Tin Thế Giới

Cậu bé Robert "Bobbie" Tufts trở thành thị trưởng của một thị trấn nhỏ ở Mỹ, dù chưa học xong mẫu giáo.

 

Bé 4 tuổi làm thị trưởng ở Mỹ

Cậu bé Robert "Bobbie" Tufts trở thành thị trưởng của một thị trấn nhỏ ở Mỹ, dù chưa học xong mẫu giáo.

Thị trưởng 4 tuổi Robert "Bobbie" Tufts. Ảnh chụp màn hình

Theo UPI, Tufts, 4 tuổi, là thị trưởng của thị trấn Dorset, một cộng đồng nhỏ chỉ có 22 người ở bang Minnesota.

Dorset, nơi tự xưng là "Thủ đô Nhà hàng của Thế giới" nhờ có số nhà hàng bình quân trên đầu người nhiều nhất, đã bị mất mã vùng. Các doanh nghiệp địa phương quyết định hầu hết mọi việc ở đây và chức danh thị trưởng hầu như chỉ mang tính hình thức.

Người đứng đầu thị trấn được chọn ra tại lễ hội "Hương vị Dorset" thường niên thông qua bốc thăm may mắn. Mỗi người dân, bất kể địa phương nào, chỉ cần tốn 1 USD là có thể ghi danh "tranh cử". Một thị trưởng trước đó của Dorset là một em bé mới 5 tuổi đến từ Chicago.

Theo mẹ của cậu bé, bà Emma, 34 tuổi, Tufts đã chạy đua tranh cử trong hai tháng, từ cuối tháng 6/2012, đến thăm các nhà hàng địa phương và phân phát các huy hiệu có ảnh mình với khẩu hiệu "Hãy bầu cho Bobby!".

Đến tháng 8/2012, tên của cậu bé được chọn. "Thằng bé đã rất vui sướng và nói với mọi người ở nhà trẻ rằng, nó sẽ trở thành thị trưởng mãi mãi", bà Emma kể.

Tufts được mỗi doanh nghiệp trong thị trấn tặng một giấy chứng nhận làm phần thưởng và một chìa khóa lớn mang ý nghĩa tượng trưng bằng gỗ sồi.

Tufts rất vui vì mình được lựa chọn trở thành thị trưởng và được làm những việc như hướng dẫn người dân qua đường an toàn và đưa ra những lời khuyên về câu cá. Cậu bé tự nhận mình là một "chuyên gia" về lĩnh vực này và còn câu cá giỏi hơn cả bố mình. Tufts cũng khoe em có một cô bạn gái tên là Sophia.

Nhiệm kỳ một năm của thị trưởng nhỏ tuổi nhất trên thế giới sẽ kết thúc vào tháng 8 tới.

Video thị trưởng 4 tuổi Robert Tufts:

 

Nhân Mã (Video: CBS)

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng Phật pháp ở Hàn Quốc

"Lắng nghe và thấu hiểu những đau khổ trong nội tâm sẽ giúp chúng ta giải quyết được hầu hết các vấn đề ta gặp phải", thiền sư Thích Nhất Hạnh nói trong buổi hoằng pháp dài 3 giờ liền tại sân vận động ở Hàn Quốc. 
Người Việt ở Hàn Quốc không tin có chiến tranh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (phải) nói chuyện với Thượng tọa Hyemin, rất nổi tiếng và là tác giả những cuốn sách bán chạy nhất của Hàn Quốc, trong một chương trình truyền hình quay tại Seoul hôm 14/5. Ảnh: Yonhap.

Buổi nói chuyện có chủ đề "Dừng lại và hàn gắn" của thiền sư Thích Nhất Hạnh, diễn ra hôm qua tại sân vận động Jamil ở Seoul, thu hút sự chú ý của đông đảo người Hàn.

Là nhà thơ có ảnh hưởng lớn, đồng thời là một nhà hoạt động nhân quyền, thiền sư cho biết: "Muốn chữa lành cho người khác, trước tiên ta cần tự chữa lành cho chính mình. Để làm được điều đó, ta phải biết cách giải quyết những vấn đề của bản thân. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết lắng nghe và thấu hiểu những nỗi khổ của chính mình".

Theo thiền sư Nhất Hạnh, với nhịp sống nhanh trong xã hội hiện đại, con người có xu hướng không muốn đối mặt với nguồn gốc của những đau khổ và cố gắng che giấu đi những đau khổ ấy bằng cách tiêu thụ vật chất.

Ông nói: "Suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta là những điều gây ra sự tức giận, sợ hãi và nghi ngờ cho người khác. Bởi vậy, chúng ta không thể đổ lỗi cho họ mà nên sử dụng ngôn ngữ để hiểu nhau hơn, cũng không nên chỉ trích, buộc tội khi đang lắng nghe họ nói".

Bàn về mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, thiền sư cho rằng, việc Bình Nhưỡng theo đuổi vũ khí hạt nhân không phải gốc rễ gây căng thẳng cho quan hệ ngoại giao. Gốc rễ ở đây chính là sự sợ hãi, tức giận và nghi ngờ giữa hai bên.

"Vũ khí hạt nhân là một trở ngại đối với mối quan hệ tốt đẹp giữa hai miền Triều Tiên. Nó phản ánh nỗi sợ hãi, tức giận và nghi ngờ của Triều Tiên bởi nếu không, họ đã không xây dựng vũ khí hạt nhân. Vì hòa bình, điều cơ bản cần làm không phải việc loại bỏ vũ khí hạt nhân mà là loại bỏ sự sợ hãi, tức giận và nghi ngờ trong mỗi người. Qua đó, việc hòa giải sẽ trở nên dễ dàng".

Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, chìa khóa để hòa giải chính là việc "biết lắng nghe". Ông cũng khuyên các chính trị gia nên học theo con đường của Phật giáo để giúp ích cho đàm phán và hòa giải.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh ra tại Thừa Thiên Huế, là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà sư nổi tiếng của Phật giáo thế giới. Ông trụ trì ở chùa Làng Mai, phía nam nước Pháp. Ông tới Seoul hôm 1/5, trong khuôn khổ chuyến đi toàn cầu để kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật (ngày Đản sinh năm nay rơi vào 24/5).

Tại Hàn Quốc, thiền sư Nhất Hạnh tham gia vào nhiều sự kiện như tổ chức các buổi nói chuyện với công chúng để giảng Phật pháp, chủ trì khóa tu chánh niệm tại chùa Woljeongsa nhằm chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hay tham gia Ngày Quán niệm ở đại học Dongguk, Seoul với các hoạt động thiền hành, ăn chay và thảo luận về việc tu tập.

Thu Hằng (Theo The Korea Times)

 

Nga bắt gián điệp Mỹ đội lốt nhân viên sứ quán

Cơ quan tình báo Nga hôm qua tuyên bố bắt giữ một nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) làm việc tại đại sứ quán Mỹ và phát hiện ra số tiền lớn mà người này dùng để mua chuộc một tình báo viên Nga.

Thẻ ngoại giao của Ryan C. Foglen do cơ quan an ninh Nga cấp. Ảnh: RT

Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) xác nhận người đàn ông bị bắt tên là Ryan Christopher Foglen, bí thư thứ ba thuộc đại sứ quán Mỹ tại Moscow, và cho biết ông này đã được trao trả lại cho đại sứ quán sau khi bị giam giữ. FSB nói đã thẩm vấn ông Foglen trước khi trao trả.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho hay cơ quan này cũng triệu đại sứ Mỹ tới để giải thích sự việc và Đại sứ Mỹ Michael McFaulsẽ tới vào hôm nay.

Các hãng thông tấn chính thức của Nga dẫn thông báo của FSB cho hay Fogle đang mang theo "thiết bị kỹ thuật đặc biệt, viết một văn bản hướng dẫn việc tuyển dụng một công dân Nga, một lượng tiền lớn để phẫu thuật thay đổi ngoại hình cho một người".

Nhân viên ngoại giao Mỹ bị cơ quan an ninh Nga thẩm vấn tại Moscow hôm qua. Ảnh: RT

Thông báo cũng nói thêm rằng "thời gian gần đây, mạng lưới tình báo của Mỹ đã liên tục thuê các nhân viên thực thi pháp luật của Nga và đặc vụ Nga".

Vụ việc xảy ra vào thời điểm mối quan hệ Nga-Mỹ đang trở nên căng thẳng vì Syria và một số vấn đề khác. Tranh cãi gần nhất về gián điệp giữa hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh là vào năm 2010 liên quan đến điệp viên xinh đẹp Anna Chapman và 10 điệp viên Nga khác. Tất cả bị bắt tại Mỹ và trục xuất về Nga.

Vũ Hà

Theo Vnexpress