GS Ngô Bảo Châu chia sẻ bí quyết học tập
"Chúng ta ai cũng có đam mê, nhưng bản chất con người là sự yếu đuối. Vì thế để giữ được đam mê thì cần phải có kỷ luật", giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ với học sinh TP HCM.
>'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa'
Sáng 15/3, giáo sư Ngô Bảo Châu đã có buổi nói chuyện bằng tiếng Anh với hàng trăm học sinh trường phổ thông quốc tế tại TP HCM về chủ đề “Chúng ta học như thế nào?”. Bên cạnh việc chia sẻ quan điểm về cách học tập, giáo sư đã hỏi lại suy nghĩ của chính các em.
“Nhiều người hỏi tôi bí quyết học như thế nào, tôi không thể nói được trong một câu bởi câu hỏi đó cũng khó như câu chúng ta sống như thế nào?”, giáo sư Ngô Bảo Châu mở đầu buổi nói chuyện.
GS Ngô Bảo Châu đã có buổi thảo luận sôi nổi với các học sinh. Ảnh: Hương Giang. |
Theo GS Châu, ba yếu tố trong phương pháp học tập của anh là kỷ luật, đam mê và lòng dũng cảm. Ngay lập tức, anh nhận được phản biện của một học sinh: "Đồng ý học tập cần 3 yếu tố trên, nhưng theo em thì phải đổi lại trật tự. Đam mê phải đứng trước kỷ luật, phải đam mê một vấn đề nào đó rồi mới có kỷ luật và lòng dũng cảm để thực hiện".
Thích thú với sự phản biện của học sinh, GS Châu trao đổi tiếp: "Tại sao tôi phải nhấn mạnh kỷ luật nên đứng trước cả đam mê? Chúng ta ai cũng có đam mê, ví dụ như khoa học, toán, thể thao…, nhưng bản chất của con người là sự yếu đuối. Đam mê nào của con người rồi cũng bị mờ nhạt đi. Để giữ được đam mê thì cần phải có kỷ luật".
Cũng theo anh, kỷ luật ở đây không giống như trong quân đội mà là kỷ luật trong một nhóm và tôn trọng luật chơi. Ví dụ, khi tham gia một trò chơi, có thể niềm đam mê sẽ giảm, nhưng vẫn phải chơi vì bạn tôn trọng những người cùng chơi đó.
Trả lời câu hỏi của một nữ sinh làm thế nào để có niềm đam mê, giáo viên có thể truyền đam mê cho học trò được không, GS Châu nói: "Tôi không nghĩ rằng giáo viên có thể truyền cảm hứng cho bạn. Trước hết, bạn phải có sẵn niềm đam mê và giáo viên sẽ giúp bạn tăng thêm".
Buổi chia sẻ diễn ra khá sôi nổi khi giáo sư Châu đặt nhiều câu hỏi gợi mở cho học sinh, như: "Khi học tập, các em chọn vấn đề dễ hay khó để giải quyết?". Nhiều học sinh thành thật nhận đã chọn giải quyết vấn đề dễ để có được sự tự tin. Tuy nhiên, cũng nhiều em chia sẻ chọn những vấn đề thách thức bởi nó tốt cho quá trình học. Khi giải quyết được vấn đề khó thì kiến thức mới tăng thêm.
Giáo sư Châu và "thần đồng" toán học Thanh Ngọc, cô bé nổi tiếng vì có thể giải được toán lớp 12 khi mới 11 tuổi . Ảnh: Hương Giang. |
Theo anh Châu, những vấn đề dễ gặp hàng ngày gây nhàm chán và tẻ nhạt, nhưng nó có tác dụng tăng sự tự tin của người học và cũng cần thiết trong quá trình học. Những vấn đề khó rất quan trọng, nó thể hiện được rằng bạn có tiếp tục giữ được niềm đam mê hay không. “Tôi đã tìm thấy niềm say mê toán học vì nó đầy thách thức chứ không phải vì nó dễ”, giáo sư cho biết.
Dẫn chứng cho quan điểm của mình, anh Châu kể về kỷ niệm bị đánh trượt khi xin làm cán bộ nghiên cứu: “Khi tôi trình bày với ban giám khảo về đề tài nghiên cứu Bổ đề cơ bản, họ đã cười và đánh trượt vì cho rằng tôi đã chọn một đề tài quá khó. Sau đó tôi chọn đề tài dễ hơn để làm việc và kiếm sống, nhưng vẫn tiếp tục theo đuổi Bổ đề cơ bản trong âm thầm", anh Châu nói.
GS Châu tâm sự, sau giải thưởng Fields, anh được nhiều người biết đến, tham gia nhiều hoạt động như hội thảo, họp báo…, nhưng điều đó không làm anh vui bằng việc được quay trở lại tiếp tục nghiên cứu.
Hương Giang
Khu vườn nhà bí thư xã có nhiều tro cốt
Không gian lặng ngắt bao trùm khu vườn rộng hàng nghìn mét vuông của bí thư xã Kim Ngọc (huyên Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu), nơi công an phát hiện nhiều răng và xương người cháy đen.
> Người đàn bà truy sát, chém trọng thương chủ nợ
Con đường dẫn vào nhà bà Lê Thị Hường (38 tuổi, ấp Liên Sơn, xã Xà Bang, huyện Châu Đức), vợ bí thư xã Kim Ngọc. Hôm 14/3, công an phát hiện nhiều tro cốt ở đây. Từ nhà hàng xóm gần nhất đến nhà bà Hường phải qua khu vườn rộng hàng nghìn mét vuông. |
Ngôi nhà của bà Hường xây theo hình chữ L. Hàng xóm cho biết, từ khi bà bị bắt và công an đến tìm thi thể bà Dương Thị Thủy Bình Hà (51 tuổi, nguyên chủ tịch Hội Chữ thập đỏ kim thủ quỹ xã Kim Long, huyện Châu Đức), căn nhà luôn đóng cửa. Chồng bà Hường là bí thư xã Kim Ngọc cùng hai con cũng dọn đồ đạc về nhà người thân ở, thỉnh thoảng mới có người đến tưới vườn. |
Hố rác bên hông nhà bà Hường, một trong những nơi công an đào bới tìm thấy xương và răng người bị đốt cháy. Khai với nhà chức trách, bà Hường cho biết trưa 14/5/2012 có chở bà Hà về nhà để nhờ sửa giúp máy điện. Khi bà Hà đang sửa, Hường dùng dây điện chích đến chết rồi kéo xác ra vườn đốt liên tục trong 2 ngày, khi chỉ còn xương thì đem chôn. |
Nhiều cành cây bị đốt dở dang dưới hố rác. |
Dấu tích đào bới cạnh gốc cà phê, cách nhà bà Hường vài chục mét. |
Khu vườn nhà bà Hường rộng khoảng 3.000 m2, xung quanh là vườn của người khác. Quả cây cà phê, điều... chín rụng đầy vườn. |
Theo ông Nguyễn Tấn Phương (công an ấp Liên Sơn, xã Xà Bang), nhà chức trách đã tìm thấy tro cốt ở 3 địa điểm sau khu vườn nhà bà Hường và khu vườn cao su giáp ranh bên cạnh. |
Những chiếc găng tay công an sử dụng lúc tìm tro cốt bị vứt lại khu vườn. |
Căn nhà của bí thư xã lọt thỏm giữa nhiều khu vườn rộng mênh mông. |
Cách căn nhà 30 m là giếng hoang nằm giáp hàng rào. Cảnh sát đã xuống giếng mò thi thể bà Hà nhưng không thấy. |
Dù căn nhà bà Hường đóng cửa im ỉm nhưng phía sau có một người đàn ông tưới vườn. Thấy có người lạ hỏi, ông ta chỉ im lặng và bình thản làm công việc của mình. |
Đọc báo hay tin công an phát hiện tro cốt tại nhà bí thư xã Kim Ngọc, thỉnh thoảng có vài người từ xa đến nhìn ngó. Không khí lạnh ngắt đến rợn người bao trùm xung quanh khu vườn. |
An Nhơn