Thảm hoa giữ môi trường bãi biển

Theo Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Việt Nam sẽ phát triển du lịch biển theo hướng du lịch cảnh quan, văn hóa, thể thao kết hợp với nghỉ dưỡng, vui chơi. Chú trọng cải thiện môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đi đôi với công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước.

Thảm hoa giữ môi trường bãi biển

 
 
 
Hơn 1000 m2 đất bãi bồi ven biển Long Hải, TP Vũng Tàu vừa được thí điểm phủ thảm hoa cây xanh theo công nghệ từ Trung Đông. Mô hình này hứa hẹn được nhân rộng dọc khắp bờ biển Việt Nam.

Tháng 6/2012, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chấp thuận dự án trồng cây xanh thử nghiệm trên diện tích khoảng gần 1000m2 đất bãi bồi tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền. Vài tháng sau khi triển khai, từ một vùng cát biển không chất dinh dưỡng, chỉ có các loài cây cỏ dại, xương rồng mọc, mảnh đất đó đã được phủ màu sắc của hoa và cây xanh, gây ấn tượng với du khách trong và ngoài nước khi đến Long Hải.

Trồng cây xanh trên đất cát ở Long Hải. Ảnh: PV

Theo ông Trần Lượng, Giám đốc một công ty xây dựng tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đơn vị thực hiện dự án cho biết, đơn vị đã trồng hoa, cây xanh theo mô hình của Dubai trên diện tích gần 1000m2 đất bãi bồi hoang sơ. Đây là công nghệ được các quốc gia Trung Đông áp dụng trồng hoa, cây cối trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhiều nắng, gió.

Đặc điểm nổi bật của công nghệ này là yếu tố tiết kiệm tài nguyên nước, nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao cho cây trồng, đồng thời chống xói mòn cho các vùng ven biển.

Theo Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Việt Nam sẽ phát triển du lịch biển theo hướng du lịch cảnh quan, văn hóa, thể thao kết hợp với nghỉ dưỡng, vui chơi. Chú trọng cải thiện môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đi đôi với công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước.

Theo ông Trần Lượng, mô hình trồng hoa và cây xanh ven biển rất thích hợp để bảo vệ cảnh quan tại nhiều khu du lịch biển như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu...

Đoàn Loan

Sản xuất điện từ bã bia

Biến bã bia thành nguyên liệu sản xuất điện là một sáng kiến nhằm tận dụng chất thải và giảm chi phí sản xuất của một công ty bia tại Mỹ.
Chất thải trong quá trình sản xuất bia
Chất thải trong quá trình sản xuất bia là phần còn lại của các mạch nha và lúa mạch. Ảnh:

 

Alaskan Brewing là một công ty sản xuất bia trong thành phố cảng Juneau, bang Alaska, Mỹ. Giống như mọi công ty bia khác, xử lý bã bia - gồm phần còn lại của những hạt mạch nha và lúa mạch - luôn là vấn đề quan trọng đối với Alaskan Brewing. Ở những nơi khác, phần lớn bã bia trở thành thức ăn cho gia súc trong các nông trại.

Nhưng Alaska là bang có mật độ dân số rất thấp. Vì thế giới chức chỉ thống kê được 680 nông trại trên toàn bang. Riêng tại khu vực tây nam Alaska, số nông trại chỉ là 37. Vì thế các nông trại không thể nhận hết lượng bã mà các công ty bia thải ra. Vấn đề xử lý bã càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh các công ty bia đều mở rộng quy mô sản xuất.

Alaskan Brewing từng phải vận chuyển bã tới những nơi khác để bán, song chi phí vận tải khá lớn bởi đặc điểm địa hình đặc thù của thành phố Juneau. Tuy là một thành phố hấp dẫn đối với khách du lịch, Juneau không có bất kỳ con đường nào để người ta có thể tiến vào hoặc đi ra bằng ô tô. Mọi hoạt động vận tải đều phải được thực hiện bằng tàu biển hoặc máy bay. Ngoài ra, do bã ướt nên công ty phải sấy khô trước khi vận chuyển nên chi phí xử lý chất thải tăng rõ rệt. Trong khi đó, công ty hầu như không thu được lợi nhuận trong những vụ bán bã bia.

Kỹ sư Brandon Smith, người quản lý đội ngũ kỹ thuật và vận hành hệ thống sản xuất bia của Alaskan Brewing. Ảnh: AP.
Kỹ sư Brandon Smith, người quản lý đội ngũ kỹ thuật và vận hành hệ thống sản xuất bia của Alaskan Brewing. Ảnh: AP.

Vì thế, 4 năm trước, ban lãnh đạo Alaskan Brewing bắt đầu tìm kiếm giải pháp tận dụng bã bia để sản xuất điện. Chiến lược này chẳng những giúp họ loại bỏ chi phí vận chuyển và sấy khô bã bia, mà còn giảm chi phí dành cho điện. Họ thuê một công ty tại bang North Dakota thiết kế một loại lò đun sôi đặc biệt để đốt bã bia.

Để sở hữu hệ thống đó lò đốt độc đáo ấy, công ty phải chi 1,8 triệu USD. Nhưng ông Brandon Smith, người phụ trách kỹ thuật và quá trình vận hành của hệ thống sản xuất bia, khẳng định rằng lò đun sôi giúp công ty tiết kiệm tới 70% chi phí điện (trước đây chi phí điện của công ty lên tới 450.000 USD mỗi năm). Smith tin rằng trong tương lai, lò đốt của ông sẽ xuất hiện trong nhiều nhà máy bia khác bởi những lợi ích to lớn của nó.

Minh Long

Vẹt lấy trộm ví của du khách

Một con vẹt ở New Zealand cướp ví trong xe hơi của một du khách Scotland khi người này rời xe để ngắm cảnh.
Vẹt Kea đậu trên nóc xe hơi tại New Zealand. Ảnh:
Vẹt Kea đậu trên nóc xe hơi tại New Zealand. Ảnh: thestar.com.

Peter Leach - một du khách 52 tuổi từ thành phố Glasgow, Scotland - đang đi bộ để ngắm phong cảnh thị trấn Arthur's Pass trên đảo South Island của New Zealand vào ngày 30/1 thì hai du khách Canada nói với ông rằng một con vẹt Kea (một loài vẹt núi) đã lấy một thứ từ chiếc xe tải của ông. Khi đó Leach mới nhớ rằng ông mở những cửa sổ của xe,Daily Record đưa tin.

"Tôi quay lại chiếc xe và nhận ra chiếc ví của tôi đã biến mất. Con vẹt đã lấy toàn bộ số tiền mà tôi mang theo. Tôi chỉ còn 20 bảng trong túi", ông kể.

Khi Leach báo sự việc với cảnh sát, viên cảnh sát đã không thể nhịn cười.

"Viên cảnh sát tỏ ra nghiêm túc trong vài câu hỏi đầu tiên. Sau đó ông ta hỏi tôi: Ngài không phiền nếu tôi ngừng hỏi để cười chứ?", Leach hồi tưởng.

Vị du khách không may mắn khai rằng ông để khoảng 700 bảng trong ví. Tới nay nhà chức trách địa phương vẫn chưa tìm thấy con vẹt đã lấy cắp ví của ông.

Vẹt Kea là một loài vẹt cỡ lớn sống trên núi tại New Zealand. Chúng sở hữu bộ lông màu xanh lục pha nâu. Thức ăn chính của chúng là côn trùng, trái cây và lá, song chúng cũng có thể ăn rác và xác thối. Chiều dài thân của con trưởng thành lên tới 48 cm. Trước khi người dân New Zealand thường săn vẹt Kea do chúng hay tấn công cừu và gia súc của họ. Mãi tới năm 1986 chính phủ New Zealand mới đưa vẹt Kea vào danh sách những động vật cần được bảo vệ.

Minh Long

Lật tẩy sự thực về ma quỷ

 
 
 

Một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc điều tra ma quỷ là sự không thể thỏa thuận về định nghĩa "Thế nào là ma?".

Hàng chục người trên khắp thế giới đang tích cực lần theo những bóng ma và coi đó là đam mê. Thậm chí, khoảng 2.000 tổ chức săn ma nghiệp dư với số lượng hàng chục thành viên đang hoạt động trên khắp lãnh thổ nước Mỹ.

Ma đã và đang là chủ đề phổ biến suốt nhiều thiên niên kỷ qua và không ít câu chuyện về ma quỷ ghi lại trong những tài liệu. Từ kinh thánh tới sản phẩm văn học dân gian, ma quỷ luôn là phần thu hút nhiều sự quan tâm dù khiến người ta không khỏi sợ hãi.

Trên thực tế, ma quỷ có lẽ là niềm tin huyền bí phổ biến nhất trên thế giới, vượt qua nhiều loại tôn giáo và tín ngưỡng đang thịnh hành. Một phần khiến người ta càng cuồng tín vào ma quỷ là sự lan truyền của những câu chuyện huyền bí, khoảnh khắc cận kề sự sống và cái chết hay câu chuyện không thể kiểm chứng về một thế giới bên kia cũng như cách liên lạc giữa cõi âm với người dương.

Rất nhiều quan niệm cho rằng, khi những người thân thiết qua đời, linh hồn họ vẫn dõi theo những người còn sống. Quan niệm này thường dễ dàng được ủng hộ bởi không ít người luôn cố gắng phủ nhận sự thật, người thân của họ mãi mãi rời xa. Một số khác tin vào ma quỷ bởi họ tận mắt chứng kiến những hiện tượng siêu nhiên mà chưa tìm được lời giải thích.

Hí họa về con ma

Khoa học và logic của ma

Trải qua những điều phi thực tế và không thể giải thích là một chuyện, nhưng bằng chứng khoa học là điều hoàn toàn khác. Một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc điều tra ma quỷ là sự không thể thỏa thuận về định nghĩa: "Thế nào là ma".

Một số người tin rằng đó là linh hồn của những người đã mất vì một lý do nào đó. Họ gặp trục trặc trên đường "sang thế giới bên kia" và ở lại với trần gian. Số khác cho rằng, bóng ma là những phương thức thần giao cách cảm, tồn tại hoặc tác động trực tiếp tới tâm trí chúng ta.

Bên cạnh đó, vẫn còn hàng loạt những quan điểm khác về ma, chẳng hạn như đó là quỷ hiện hình hay những tiếng động ma quái, hình ảnh bóng người không thể xác định vụt qua ngay trước tầm mắt. Tất cả những điều đó tạo nên sự đa dạng của ma quỷ, giống với những nàng tiên, công chúa hay những con rồng trong trí tưởng tượng của con người.

Trên thực tế, có nhiều mâu thuẫn về khái niệm bóng ma. Bóng ma có phải là vật chất? Chúng dễ dàng di chuyển qua những vật thể rắn mà không gây ra bất kể tác động nào nhưng tại sao lại có khả năng điều khiển mọi vật trong phòng? Nếu bóng ma là linh hồn của con người, sao chúng lại có thể mặc quần áo?

Nếu bóng ma là nạn nhân trong những vụ giết người đầy uẩn khúc, tại sao chúng không dùng những năng lực siêu nhiên để giúp cảnh sát phá án. Khi đó, sẽ không còn tồn tại các vụ án mạng không thể điều tra hoặc điều tra đi vào ngõ cụt như hiện nay.

Trên thực tế, hàng loạt những thợ săn ma nghiệp dư đã sử dụng những phương pháp hàng đầu thế giới nhằm truy vết những con ma. Bộ đếm Geiger, máy dò điện từ EMF, máy dò Ion, camera hồng ngoại hay micro siêu nhạy đều lần lượt được sử nhưng chưa từng một lần ghi lại được dấu vết của bất kể con ma nào.

Một vài lập luận cho rằng, ma không tồn tại dưới dạng vật chất thông thường như những gì con người có thể nhìn thấy, vậy những đoạn video, hình ảnh được cho là ghi lại hình ảnh của ma sẽ trở nên hoàn toàn thiếu cơ sở. Đó không phải là bóng mà mà chỉ đơn thuần là một dạng vật chất nào đó chưa thể làm sáng tỏ.

Với rất nhiều mâu thuẫn về ma, sẽ không nhà khoa học nào tin vào sự tồn tại của nó trong thế giới thực, và cũng chẳng có gì đáng coi là ngạc nhiên khi hàng chục ngàn thợ săn ma đều bó tay trước việc tìm kiếm bằng chứng về sự tồn tại của nó.

Tại sao nhiều người tin vào ma?

Những người hiểu biết về khoa học vận dụng lý thuyết của nhà vật lý lừng danh Albert Einstein khẳng định: "Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác". Vậy chắc hẳn sẽ có nguồn năng lượng nào đó chuyển hóa một cách bí ẩn sau khi chúng ta chết?

Câu trả lời đơn giản và không có chút gì bí hiểm. Khi người chết đi, năng lượng từ chính cơ thể phân tán ra môi trường. Năng lượng phát tán dưới dạng nhiệt hoặc chất vào những loại vi sinh vật phân hủy cơ thể. Cuối cùng, năng lượng đó sẽ được cây cối hấp thụ, quay trở về với vòng tuần hoàn vốn có.

Trong quá trình phân hủy, một chất gọi là phốt pho sẽ thoát khỏi thi thể và bốc lên cao, vẫn được dân gian gọi là "ma trơi". Khí này rất nhẹ nên khi người hay động vật gần đó di chuyển tạo ra gió, phốt pho sẽ bị cuốn theo khiến nhiều người nhầm tưởng là do ma đuổi bắt.

Ngoài việc giải thích bằng khoa học, việc con người tin vào ma cũng có thể giải thích bằng tâm lý học, nhậm thức sai lầm hay những trò lừa bịp có chủ tâm và chủ đích. Thêm vào đó, những bộ phim điện ảnh, những tiểu thuyết hay truyện ma khiến nhiều người nhầm tưởng những sự việc bình thường thành hiện tượng bí ẩn. Tuy nhiên, việc truyền miệng khiến những câu truyện phi lý về ma quỷ được lan truyền trong cộng đồng. Chính vì đó, đôi khi nhiều người cho sự trùng lặp tới khó tin là do ma quỷ.

Theo Infonet.