Tin tổng hợp trong nước

Thuyết phục bố mẹ nuôi ở Mỹ cho về Việt Nam tìm mẹ ruột, trong suốt hành trình tìm kiếm, Jolie Nhung Thi Hoang LaBarge luôn diện bộ áo dài, thỉnh thoảng bi bô nói vài câu tiếng Việt.

 

Cô bé 10 tuổi về Việt Nam tìm mẹ

Thuyết phục bố mẹ nuôi ở Mỹ cho về Việt Nam tìm mẹ ruột, trong suốt hành trình tìm kiếm, Jolie Nhung Thi Hoang LaBarge luôn diện bộ áo dài, thỉnh thoảng bi bô nói vài câu tiếng Việt.

Cuối tháng 3, bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam TP Đà Nẵng, nguyên Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi thành phố cảm động đến rơi nước mắt khi biết tin Jolie Nhung Thi Hoang LaBarge trở về. "Tôi nghẹn giọng bởi từ trước đến nay, trong hàng chục đứa trẻ của trung tâm được người nước ngoài nhận nuôi, đây là em bé đầu tiên về Việt Nam với khao khát tìm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình", bà Hiền chia sẻ.

Nhung trong bộ áo dài khăn đóng Việt Nam cùng bố mẹ nuôi và em trai về Việt Nam tìm mẹ sau 10 năm sống ở Mỹ. Ảnh: Nguyễn Đông
Nhung trong bộ áo dài khăn đóng Việt Nam cùng bố mẹ nuôi và em trai về Việt Nam tìm mẹ sau 10 năm sống ở Mỹ. Ảnh: Nguyễn Đông

Bà Hiền kể, Jolie Nhung Thi Hoang LaBarge có tên khai sinh là Hoàng Thị Nhung. Đêm 31/7/2002, một cán bộ của Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi TP Đà Nẵng (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) phát hiện bé gái chừng 3 ngày tuổi còn đỏ hỏn bị bỏ rơi trước cổng. Sau khi làm thủ tục pháp lý cần thiết, Trung tâm đã đặt tên cho bé và lấy chính ngày em bị bỏ rơi làm ngày khai sinh.

Bốn tháng sau, trong một lần ghé Đà Nẵng, ông Sherman LaBarge và vợ Carrie Welch (quốc tịch Mỹ) nhận Nhung làm con nuôi. Bà Carrie Welch hiếm muộn, khi có ý định nhận con nuôi, hai ông bà bàn nhau chỉ nhận người Việt Nam. "Tôi từng có một số người bạn ở Mỹ là người Việt Nam và tôi thích người Việt Nam hiền hậu, có nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền và có những món ăn ngon", bà Carrie Welch giải thích.

Bà Carrie Welch kể, ngày mới đưa Nhung về Mỹ, vợ chồng bà thay nhau nấu món ăn kiểu Việt Nam cho con. Họ cũng sưu tầm trên mạng Internet hay từ những người Việt quen biết để mở cho Nhung nghe bài dân ca Việt Nam. Qua 3 tuổi, Nhung dần cứng cáp, hòa đồng với chúng bạn cũng là những em bé gốc Việt.

Bé Nhung khi bị bỏ rơi tại Đà Nẵng và được cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi chăm sóc. Ảnh: tư liệu
Bé Nhung khi bị bỏ rơi tại Đà Nẵng và được cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi chăm sóc. Ảnh tư liệu.

Cô bé được bố mẹ nuôi mua cho những bộ áo dài khăn đóng và khuyến khích em biểu diễn hát dân ca. Những dịp Tết cổ truyền Việt Nam, căn nhà nhỏ của vợ chồng bà Carrie Welch đón rất nhiều khách Việt Nam. Vừa nghe Nhung hátTrống cơm, Lý cây bông, mọi người vừa thưởng thức bánh chưng, dưa món. Cùng từ đó, Nhung bắt đầu tò mò về nguồn gốc của mình, em luôn hỏi: "Mẹ sinh con ra từ bụng này ạ?". Cô bé bật khóc khi nhận được cái lắc đầu.

Nhung có thêm em trai là Minh Labarge, cậu bé quê Bến Tre, được vợ chồng ông Sherman LaBarge nhận làm con nuôi vào năm 2007. Có em cùng vui đùa, Nhung rất thích. Nhưng những lúc ngồi trong lòng mẹ, cô bé lại nũng nịu: "Bố mẹ đưa con về Việt Nam tìm mẹ đẻ nhé!". Cuối tháng 3, Nhung đã khóc òa khi bố mẹ nuôi nói: "Chúng ta về Việt Nam nào!".

Bà Carrie Welch khoe Nhung học rất giỏi và đang học vượt cấp. Tuy hát dân ca rất tốt nhưng tiếng Việt thì cô bé chỉ bập bẹ được vài câu. Thương con nên dù chỉ có thông tin ít ỏi về ngày Nhung bị bỏ rơi, vợ chồng ông Sherman LaBarge vẫn không chút ngần ngại bỏ ra gần 2 tuần ở Việt Nam tìm kiếm.

Sau khi ghé Bến Tre tìm bố mẹ cho Minh nhưng vô vọng, cả gia đình ghé Đà Nẵng, đến Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và Sở Tư pháp TP, rồi lại cùng ra cố đô Huế, vào Hội An… Mỗi chuyến đi, bên cạnh việc dò hỏi tin tức người mẹ giấu mặt 10 năm về trước, vợ chồng ông Sherman LaBarge lại đưa con tới các điểm di tích với mong muốn để con tìm hiểu về văn hóa nơi mình sinh ra.

Mẹ nuôi người Mỹ rất thương cô bé Nhung và mong muốn em sớm gặp được mẹ đẻ để hai gia đình qua lại với nhau. Ảnh: Nguyễn Đông
Mẹ nuôi người Mỹ mong muốn Nhung sớm gặp được mẹ đẻ để hai gia đình qua lại. Ảnh:Nguyễn Đông

Bà Carrie Welch cho biết, nếu tìm được mẹ ruột của bé Nhung, hai gia đình sẽ qua lại để cùng được thấy bé trưởng thành. Nghe mẹ nuôi nói, Nhung khẽ cầm tay mẹ, dõng dạc nói: "Con muốn Việt Nam và Mỹ đều là quê hương!".

Trước lúc chào tạm biệt tại phi trường Đà Nẵng để vào TP HCM, bà Carrie Welch nói 5 năm nữa sẽ trở lại Việt Nam, tiếp tục hành trình tìm bố mẹ ruột cho hai con nuôi của mình. "Ở bên Mỹ việc tìm kiếm thông tin về bố mẹ ruột của hai con là rất khó khăn. Vợ chồng tôi mong qua báo chí Việt Nam, đặc biệt là những tấm hình có thể sớm giúp điều ước của hai con thành hiện thực!", người mẹ người Mỹ nói.

Vợ chồng ông Sherman LaBarge và bà Carrie Welch mong muốn sẽ nhận được thông tin từ gia đình Nhung ở Việt Nam qua bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng và Sở Tư pháp TP Đà Nẵng.

Nguyễn Đông

Kẻ thù làm giảm trí thông minh ở trẻ

Những thói quen đơn giản hàng ngày như cho trẻ xem TV quá nhiều, ăn nhiều đồ ngọt, hay ăn quá no… nếu người lớn không kịp điều chỉnh thì sẽ khiến cho trí thông minh của trẻ ngày càng giảm sút.

Thử cùng điểm qua một vài thói quen mà bạn cần giúp bé bỏ nhé:

1. Ngủ không đủ giấc

Giấc ngủ giúp não bộ xua tan mệt mỏi. Trẻ ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và khả năng tiếp thu học tập, thậm chí có thể gây ra các vấn đề như tăng động, mất kiểm soát cảm xúc… Trạng thái mệt mỏi làm cho bé mất tập trung cũng như dẫn đến tâm trạng uể oải không muốn hoạt động gì nữa. Bố mẹ cần đảm bảo thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ để trẻ có sinh lực dồi dào cho một ngày học tập hiệu quả.

2. Xem tivi quá nhiều

Bạn có giới hạn thời gian xem TV của con mỗi ngày không? Bé chơi điện tử, dùng iPad hoặc điện thoại di động thế nào? Có nhiều nghiên cứu về thời gian ngồi trước màn hình quá nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ, bao gồm kỹ năng tổ chức, tập trung và chơi thể thao kém, nhưng lại có ít hướng dẫn về thời gian xem bao nhiêu là nhiều.

be-xem-tivi-jpg-1364865478_500x0.jpg

Ảnh: Cdn5.wn.com

Hãy giảm thời gian ngồi trước mọi loại màn hình của trẻ xuống còn khoảng 2 giờ mỗi ngày, và đặc biệt giữ ở mức tối thiểu đối với trẻ dưới 2 tuổi.

3. Ít giao tiếp với người thân, bạn bè

Ngôn ngữ được phát triển ở thùy não. Nói chuyện cũng như giao tiếp thường xuyên sẽ thúc đẩy sự phát triển và thực hiện chức năng của não bộ. Quá trình giao tiếp phong phú cũng góp phần kích thích vận động trí não của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên dành thời gian cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài cũng như chủ động trò chuyện cùng bé bất kỳ khi nào có thể.

4. Ăn nhiều đồ ngọt

Ăn đồ ngọt quá nhiều sẽ có xu hướng hạ thấp chỉ số IQ của trẻ. Đồ ngọt sẽ làm giảm sự thèm ăn, giảm lượng protein cao và vitamin tổng hợp khiến cho cơ thể suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.

5. Ăn quá no

Ăn quá no trong một thời gian dài sẽ có thể dẫn đến sự sinh trưởng của một số tế bào có hại cho não, chúng tích lũy trong não và dần dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch ở đây. Thời gian dài, tế bào não bị thiếu oxy và chết dần, khiến chức năng não suy giảm, thậm chí làm giảm trí thông minh.

6. Không ăn sáng

Bỏ qua bữa ăn sáng sẽ khiến cho lượng đường trong máu thấp hơn so với mức bình thường của cơ thể. Thiếu dinh dưỡng cung cấp sẽ gây hại cho bộ não một thời gian dài.

Ngoài ra, chất lượng bữa ăn sáng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với phát triển trí tuệ. Theo nghiên cứu, bữa ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nói chung là bữa sáng giàu ptrotein.

7. Lười suy nghĩ

Suy nghĩ chính là một cách tốt nhất để tập thể dục cho não. Việc vận dụng trí óc vào suy đoán, xử lý sẽ giúp trí tuệ của các bé được phát triển tốt hơn. Ngược lại, không động não sẽ đẩy não bộ vào sự suy thoái nhanh chóng.

Theo Webphunu.net

 

70 học trò nghèo sống trong lều rách nát

Không chỉ ăn cơm chấm muối, sống trong những căn lều nắng rọi, mưa dột, hàng chục học sinh nam và nữ THCS Trà Thọ (Quảng Ngãi) phải ở chung lều với nhau suốt nhiều năm.

THCS Trà Thọ huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) có 130 học sinh nhưng do địa hình cách trở nên hơn nửa trong số này phải ở bán trú trong những căn lều tạm phía sau trường. Đầu năm học, phụ huynh lại chặt lồ ô và mua bạt mang đến dựng lều cho con. Trường hiện có 5 căn lều, mỗi căn rộng hơn chục m2.
Trường hiện có 5 căn lều, mỗi lều vỏn vẹn 10 m2 có khoảng 6 đến 12 học sinh nam, nữ ở các thôn: Tre, Nước Biếc..., nhà cách xa trường từ 10 đến 15 km ở trọ học. Trong căn lều chật hẹp khoảng 10 m2 nhưng có từ 6 đến 12 học sinh nam, nữ chen chúc ở trọ học. Thầy giáo Phạm Tô Ninh, Chủ tịch công đoàn trường THCS Trà Thọ cho biết, trường thành lập vào năm 2005, ban đầu học sinh xin ở trọ nhà đồng bào sinh sống gần khu vực trường học, đến năm 2008, Ban giám hiệu nhà trường thấy
Em Hồ Thị Mai ở thôn Tre (học lớp 9) cho biết, các gia đình đều nghèo nên mỗi năm học chỉ dựng lều một lần. Đến giữa năm, mưa gió làm tốc mái, vách lều cũng hư hỏng nặng, nước tạt vào. Hơn nữa, do thiếu chỗ ở nên các bạn trai cũng ở chung lều với các bạn nữ cùng thôn.
Góc học tập của học sinh nội trú chủ yếu là trên giường ngủ. Cặp sách đến lớp treo lên vách hay cây cột lồ ô trong lều, đôi khi các học sinh ngồi học bài đầu gần chạm mái lều.
Chiếc giường vừa là nơi ngủ vừa là chỗ học bài, treo quần áo... Mái thủng lỗ chỗ khiến những hôm trời mưa các em phải lên ngủ trên các phòng học để khỏi bị ướt.

Ngoài giờ học tập, các em học sinh phải đi tìm củi ở khu vực đồi núi xung quanh trường mang về lều nấu ăn.

Ngoài giờ học tập, các em đi tìm củi ở khu đồi quanh trường mang về nấu ăn.

Bếp nấu ăn của các học sinh nơi đây là ba viên gạch ghép lại kê sát bên vách lều làm bằng thân lồ ô trống hoác.

Bếp nấu ăn đơn sơ của các học sinh nghèo.

Em Hồ Thị Phượng, học sinh lớp 8 ở thôn Tre, xã Trà Thọ- nhà ở cách xa trường 12 km phải ở lều trọ học ba năm qua. Vào dịp cuối tuần em phải đi bộ về nhà lấy gạo lúa rẫy (gạo đỏ) để có

Em Hồ Thị Phượng, học sinh lớp 8 ở thôn Tre, xã Trà Thọ- nhà ở cách xa trường 12 km phải ở lều trọ học ba năm qua. Vào dịp cuối tuần em phải đi bộ về nhà lấy gạo lúa rẫy (gạo đỏ) để có "cái ăn" ấm bụng ở lều trọ học suốt cả tuần.

Bữa cơm trưa đạm bạc của nữ sinh trọ học trường THCS Trà Thọ bên hủ muối hột, vài trái ớt sim rừng.

Bữa cơm trưa của các học sinh...

Nồi cơm và hủ muối hột, vài trái ớt sim rừng đủ làm

... gồm nồi cơm, hũ muối hột, vài trái ớt sim rừng.

Cuộc sống ở lều dù còn nhiều thiếu thốn, khó khăn thế nhưng học sinh ở lều trọ học nơi đây vẫn bền bỉ bám lớp, bám trường hi vọng

Thầy Trương Quang Thọ, Hiệu trưởng THCS Trà Thọ tâm sự, mùa nắng có khoảng 70 học sinh ở lều trọ học nhưng mùa mưa lũ lại tăng lên tới 90 em bởi mực nước các sông suối dâng cao, đường đi khó khăn cách trở. Tháng 12/2012, một nhà thầu đã khởi công xây 10 phòng bán trú cho học sinh nhưng sau 3 tháng, móng nhà vẫn chưa hoàn thành, tiến độ ì ạch.

Trí Tín

Theo Vnexpress