Tin Trong Nước

Số kết dư quỹ bảo hiểm y tế được báo cáo giám sát chỉ ra lên tới 13.000 tỷ đồng chưa chắc đã tốt, bởi nó liên quan đến việc chi trả cho người bệnh. “Người có thẻ được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực, không được đối xử công bằng như người có tiền”, Phó chủ tịch nước nói.

‘Vụ nhân bản kết quả xét nghiệm nếu đúng là phải xử bắn’

Bức xúc trước vụ việc nhân bản hàng nghìn kết quả xét nghiệm máu ở bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội), Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng tội này là phải xử bắn.

Sáng 11/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012. Qua thực tế tiếp xúc cử tri, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho hay, người dân phản ánh đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế mà không có tiền thì bị y tá “chích đau hơn”.

Dẫn trường hợp liên quan tới việc trục lợi từ bảo hiểm y tế, coi thường y đức trong vụ nhân bản kết quả xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức và làm con dấu giả để báo cáo khống ở Thăng Bình (Quảng Nam), Phó chủ tịch Quốc hội cho biết, ông rất bức xúc. “Bệnh viện tuyến huyện của thủ đô mà nhân bản hàng loạt kết quả, làm như thế nếu đúng là người ta đem ra bắn”, Phó chủ tịch Sơn nói.

Ông cho rằng, nhiều vấn đề liên quan tới khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế còn nhiều bất ổn, báo cáo giám sát vì thế phải chỉ rõ hơn các bất cập chứ không phải “để lấy lòng nhau”.

BVien-JPG-1375958433-500x0-1232-13788939
Bệnh viện Hoài Đức, nơi xảy ra vụ nhân bản kết quả xét nghiệm gây bức xúc dư luận thời gian qua. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Chia sẻ với Phó chủ tịch Quốc hội về tình trạng phân biệt đối xử, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho hay, đa phần người có thẻ bảo hiểm y tế đến bệnh viện là than vãn. Số kết dư quỹ bảo hiểm y tế được báo cáo giám sát chỉ ra lên tới 13.000 tỷ đồng chưa chắc đã tốt, bởi nó liên quan đến việc chi trả cho người bệnh. “Người có thẻ được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực, không được đối xử công bằng như người có tiền”, Phó chủ tịch nước nói.

Ngoài ra, trong việc khám chữa bệnh, ở bệnh viện tuyến dưới xảy ra tình trạng giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng…Tuy nhiên, Phó chủ tịch nước cũng nhìn nhận, bức xúc của ngành y là một quá trình tích tụ từ trước đến nay. “Nhiều khi đồng chí bộ trưởng (bà Nguyễn Thị Kim Tiến) cũng bị oan ức. Nhưng tại sao tình trạng này để lâu thế, trong khi bộ máy thanh tra, kiểm tra của chúng ta rất lớn?”, bà Doan đặt vấn đề.

Ở một khía cạnh khác, Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu thực trạng có huyện “số thẻ bảo hiểm y tế được phát còn cao  hơn dân số huyện đó, có cán bộ khoe có 3 cái thẻ, có người 4 thẻ”. “Vậy quản lý của ta như thế nào? Báo cáo giám sát phải làm rõ hơn ở phần chi trả, trùng tên”, ông đề nghị.

Ông cũng đặt vấn đề về tình trạng khám chữa bệnh vượt tuyến, tình trạng quá tải ở những bệnh viện chuyên khoa, phải xử lý kỹ thuật cao. Điều này liên quan đến quy hoạch bệnh viện, ví dụ như khu vực miền Trung, Tây Nguyên mới chỉ có bệnh viện ung bướu ở Đà Nẵng…

Nhìn nhận những bất cập của lĩnh vực này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn cho rằng: “Hạn chế thì chắc có rất nhiều. Vài thập kỷ sau vẫn còn nhiều hạn chế”. Theo bà, ở các nước, Bộ Y tế và An sinh xã hội là một, tức là phải hai bộ (Y tế và Lao động) ghép vào nhau. Bảo hiểm y tế cần quản lý đặc thù nhưng ở Việt Nam lại quản lý chồng chéo. Bộ Y tế quản lý nhà nước nhưng không được quản lý tiền, chủ tịch quỹ là ở Bộ Tài chính, còn quỹ bảo hiểm y tế thuộc bảo hiểm xã hội quản.

“Chúng tôi quản lý nhà nước về ngành, nhưng tiền cũng không có, quân cũng không có, quyền cũng không đủ”, bà Tiến nêu thực tế.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành y tế cũng cho rằng, vấn đề an sinh của Việt Nam đã tốt hơn trước cũng như đang tốt hơn nhiều nước. Lộ trình của bảo hiểm y tế cũng chỉ mới được 20 năm trong khi các nước tiên tiến đi trước cả trăm năm nhưng hiện vẫn còn nhiều bất cập, biến động.

Theo báo cáo giám sát, số tiền thu từ bảo hiểm y tế tăng nhanh qua các năm, từ trên 13.000 tỷ đồng (2009) lên trên 40.000 tỷ đồng, tương ứng với số chi cũng tăng mạnh, từ gần 15.500 tỷ lên gần 35.500 tỷ đồng. Việc quản lý quỹ ngày càng hiệu quả, từ chỗ lũy kế bội chi 2009 là 3.083 tỷ đến 2012 kết dư 12.892 tỷ đồng.

Tình trạng trùng thẻ bảo hiểm y tế xảy ra khá phổ biến tại nhiều tỉnh (cá biệt có người nhận được 4-5 thẻ. Giai đoạn 2009-2012 có trên 700.000 thẻ cấp trùng, trong đó Nam Định trùng khoảng 100.000 thẻ, Vĩnh Phúc trên 70.000 thẻ, Hà Nội gần 53.000 thẻ, TP HCM trên 42.000 thẻ… Theo đoàn giám sát, nguyên nhân của tình trạng này là do quy định việc lập danh sách các nhóm đối tượng được giao cho nhiều ngành khác nhau, trong khi một người có thể thuộc nhiều nhóm đối tượng, trong khi chưa có cơ chế phối hợp để rà soát danh sách nên khó kiểm soát trùng thẻ.

Nguyễn Hưng

 

Trung tâm Sài Gòn kẹt cứng vì cây xanh ngã đè taxi

Trong cơn mưa chiều 11/9, một cây lim lớn đã bị bật gốc, đổ đè vào chiếc taxi đang chở khách trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP HCM) khiến hàng nghìn phương tiện kẹt cứng.

16h30 trời mưa, anh Lê Ngọc Thắng (27 tuổi, ngụ quận 12) chạy xe taxi 7 chỗ  của h chở hai khách nước ngoài đi trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, hướng từ Cách Mạng Tháng Tám về cầu Thị Nghè (quận 1).
16h30 trời mưa, anh Lê Ngọc Thắng (27 tuổi, ngụ quận 12) chạy xe taxi 7 chỗ chở hai khách nước ngoài đi trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, hướng từ Cách Mạng Tháng Tám về cầu Thị Nghè (quận 1).
Khi xe đến trước công viên Tao Đàn, bất cây lim bật gốc ngã, tàn cây đè taxi. Hai hành khách nước ngoài một phen hoảng loạn.
Khi xe đến trước công viên Tao Đàn, bất ngờ cây lim tại đây bật gốc, đổ đè tán cây lớn vào chiếc taxi. Hai vị khách ngoại quốc hoảng loạn.
Sau tai nạn, tài xế Thắng đã đón một xe taxi khác cho hai khách tiếp tục cuộc hành trình, còn anh chờ các nhân viên công ty cây xanh
Sau đó tài xế Thắng đã đón một xe taxi khác cho hành khách tiếp tục hành trình, còn anh chờ các nhân viên công ty cây xanh "giải cứu" xe khỏi hiện trường.
Cây lim có đường kính khoảng 0,5m, cao hơn 10 mét nằm chắn ngang đường Nguyễn Thị Minh Khai. Sự cố vào giờ cao điểm khiến hàng nghìn phương tiện kẹt cứng ở đường Nguyễn Thị Minh Khai và các tuyến lân cận như Bà Huyện Thanh Quan, Võ Văn Tần, Trương Định, Cách Mạng Tháng Tám&
Cây lim có đường kính khoảng 0,5m; cao hơn 10 mét nằm chắn ngang đường Nguyễn Thị Minh Khai.
ự cố vào giờ cao điểm khiến hàng nghìn phương tiện kẹt cứng ở đường Nguyễn Thị Minh Khai và các tuyến lân cận như Bà Huyện Thanh Quan, Võ Văn Tần, Trương Định, Cách Mạng Tháng Tám&
Sự cố xảy ra vào giờ cao điểm khiến hàng nghìn xe kẹt cứng ở đường Nguyễn Thị Minh Khai và các tuyến lân cận như Bà Huyện Thanh Quan, Võ Văn Tần, Trương Định, Cách Mạng Tháng Tám…
Chiếc taxi 7 chỗ bị móp nhẹ.
Chiếc taxi 7 chỗ bị móp nhẹ phía trên nóc.
Hai vị khách Tây thoát chết sau khi cây đổ đè lên xe taxi.
Hai vị khách Tây may mắn không bị thương khi cây cổ thụ đè lên xe taxi.
Công an phường Bến Thành có mặt cùng nhân viên Công ty cây xanh thành phố  xử lý sự cố. Đến gần 18h, hiện trường mới được giải quyết xong.
Công an phường Bến Thành đã cùng nhân viên Công ty cây xanh thành phố xử lý sự cố. Đến gần 18h, hiện trường mới được giải quyết xong.
Cảnh sát giao thông vất vả phân luồng dòng xe qua hiện trường cây ngã.
Cảnh sát giao thông vất vả phân luồng dòng xe qua hiện trường cây ngã.

An Nhơn

 

Chấm dứt tình trạng đào tạo giáo viên vượt quá nhu cầu

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết giai đoạn 2013 – 2015 sẽ quy hoạch nhân lực cho ngành sư phạm phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu thực tế, chấm dứt tình trạng đào tạo giáo viên vượt quá nhu cầu.

Ngày 11/9, Báo cáo tại hội nghị nghị tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 296 của Thủ tướng và chương trình hành động của Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục đại học (giai đoạn 2010 – 2012), Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, có 392/420 trường đại học, cao đẳng (đạt hơn 93%) xây dựng cam kết chất lượng đào tạo.

Ngành giáo dục đại học đã tập trung đào tạo theo nhu cầu xã hội cho các ngành: Công nghệ thông tin và truyền thông, Y tế, Xây dựng và giao thông, Tài chính - Ngân hàng, Du lịch, Chế biến thực phẩm, Quốc phòng, An ninh. Ngành cũng phối hợp với các cơ quan có liên quan và tổ chức quốc tế xây dựng dự báo nhu cầu nhân lực trình độ đại học, cao đẳng giai đoạn 2011-2015.

Việc phân cấp quản lý bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác này cũng còn có những hạn chế như vi phạm quy chế chậm được phát hiện và xử lý, các kết luận thanh tra, kiểm tra chưa đủ mạnh hoặc xử lý sau thanh tra chưa kiên quyết, không đủ tính răn đe. Sai phạm cũng xuất hiện trong công tác tuyển sinh, liên kết đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh… Bộ Giáo dục phải đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với 4 trường đại học, cao đẳng, đình chỉ tuyển sinh 17 ngành thuộc 8 trường.

. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết thời gian tới sẽ quy hoạch nguồn nhân lực sư phạm, chấm dứt tình trạng đào tạo vượt quá nhu cầu. Ảnh: HT.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết thời gian tới sẽ quy hoạch nguồn nhân lực sư phạm, chấm dứt tình trạng đào tạo vượt quá nhu cầu. Ảnh: HT.

“Môi trường sư phạm trong nhà trường chưa được quan tâm xây dựng. Việc nể nang, giảm nhẹ yêu cầu trong thi, đánh giá đã ảnh hưởng tới động cơ học tập của người học. Tình trạng gian lận trong thi cử, sao chép luận văn, luận án, các đề tài khoa học trong các cơ sở đào tạo vẫn còn xảy ra, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo”, Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.

Trong giai đoạn 2013-2015, Bộ sẽ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đồng thời, tập trung xây dựng các trường đại học trọng điểm, chất lượng cao, đại học xuất sắc với chương trình giáo dục đạt trình độ quốc tế nhằm cung cấp nhân lực chất lượng cao cho đất nước. 

Trong thời gian này, Bộ cũng sẽ thực hiện quy hoạch nhân lực cho ngành sư phạm, sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm phù hợp với yêu cầu thực tế, bồi dưỡng giáo viên theo chương trình sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 và chấm dứt tình trạng đào tạo giáo viên vượt quá nhu cầu như hiện nay.

Thứ trưởng Ga cho hay, các nguồn đầu tư cho giáo dục đại học sẽ được tăng cường đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện. Cơ chế tài chính được đổi mới nhằm huy động và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục đại học.

"Trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thư viện điện tử, phòng thí nghiệm trọng điểm, ký túc xá và các cơ sở thể dục thể thao... sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới", Thứ trưởng thông tin.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các trường đại học khi xác định chỉ tiêu cần xem xét năng lực đào tạo và nhu cầu xã hội. Thời gian qua, các trường xác định chỉ tiêu căn cứ chủ yếu vào điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cứng, còn điều kiện quan trọng là chất lượng quản lý thì chưa đưa vào. 

Phó thủ tướng nhắc nhở ngành giáo dục đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu xã hội. Mới đây, Bộ Giáo dục, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ký 2 thỏa thuận quan trọng với hiệp hội doanh nghiệp Đức, hội doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện đào tạo lao động theo chuẩn yêu cầu của họ.

"Đó là cách nâng cao và quốc tế hóa chuẩn đào tạo nguồn nhân lực. Một số trường có bề dày truyền thống cũng cần đẩy mạnh hợp tác đào tạo với các đối tác nước ngoài, đồng thời phát triển và nhân rộng mô hình đào tạo chất lượng cao. Chính phủ cam kết đầu tư vào 2 trường đại học lớn là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP HCM cũng như các đại học vùng", Phó thủ tướng nói.

Theo Bộ GD&ĐT, đến cuối năm 2012, chính sách tín dụng sinh viên có tổng dư nợ đạt hơn 35.800 tỷ đồng, với gần 2,4 triệu học sinh, sinh viên của 1,9 triệu hộ gia đình đã được vay tín dụng. Bộ Giáo dục đã phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện các dự án nhà ở cho sinh viên. Trong 251 khối nhà được khởi công năm 2009 và đầu năm 2010 thì đến 31/12/2011 đã có 176 khối nhà hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, đáp ứng trên 150.000 chỗ ở cho sinh viên. Đến cuối năm 2012, có thêm 75 khối nhà được hoàn thành (đa số là các khối từ 9 tầng trở lên) đưa vào sử dụng, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 180.000 sinh viên.

Hoàng Thùy

Theo Vnexpress