Trong năm 2018, Congo có hơn 1600 người chết và 2500 người bị nhiễm bệnh, trong số này, có 750 trẻ em.
Nguy hiểm của sự lây lan dịch bệnh
Giám đốc cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc, ông Thedros Adhanom Ghebreyesus, nói rằng cần có hành động phối hợp để quản lý tốt hơn dịch bệnh và nỗ lực gấp đôi để xây dựng một hệ thống y tế tốt hơn. Cho đến nay, dịch bệnh bùng phát ở khu vực phía đông của đất nước, nhưng ông cảnh giác rằng tình trạng lây lan ở Goma, một đô thị có hai triệu dân nằm ở biên giới phía đông với Rwanda, là điều đáng báo động. Điều đáng sợ là nó sẽ xảy ra như 5 năm trước: khi virus gây ra 11ngàn ca tử vong ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Việc can thiệp y tế gặp khó khăn vì các xung đột giữa các bộ tộc. Việc di chuyển nhiều của dân chúng cũng làm gia tăng nguy cơ lan truyền virus.
Kêu gọi trợ giúp từ cộng đồng quốc tế
Trước tình trạng này, Giáo hội Công giáo Công kêu gọi sự can thiệp của quốc tế. Đức cha Andre Massinganda, phó tổng thư ký hội đồng giám mục Congo, nói: “Dân chúng Congo chịu nhiều khó khăn trong những năm qua. Ebola là khó khăn mới nhất. Nhu cầu lớn nhất của chúng tôi bây giờ là những người có quyền lực xác định một chiến lược hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh và thông qua Liên Hợp Quốc, sự trợ giúp cho chính phủ và người dân của chúng tôi”.
Trợ giúp của Giáo Hội
Tổ chức Caritas của Congo đã cung cấp thực phẩm và tư vấn cho các vùng bị dịch, nhưng gặp khó khăn về các nguồn lực. Các Giám mục cũng kêu gọi các tín hữu và dân chúng áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhưng họ cũng gặp khó khăn bởi “nền văn hóa chối từ” và thích chọn các bác sĩ phù thủy để chữa bệnh hơn.
Ebola là một loại virus rất dễ lây lan và gây tử vong do sốt xuất huyết; virus này đã tàn phá nhiều vùng ở Tây Phi từ năm 2014 đến 2016, giết chết hơn 11ngàn người