nga và Mỹ đứng sau nội dung dự thảo, nghị quyết chắc chắn sẽ "sớm được thông qua", các nhà ngoại giao cho biết.(Anh NgọcTheo Vnexpress)