Đánh thuế tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng?

Đánh thuế thu nhập những khoản tiền gửi tiết kiệm từ mức 500 triệu đồng trở lên nhằm hướng dòng tiền trong dân thay vì gửi ngân hàng đổ vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đây là nội dung kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) vừa gửi tới Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước.

 

Đánh thuế tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng?

 

Đánh thuế thu nhập những khoản tiền gửi tiết kiệm từ mức 500 triệu đồng trở lên nhằm hướng dòng tiền trong dân thay vì gửi ngân hàng đổ vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nội dung này được đưa ra ngày 28/2, trong buổi gặp gỡ của các thành viên HOREA về một số giải pháp cấp bách giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA, cho biết hiệp hội kiến nghị cần sửa ngay chính sách lãi suất tiết kiệm thực dương (cao hơn chỉ số lạm phát) và chính sách không đánh thuế trên thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm.

Cụ thể, HOREA đề nghị đánh thuế thu nhập những khoản tiền gửi tiết kiệm từ mức 500 triệu đồng trở lên là nhằm hướng dòng tiền trong dân thay vì gửi ngân hàng đổ vào đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Trước đây, các hình thức gửi tiết kiệm này không bị đánh thuế để khuyến khích người dân tiết kiệm. Tuy nhiên, quan điểm hiện nay cho rằng những người có tiền gửi ngân hàng, những người mua trái phiếu, kỳ phiếu là những đối tượng có thu nhập khá trở lên và cần thiết phải đánh thuế để bổ sung thêm nguồn thu cho ngân sách, khuyến khích đầu tư.

Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Bất động sản CBRE, cũng nói nếu lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại hiện vẫn từ 9%/năm trở lên thì người dân vẫn gửi tiền vô ngân hàng hơn là đầu tư sản xuất hay mua bất động sản.

Ngược lại, theo một số chuyên gia trong lĩnh vực này, việc đánh thuế như trên sẽ hạn chế việc huy động vốn mà các ngân hàng đang nỗ lực thu hút hiện nay. Bên cạnh đó, sẽ gây thiệt thòi cho một số đối tượng không khá giả nhưng gửi tiết kiệm để giữ tiền như cán bộ hưu trí, viên chức Nhà nước.

Tại buổi họp, ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết ngày 1-3, TP sẽ họp triển khai Nghị quyết 02 của Chính phủ để thông qua các giải pháp giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu, ổn định thị trường bất động sản…

Theo DDDN

Người đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm nói gì?

  • Trong khi đó, nhiều chuyên gia và người dân cho rằng đề xuất này hết sức vô lý và mang màu sắc “lợi ích nhóm” thì ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), lại cho rằng, “Không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là vô lý!”

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã gửi kiến nghị:  Đánh thuế thu nhập trên tiền lãi từ những khoản gửi tiết kiệm trên 500 triệu đồng. Nhiều ý kiến cho rằng đây là kiến nghị quá vô lý.
 
Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), lại cho rằng, “Không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là vô lý!”
 
Đánh thuế để đầu tư, mua nhà?

 
- Vì sao HOREA lại đề xuất đánh thuế thu nhập lên khoản tiền gửi tiết kiệm của người dân, thưa ông?

 
Ý tôi là thế này, tôi biết người về hưu, người lao động, công nhân, viên chức… có số dư tiền gửi tiết kiệm không nhiều. Tính về số lượng thì đối tượng dạng này đông nhưng xét số dư tiền gửi tiết kiệm lại khá thấp. Như vậy, các khoản tiền gửi tiết kiệm lớn hiện nằm trong ngân hàng thuộc đối tượng khác.

Người đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm nói gì?
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA)
Chúng tôi có những con số tham khảo về số dư tiền gửi tiết kiệm khá chính xác nên mới đề xuất như vậy. Mục đích của đề xuất, cuối cùng là để chuyển dòng tiền này đi vào sản xuất, kinh doanh, giúp nền kinh tế đang sa sút được phục hồi.
 
- Nhưng dư luận băn khoăn liệu HOREA kiến nghị như vậy có phải để tiền chảy vô bất động sản hay không?

Không có! Như đã nói, chúng tôi kiến nghị là để tiền này nếu rút ra sẽ chảy vô sản 
xuất, kinh doanh. Hiệp hội kiến nghị có hai ý. Ý thứ nhất là chính sách tiền gửi thực dương (cao hơn chỉ số lạm phát) là sai lầm.

Bởi vì Chính phủ vẫn cho rằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm phải cao hơn tỉ lệ lạm phát. Mà nếu cao hơn lạm phát thì chỉ giúp những người gửi tiết kiệm được lợi, trong khi một lượng tiền lớn không chảy vô sản xuất, kinh doanh, không tạo ra của cải vật chất, không giải quyết được công ăn việc làm cho xã hội.
 
- Khi kiến nghị, Hiệp hội có tham khảo chính sách các nước không?
 
Có. Ở bên Mỹ, tôi biết lãi tiền gửi tiết kiệm chỉ khoảng 1%, trong khi tiền vay đầu tư khoảng 3%. Cái này cho thấy chính sách của mình khác với nước ngoài rất nhiều. Mới đây, khi gặp Thủ tướng, tôi đã nêu vấn đề này rồi.
 
 
Người đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm nói gì? Mục đích của đề xuất, cuối cùng là để chuyển dòng tiền này đi vào sản xuất, kinh doanh, giúp nền kinh tế đang sa sút được phục hồi. Người đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm nói gì?
 
Ông Lê Hoàng Châu
- Vậy Hiệp hội có biết số tiền lãi thu được từ tiền gửi tiết kiệm hằng năm không?

 
Năm năm trở lại đây tổng số dư tiền gửi tiết kiệm rất lớn. Chúng tôi ước tính mỗi năm trung bình 2,5 triệu ngàn tỉ đồng gửi tiết kiệm. Nếu tính trung bình với lãi suất 10%/năm thì tiền lãi thu được ước khoảng 250.000 tỉ đồng. Nếu trước đây lãi tiền gửi ở mức 19%/năm thì con số đó có lên gần 500.000 tỉ đồng/năm. Nếu như vậy chúng ta không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là vô lý.
 
Gửi tiền tỉ phải đánh thuế

 
- Nếu đã đánh thuế thì tại sao không đề xuất đánh thuế với cả số dư tiền gửi từ 500 triệu đồng trở xuống?
 
Vì dưới mức đó là số tiền gửi của người lao động, hưu trí, cán bộ, công chức… Còn trên con số này mới cần xem xét đánh thuế. Theo tôi, với mức tiền gửi 1 tỉ đồng trở lên nhất thiết phải đánh thuế.
 
Trước đây đã từng có kiến nghị đánh thuế như vậy và dư luận đã phản ứng…
 
Lúc đó dư luận phản ứng nhưng phản ứng đó cần hiểu thế này. Người ta lập lờ, mượn danh dư luận để loại trừ đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm. Người ta cứ nói tiền gửi tiết kiệm là của số đông người hưu trí, người lao động… Theo tôi, nói vậy không đúng. Số tiền gửi tiết kiệm mà các cụ hưu trí, người lao động… gửi ở mức 500 triệu đồng trở lên ít lắm, chỉ có mười mấy phần trăm.
 
- Như ông lập luận, như vậy chỉ cần căn cứ trên tài khoản tiền gửi thì Ngân hàng Nhà nước sẽ biết người nào có tiền và rất dễ phân loại?

 
Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước biết hết nhưng vấn đề là người ta có làm hay không mà thôi. Hay đó là nằm trong vấn đề lợi ích nhóm? Chứ có các cụ hưu trí, người lao động nào hiện nay có tiền tỉ gửi ngân hàng ăn lãi suất đâu.
 
Theo Pháp luật TP.HCM

10 vấn đề nổi cộm bức xúc ở Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Kỳ họp hàng năm của Quốc hội và Chính hiệp là dịp để dân chúng Trung Quốc bày tỏ bức xúc của mình đối với xã hội và đất nước.
Nhân dịp này, báo chí Trung Quốc cũng thường xuyên tiến hành thăm dò dư luận về những vấn đề “bức xúc” trong dân chúng.

Trong số 20 vấn đề hiện đang được người Trung Quốc quan tâm, có 10 vấn đề nổi cộm năm nào cũng đứng đầu bảng, nhưng hầu như không được giải quyết thỏa đáng.

Báo điện tử Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc - ngày 1/3/2012 liệt kê 10 vấn đề “bức xúc” của dân chúng được xếp thứ tự như sau: 1-Xã hội không công bằng; 2-Phân phối thu nhập bất công; 3- Chống tham nhũng bất lực; 4- Công tác y tế không tốt; 5-Vấn đề tam nông; 6- Bất bình đẳng trong giáo dục đào tạo; 7- Quản lý xã hội lỏng lẻo;  8- Vật giá leo cao; 9-Không kiểm soát được giá nhà đất; 10-An toàn thực phẩm chưa tốt.

Năm nay, Kỳ họp thứ nhất Hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc (Chính hiệp) và Quốc hội Trung Quốc khóa 12  lần lượt khai mạc vào ngày 3/3 và 5/3/2013. Đây là kỳ họp khóa mới, nên diện thăm dò dư luận tăng lên, chẳng những báo chí của Đảng mà các báo khác, nhất là báo mạng cũng tiến hành thăm dò dư luận về những vấn đề bức súc của dân chúng.

Ngày 3/3/2013, tờ Nhân dân nhật báo cũng công bố kết quả thăm dò dư luận và liệt kê 10 vấn đề bức xúc nổi cộm trong năm nay, theo thứ tự như sau: 1-Giá cả không ổn định; 2-Phải cải cách y tế; 3- Bảo hiểm xã hội yếu kém;  4-Thu nhập bất công;  5-Thực phẩm không an toàn;  6-Chống tham nhũng không hiệu quả; 7-Giá nhà đất quá cao; 8-Giao thông không an toàn; 9-Pháp trị chưa tốt và 10-Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

Nhân dân Nhật báo cho biết dân chúng rất lo ngại về vật giá leo thang. Chỉ số CPI tháng 1 và tháng 2 năm 2013 tăng tới 4,5%. Năm 2012, nhà nước đã thực hiện các biện pháp quyết liệt, gắt gao nên chỉ số CPI giảm xuống còn dưới 3%, nhưng năm nay lại tăng vọt, khiến đời sống dân chúng khó khăn, nhất là tầng lớp dân nghèo.

Vấn đề bảo hiểm xã hội đối với người cao tuổi về hưu quá thấp, không đảm bảo. Đến năm 2020 số người cao tuổi ở Trung Quốc sẽ tới 270 triệu người, đông nhất thế giới. Hàng năm tăng bình quân khoảng trên 10 triệu người, nhưng mức lương và quyền lợi mà họ được hưởng so với người đương chức quá thấp, cuộc sống không đảm bảo.

Vấn đề chống tham nhũng không hiệu quả chủ yếu do cơ chế giám sát không hiệu lực. Hơn 74% người cho rằng đấu tranh chống tham nhũng phải dựa vào quần chúng nhân, báo chí cũng như mức độ công khai và minh bạch. Nhưng thời gian qua những biện pháp này không được coi trọng. Nhiều người cho rằng mức độ công khai hóa và tính minh bạch không cao chủ yếu do các quan chức nhà nước thường áp dung các biện pháp đối phó như che giấu, “bịt miệng” báo chí và dân chúng. Chính vì vậy mà đấu tranh chống tham nhũng không hiệu quả.

 Mức tăng thu nhập của dân chúng không đồng bộ với tăng trưởng GDP, trong khi phân phối thu nhập lại không công bằng.
Về thu nhập bất công, đa số người Trung Quốc cho rằng mức tăng thu nhập của dân chúng không đồng bộ với tăng trưởng GDP, trong khi phân phối thu nhập không công bằng, nên đã gây ra tình trạng bất mãn trong dân chúng.
    
Theo báo chí Trung Quốc, dân chúng hy vọng rằng  sau Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc sẽ có luồng gió mới, nhất là việc thay đổi bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ có chuyển biến rõ rệt so với những năm trước. Những vấn đề bức xúc của dân chúng phải được coi trọng chứ không thể “đánh trống bỏ dùi” như trước đây.