Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Ngoài cầu quay sông Hàn, 'thành phố ánh sáng' còn có cầu Rồng đăng ký kỷ lục Guinness, cầu Trần Thị Lý hình cánh buồm, cầu dây võng Thuận Phước lớn nhất Việt Nam, cầu Nguyễn Văn Trỗi làm bằng giàn thép Poni hiếm hoi.
> Khánh thành 'rồng thép lớn nhất thế giới'
Cuối tháng 3, TP Đà Nẵng khánh thành cùng lúc hai cây cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng bắc qua sông Hàn đúng dịp kỷ niệm 38 năm Giải phóng Đà Nẵng. Không chỉ nối liền đôi bờ để tạo an sinh cho người dân, 6 cây cầu ở Đà Nẵng còn là điểm nhấn phát triển du lịch. |
Được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo với hình dáng con rồng vươn mình bay ra biển, cầu Rồng đang được UBND TP Đà Nẵng đăng ký kỷ lục rồng thép lớn nhất thế giới. |
Phần đầu và đuôi rồng được thiết kế theo phong cách rồng thời Lý. Đầu rồng có khả năng phun lửa và nước. Cầu được khởi công xây dựng tháng 7/2009 và hoàn thành sau gần 4 năm thi công, dài 666m và tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. |
Khánh thành cùng ngày với cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý được thiết kế theo hình dáng cánh buồm trên sông Hàn. Cầu được khởi công tháng 4/2010, dài 731m, rộng 34,5m và có vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. |
Cầu quay sông Hàn khá nổi tiếng bởi đây là cầu quay đầu tiên do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế, thi công năm 1998 - 2000. Cây cầu dài gần 500m, rộng 12m này nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Hàng ngày, cứ đến 1h sáng, phần giữa của cây cầu lại quay 90 độ để mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại. Điều này đem lại sự tò mò cho người dân và du khách đến Đà Nẵng. |
Nằm ngay cửa biển, cầu dây võng Thuận Phước dài 1,8 km, rộng 18 m được xây dựng trong hơn 6 năm (2003 - 2009), với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Đây là cây cầu treo dây võng lớn nhất Việt Nam, với hệ thống đèn rực sáng về đêm. |
Nằm giữa cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng là cầu Nguyễn Văn Trỗi có "tuổi thọ" cao nhất. Cây cầu này do hãng RMK (Mỹ) thiết kế và thi công hoàn thành năm 1965 với kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni hiếm hoi tại Việt Nam, mục đích phục vụ cho chiến tranh. Việc lấy tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đặt cho cầu để tưởng nhớ người thực hiện cuộc đánh bom nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1964. |
Cầu Nguyễn Văn Trỗi gồm 14 nhịp giàn thép Poni dài hơn 500m, khổ cầu 10,5m, không có lề dành cho người đi bộ, từng được sửa chữa năm 1978 và 1996. Hiện, cây cầu này được giữ lại như một kỷ vật của Đà Nẵng để phục vụ cho phố đi bộ. |
Nguyễn Đông
Thạc sĩ thất nghiệp ở nhà làm nội trợ
Tốt nghiệp đại học, chờ mãi không xin được việc làm, Liên lại thi cao học. Hoàn thành chương trình thạc sĩ, cô vẫn chưa tìm được việc nên đành lên xe hoa, về làm nội tướng cho nhà chồng.
Liên kể, ở quê nhà Thiệu Hóa (Thanh Hóa) rất buồn chán, con gái lại có thì nên khi có người đến hỏi cưới, cô đành chấp nhận ở nhà sinh con, làm nội trợ, bỏ tấm bằng cao học mốc meo trong tủ.
Liên chỉ là một trong hàng chục nghìn thạc sĩ, cử nhân của tỉnh Thanh Hóa đang không xin được việc làm. Như trường hợp của Văn (quê Tĩnh Gia) từng là sinh viên xuất sắc của ĐH Hồng Đức, được cử đi thi Olympic Toán quốc gia. Năm 2008 ra trường, Văn đi xin việc khắp nơi nhưng đành thất vọng ngồi nhà.
Buồn chán, chàng cử nhân nộp hồ sơ đi học cao học và hoàn thành chương trình vào năm 2011. Hơn 2 năm qua, Văn phải mưu sinh bằng đủ thứ nghề, từ gia sư đến bán sim điện thoại. Mới đây, Văn xin được vào dạy hợp đồng ngắn hạn cho một trường cấp 3 với mức thù lao ít ỏi, không bảo hiểm và chẳng thấy tương lai.
Văn tâm sự: “Nhà có 3 anh em, bố mất từ năm em học lớp 4. Thương mẹ, em cố gắng học giỏi. Nhưng 5 năm trôi qua, em vẫn chưa làm được gì. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, khi đi học, mẹ đều vay mượn hết, giờ còn trả chưa hết nợ”.
Mỗi phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Hóa thu hút hàng nghìn thanh niên địa phương đến tìm việc, trong đó cá hàng trăm cử nhân. Ảnh: Lê Hoàng. |
Tốt nghiệp Học viện Ngân hàng với tấm bằng loại khá, Huyền (Hoằng Hóa) đang làm thu ngân cho một cửa hàng ăn uống. “Khi thi vào ngành này, em cứ nghĩ nếu không xin vào ngân hàng nhà nước thì có thể xin vào tư nhân. Nhưng thật sự không đơn giản. Mỗi đợt tuyển dụng có hàng trăm hồ sơ, song chỉ lấy vài chỉ tiêu nên 2 năm đằng đẵng đi thi vào các ngân hàng mà em vẫn chưa được vào”.
Huyền cho biết, không riêng gì cô mà rất nhiều bạn học cùng khóa cũng không tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Để gỡ bí, có người chấp nhận đi bán xăng, có người làm thu ngân, thêu tranh, phần đông vào miền Nam làm công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, hiện toàn tỉnh có gần 25.000 học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm. Trong đó trình độ đại học và trên đại học là hơn 5.700, cao đẳng hơn 6.800, trung học chuyên nghiệp 6.000, còn lại là hệ cao đẳng và trung cấp nghề.
Các ngành có số sinh viên không tìm được việc nhiều nhất là sư phạm với trên 3.700, kế đó là công nghệ thông tin với 3.650, sau đó là kinh tế, quản trị kinh doanh, nông lâm ngư nghiệp… Số sinh viên thất nghiệp phần lớn tập trung ở các huyện đồng bằng ven biển như Hoằng Hóa có tới hơn 2.800; Hậu Lộc 2.100; các huyện Quảng Xương, Triệu Sơn, Quan Sơn… mỗi huyện có trên một nghìn sinh viên.
Ngoài ra, Thanh Hóa còn hơn 44.000 học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Trong đó hệ đại học chính quy có trên 19.000, liên thông có hơn 4.000, trung cấp chuyên nghiệp chính quy có hơn 14.000…
Ông Nguyễn Văn Long, Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến số sinh viên thất nghiệp nhiều như hiện nay là khâu đào tạo mở rộng quá lớn. Khoảng 20 năm trở lại đây, cả nước có hàng trăm trường đại học, cao đẳng, trung cấp mở ra.
Theo ông Long, gần đây còn sinh ra hệ đào tạo vừa học vừa làm khiến số lượng sinh viên ngày càng phình to, trong khi nhu cầu tuyển dụng ít do các cơ quan nhà nước đã ổn định nhân sự, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Nhiều ngành nghề đào tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã hội khiến không ít sinh viên dù tốt nghiệp loại giỏi vẫn thất nghiệp.
“Trung bình mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có hơn 20.000 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Điều đáng buồn là hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chỉ muốn thi vào đại học, cao đẳng mà không đăng ký học nghề khiến thực trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn còn phổ biến”, ông Long nhấn mạnh.
Lê Hoàng
* Tên của một số nhân vật đã được thay đổi
Cách chức hiệu trưởng đánh bạc suốt đêm
Ông Phan Tiến Sĩ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Long vừa bị UBND huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) cách chức vì đánh bạc.
> Hiệu trưởng đánh bạc suốt đêm
Ông Lê Hoài Thạnh, Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Sơn Tây cho biết, huyện vừa quyết định cách chức ông Phan Tiến Sĩ (53 tuổi, Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Long) vì vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. Huyện ủy Sơn Tây cũng quyết định kỷ luật cảnh cáo Đảng đối với ông Sĩ.
Ông Phan Tiến Sĩ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Long. Ảnh: Trí Tín. |
"Để tránh gây xáo trộn, trước mắt Phòng Giáo dục phân công thầy Phan Tấn Thanh (Phó hiệu trưởng) điều hành trường Tiểu học Sơn Long đến cuối năm học. Đầu năm tới, chúng tôi kiến nghị huyện xem xét, bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng mới cho ngôi trường này", ông Thạnh nói.
Trước đó rạng sáng 21/2, Công an huyện Sơn Tây ập vào nhà ông Nguyễn Hữu Phương (xã Sơn Dung), bắt quả tang 5 người đang say sưa đánh tiến lên ăn tiền dưới tầng hầm của căn nhà, trong đó có ông Phan Tiến Sĩ. Tang vật thu giữ gồm 27 triệu đồng, 2 xe máy và 4 điện thoại di động. Công an huyện Sơn Tây đã khởi tố vụ án, khởi tố ông Sĩ và các bị can vì hành vi Đánh bạc.
Trí Tín
Theo Vnexpress