Philippines: Kêu gọi cảnh sát và quân đội bất tuân mệnh lệnh phi đạo đức
Các nhóm nhân quyền gây áp lực để quân đội từ bỏ những vụ lạm dụng |
Kêu gọi đưa ra sau khi có vụ giết người mới xảy ra có liên quan đến quân đội
Hôm thứ Sáu, một nhóm luật sư thủ đô Manila của Philippines kêu gọi thành viên cảnh sát và quân đội xem xét bất tuân những mệnh lệnh “phi đạo đức và luật pháp” của cấp trên khi những vụ giết người chưa bị trừng phạt đang làm dấy lên lo ngại.
Luật sư Nhân quyền Edre Olalia cảnh báo cảnh sát và quân đội rằng họ sẽ phải đối diện với “thực tế thảm hại” nghĩa là họ sẽ phải tự mình hoặc bị bỏ rơi trong việc bảo vệ những hành động của họ trước toà cho những việc làm của họ “khi ngày đó đến”.
“Thực tế, bằng lương tâm và vị trí, họ nên nói lên những gì họ biết”, Olalia, Tổng Thư ký Hiệp hội Luật sư Quốc gia (NUPL), nói.
Lời cảnh báo được đưa ra sau phiên toà về vụ sát hại nhà hoạt động Công giáo Benjamin Bayles ở tỉnh Negros Occidental. Theo đó hai binh sĩ được xác định có dính líu đến vụ này.
“Bằng bằng chứng rõ ràng và dư luận xã hội, quân đội đã bắt buộc phải mở phiên toà sau gần 3 năm sau vụ giết người máu lạnh”, Olalia nói.
Bayles bị giết hôm 14-6-2010 và hai người đàn ông bị cáo buộc giết người được phát hiện là binh sĩ tiểu đoàn bộ binh 61.
Tuy nhiên, Olalia nhấn mạnh vụ này không thể dừng cho dù liên quan đến quân đội.
“Bằng chứng còn lại cần được xem xét nếu được điều tra sâu rộng hơn, những bên có liên quan, bao gồm cả những sĩ quan cao cấp”, ông cho biết.
Olalia nói đây là 1 trong hàng ngàn vụ mà kẻ giết người vẫn chưa bị trừng trị ở Philippines đó là điều lực lượng an ninh quốc gia đã che giấu tội trạng để thoát việc giải trình về hành động cá nhân của các quân nhân.
Phái viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc Phillip Alston mở rộng cuộc điều tra về tình hình nhân quyền tại đây. Trong báo cáo ông chỉ ra trách nhiệm về những vụ giết người chưa bị điều tra phải được giải trình nghiêm ngặt hơn.
Trong khi đó, chính phủ thành lập một ủy ban có trách nhiệm điều tra về những vụ việc trên và các vụ vi phạn nhân quyền nói rằng ban đầu đã có 101 trường hợp, bao gồm vụ mất tích của nhà hoạt động Jonas Burgos vào năm 2007.
Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima, vị đứng đầu uỷ ban, nói rằng danh sách sẽ được xem xét lại lần cuối, việc này liên quan đến người mới được bổ nhiệm đứng đầu các đơn vị vũ trang Tướng Emmanuel Bautista, người cũng bị các nhà hoạt động tố lạm quyền.
Theo Tổ chức Nhân quyền Karapatan, có khoảng 137 trường hợp giết người chưa bị điều tra, 14 trường hợp mất tích và 72 trường hợp bị tra tấn từ năm 2010 đến tháng 12-2012.
Nguồn: UCANews