Cộng đồng quốc tế tăng mức bảo vệ rùa Hoàn Kiếm
Rùa Hoàn Hiếm, tức rùa Hồ Gươm, là một trong những loài rùa ở Việt Nam vừa được nâng mức độ bảo vệ trong Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã (CITES).
> Việt Nam đề xuất cấm buôn bán hai loài rùa
> 'Cụ' Rùa có thể là bảo vật quốc gia
Rùa Hoàn Kiếm. Ảnh do giáo sư Hà Đình Đức cung cấp. |
Tại hội nghị CITES lần thứ 16 diễn ra tại thành phố Bangkok, Thái Lan từ ngày 3/3 tới 14/3, gần 200 đại biểu đồng ý nâng mức bảo vệ rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) từ phụ lục III lên phụ lục II. Phụ lục III bao gồm tất cả các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo luật pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết phải có sự hợp tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán. Phụ lục II bao gồm tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị đe doạ tuyệt diệt nhưng có thể đến đó nếu việc buôn bán mẫu vật của loài đó không tuân theo những quy chế nghiêm ngặt nhằm tránh việc sử dụng không phù hợp với sự tồn tại của chúng.
Rùa Hoàn Kiếm là loài đặc hữu ở Việt Nam. Theo các nhà khoa học, trên thế giới chỉ còn 4 cá thể rùa giống như rùa hồ Hoàn Kiếm, trong đó một con sống ở hồ này và một con sống tại hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Hai con còn lại được nuôi nhốt tại Trung Quốc.
Đầu tháng trước, giáo sư Hà Đình Đức đề nghị thành phố Hà Nội xem xét trình chính phủ công nhận rùa Hồ Gươm là bảo vật quốc gia, vì ông Đức cho rằng, "cụ" Rùa đang sống cùng tiêu bản và bộ xương của rùa hồ Gươm không chỉ mang giá trị lịch sử, mà còn là di sản văn hóa, tâm linh của nhiều người Việt Nam. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã được Thành phố giao nghiên cứu đề xuất này.
Bên cạnh rùa Hoàn Kiếm, 11 loài khác ở Việt Nam cũng nâng mức bảo vệ trong công ước, trong đó có rùa đặc hữu nữa của nước ta là rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis).
Tại cuộc họp, Việt Nam đồng thời kiến nghị đưa loài rùa hộp trán vàng và loài rùa Trung Bộ vào danh sách đánh giá định kỳ của CITES nhằm nhanh chóng ưu tiên đưa hai loài này có mặt trong danh mục Phụ lục I. Phụ lục này bao gồm loài bị đe doạ tuyệt diệt do hoặc có thể do buôn bán. Việc buôn mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để không tiếp tục đe doạ sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực hiện trong hợp ngoại lệ.
Theo các chuyên gia, hoạt động thương mại không bền vững là nguyên nhân chính khiến cho rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam phải đối mặt với việc bị biến thành thực phẩm, vật nuôi, cũng như các bài thuốc trong y học cổ truyền. Việc cải thiện danh sách CITES là bước tiến rất quan trọng giúp thắt chặt công tác quản lý các hoạt động buôn bán này.
Hương Thu
Bà chủ khu vườn có tro cốt sống như đại gia
Bà Hường được hàng xóm cho là sống như đại gia khi khoe uống nước dừa thay nước lọc, may chục bộ quần áo một lần, mua đồ ăn không tiếc tiền.
> Nhiều tro cốt trong vườn nhà bí thư xã /Người đàn bà truy sát, chém trọng thương chủ nợ
Quê ở miền Tây Nam Bộ, khi khoảng 18 tuổi, bà Hường tới thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) phụ bán quán nước. Lúc này, ông Võ Thanh Mỹ làm cán bộ huyện Châu Đức. Sau nhiều lần ghé quán, ông Mỹ nên vợ nên chồng với người con gái nhỏ hơn mình 13 tuổi.
Sau khi kết hôn, ông Mỹ được cha mẹ cho ra ở riêng trong căn nhà xây khang trang nằm giữa khu vườn rộng hàng nghìn mét vuông tại xã Xà Bang, cách nơi ở của gia đình ông vài chục mét. Chồng làm cán bộ, bà Hường ở nhà làm vườn trồng cà phê, điều... Hiện vợ chồng bà có con gái lớn học lớp 8, cậu út học lớp 1.
Từ khi bà Hường bị bắt, nhà bí thư xã Kim Long luôn đóng cửa im ỉm. Ảnh: An Nhơn |
Nhiều người trong ấp nói rằng, bà Hường rất chảnh, ít giao lưu hoặc có cũng chỉ qua loa, xã giao. Tuy nhiên, không vì thế mà gia đình bà vắng người do ông Mỹ thường rủ bạn bè về chơi. "Nhà đó cuối tuần nào cũng thấy đông người, ăn uống rình rang", cụ Cao Huỳnh Thứ (87 tuổi) sống cách nhà bà Hường khoảng 200 m cho biết.
20 năm sống ở đây, từng là bí thư, hiện là Trưởng ấp Liên Sơn, ông Nguyễn Tấn Phương hiểu rõ gia cảnh của gia đình vợ chồng bà Hường. Ông cho biết, trước đây bà Hường rất "mi nhon". Tuy nhiên, khoảng một năm trước, bà này bắt đầu phát tướng, chăm làm đẹp và ăn diện. Công việc vườn tược được bà thuê người em làm.
Ông bảo, bà Hường từng khoe mỗi ngày đi chợ hết hơn 200.000 đồng, gấp nhiều lần mức chi tiêu của các gia đình xung quanh. Bà này còn bảo mỗi lần may quần áo phải hơn chục bộ, người trong nhà uống nước dừa thay nước lọc. "Lần đưa con gái đi thi học sinh giỏi cách nhà 3 km, vợ chồng bà Hường đến bao cả nhóm học sinh ăn uống thỏa thích khiến ai cũng nể", ông trưởng ấp kể.
Cũng theo ông Phương, cách đây một năm, ông Mỹ chuyển từ huyện về làm bí thư xã Kim Long. Thấy cuộc sống của gia đình họ, ai cũng ngưỡng mộ. Đến khi xảy ra vụ bà Hường dùng rựa chém chủ nợ là vợ chồng ông Nguyễn Chí Hùng (ngụ xã Cù Bị), cả xóm mới biết bà này vay nợ 80 triệu đồng.
"Thói ăn chơi đua đòi có thể khiến bà ấy sa vào đề đóm, cờ bạc gì đó rồi nợ nần. Tôi nghe đồn vậy đó", ông Phương nói.
Tại hố rác, nơi bà Hường khai đã đốt chết bà Hà, công an tìm thấy tro cốt. Ảnh: An Nhơn |
Ngoài vụ chém người trên, bà Hường còn là nghi can giết bà Dương Thị Thủy Bình Hà (51 tuổi, nguyên chủ tịch Hội Chữ thập đỏ kiêm thủ quỹ xã Kim Long) rồi phi tang xác. Ông trưởng ấp cho biết, cơ quan điều tra từng một lần đến nhà bà Hường tìm kiếm thi thể nạn nhân dưới giếng nước nhưng không thấy. Ngày 14/3, công an tiếp tục đến nhà bí thư xã, mang theo sơ đồ về vị trí bà Hường khai chôn tro cốt bà Hà. Ở hố rác, gốc cà phê và khu vực giáp ranh với hàng xóm, nhà chức trách thu nhiều tro cốt và răng người bị đốt cháy đen.
Tuy nhiên, ông Phương cho rằng việc bà Hường khai chích điện giết bà Hà rồi kéo xác ra vườn vun vỏ cà phê đốt, xương đem nghiền nát rồi chôn là không hợp lý. "Tôi làm vườn nên biết, khoảng tháng 5-6 (thời gian bà Hà mất tích) không phải mùa cà phê thì làm gì có vỏ để đốt. Mùa cà phê là tháng 12", ông Phương nghi ngờ.
Nhiều hàng xóm cũng cho hay, thời gian qua họ không thấy biểu hiện bất thường hay ngửi thấy mùi lạ từ nhà bà Hường cho đến khi công an tìm thấy tro cốt. "Nếu đốt có mùi khét khó chịu lắm, ở xa cả trăm mét cũng ngửi được, trong khi chúng tôi chẳng thấy gì và cả gia đình bà ấy vẫn sống bình thường", cụ Thứ bảo.
An Nhơn
Theo Vnexpress
|